Thị trƣờng vận tải hành khách nội địa:

Một phần của tài liệu Thị trường vận tải khách hàng của Vietnam Airlines trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 76 - 81)

II. Những kết quả đạt đƣợc về thị trƣờng vận tải hành khách của VNA trong

3.Thị trƣờng vận tải hành khách nội địa:

3.1. Dung lượng thị trường:

Trên thị trường trong nước, hãng HK quốc gia VN hầu như giữ vị trí độc quyền khai thác, chỉ tới năm 1992 xuất hiện thêm một hãng HK cổ phần Pacific (đổi tên thành Jetstar Pacific Airlines từ ngày 23/05/2008) khai thác thị trường nội địa, thì thị phần của VNA bắt đầu giảm xuống do phải chia sẻ. Hãng HK nội địa này chỉ

70

khai thác một tuyến đường bay trong nước, là Hà Nội – tp. HCM, nên tỷ trọng nhỏ của hãng này cũng không phải là lớn so với tổng cầu của thị trường.

Bảng 5: Dung lượng và thị phần thị trường vận tải hành khách nội địa của các hãng hàng không Việt Nam giai đoạn 1995 – 2008

Năm Tổng thị trƣờng khách nội địa (lượt người)

Vietnam Airlines Pacific Airlines

Lượng khách (lượt người) Thị phần (%) Lượng khách (lượt người) Thị phần (%) 1995 1.440.000 1.360.000 94,4 80.000 5,6 1996 1.651.250 1.535.400 93,0 115.850 7,0 1997 1.711.843 1.626.379 95,0 85.464 5,0 1998 1.646.072 1.549.421 94,1 96.651 5,9 1999 1.716.687 1.606.304 93,6 110.383 6,4 2000 1.875.004 1.713.937 91,4 161.067 8,6 2001 2.283.212 1.954.739 85,6 328.473 14,4 2002 2.651.304 2.275.801 85,8 375.503 14,2 2003 2.655.996 2.326.599 87,6 329.397 12,4 2004 3.105.595 2.747.749 88,5 357.846 11,5 2005 3.722.576 3.301.716 88,7 420.860 11,3 2006 3.751.105 3.346.502 89,2 404.603 10,8 2007 4.773.438 3.427.328 71,8 1.346.110 28,2 2008 4.705.326 3.684.270 78,3 1.021.056 21,7

71

Nguồn: Phụ lục Số liệu thực trạng 1995-2005 - Ban Kế hoạch – Thị trường (Tổng công ty HK Việt Nam) và Thông tin hàng không – Viện Khoa học Hàng không các số 1-2 năm 2007, số 1-2 năm 2008, số 1-2 năm 2009.

Thị phần vận tải hành khách nội địa của VNA trong suốt những năm trước 2001 đều giữ ở mức rất cao, trung bình mỗi năm chiếm 93,58% tổng thị trường. Lượng hành khách đi lại trên các chuyến bay trong nước của Việt Nam khá ổn định, tốc độ tăng trưởng đều trong thời gian này. Đến năm 2001, lượng khách tăng mạnh, tiếp theo đó là sự giảm mạnh thị phần của VNA. Hãng HK đầu tiên của Việt Nam đã phải san sẻ bớt miếng bánh thị phần của mình cho hãng Pacific Airlines. Sự cạnh tranh giữa hai hãng bắt đầu trở nên gay gắt. Trong khoảng thời gian sau đó, từ năm 2001 đến 2006, thị phần của VNA khơng tăng nhiều, duy trì ở mức bình quân là 87,57%. Trong hai năm 2007 và 2008, thị phần của VNA đã giảm xuống dưới tỷ lệ 80%, do sự cạnh tranh với đối thủ trong nước trở nên phức tạp hơn, Pacific Airlines tham gia sâu hơn vào thị trường với nhiều đường bay mới được mở. Tuy nhiên, suy thoái kinh tế năm 2008 đã khiến cho tổng lượng khách cả thị trường giảm so với năm trước, phần nào cũng ảnh hưởng đến lượng khách vận chuyển của VNA, thị trường nội địa 2008 tăng 21,7% so với 2007, trong khi năm 2007 tăng 28,2% so với 2006. Dự kiến năm 2009, thị trường nội địa mà hãng khai thác sẽ tăng trưởng 11,13% so với năm 2008.

Đời sống nhân dân ngày một nâng cao, việc sử dụng máy bay như một phương tiện đi lại, du lịch, làm việc, học tập đã trở nên gần gũi hơn với người dân. Thêm vào đó, sự cạnh tranh trên thị trường ngày một gay gắt hơn, kết quả là các hãng luôn phải cố gắng giảm giá vé, nâng cao chất lượng phục vụ nhằm thu hút và giữ chân khách hàng của mình. Người tiêu dùng là người hưởng lợi, dẫn đến nhu cầu ngày một tăng cao, và kéo theo đó là sự cạnh tranh cũng ngày một khốc liệt hơn giữa các hãng cung ứng vận tải HK.

Với kinh nghiệm và tài sản cịn q ít ỏi so với nhiều hãng HK khác trong khu vực và trên thế giới, hình ảnh VNA được đơng đảo khách hàng trong nước tin tưởng và lựa chọn là một thành công lớn của hãng. Hầu hết các sân bay trong nước đều nhỏ và gặp rất nhiều khó khăn trong việc hạch tốn chi phí, nhưng hãng đã có nhiều

72

nỗ lực trong việc xây dựng và duy trì, khai thác mạng đường bay trong nước một cách hợp lý nhất, đáp ứng được mục tiêu kinh tế, chính trị mà Chính phủ đề ra và đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.

3.2. Tầm quan trọng và đặc điểm của thị trường:

3.2.1. Tầm quan trọng:

Thị trường vận tải hành khách nội địa là một trong những lĩnh vực khai thác của VNA, bởi thế, đây là một thị trường giữ một vị trí quan trọng trong hoạt động của hãng. Bên cạnh việc khai thác và mở rộng thị trường quốc tế, việc xây dựng được một mạng lưới các đường bay trong nước dày đặc, hiệu quả sẽ là thế mạnh và điểm tựa cho hãng trong những tình huống khó khăn. Chẳng hạn như cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ cuối năm 2007 cho đến nay đã làm chao đảo cả thị trường HK quốc tế, thì việc VNA tập trung khai thác, hướng tới thị trường nội địa là một trong những cách thức để duy trì hoạt động của hãng, nhằm bù đắp sự giảm sút phần nào trên các mạng đường bay quốc tế.

Tính tới thời điểm ngày 01/04/2009, VNA có một mạng đường bay tới 19 tỉnh thành trong cả nước [23], theo mơ hình “trục-nan”, lấy trục Bắc – Nam làm xương sống, lấy ba trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn của cả nước - Hà Nội, Đà Nẵng và tp. HCM làm ba trung tâm HK tại ba khu vực Bắc, Trung và Nam, từ ba trung tâm này có các đường bay tỏa đi khắp các tỉnh thành trong khu vực. Hai trung tâm Hà Nội và tp. HCM là nơi thường diễn ra các hoạt động giao lưu kinh tế, hội thảo, hội nghị lớn trong nước và quốc tế, các cuộc họp Chính phủ… đồng thời cũng là thị trường giàu tiềm năng của các hoạt động kinh doanh, đầu tư. Vị trí thuận lợi của Hà Nội và tp. HCM có thể tạo ra lợi thế rất lớn để biến hai thành phố này thành cửa ngõ của khu vực Đông Nam Á và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

3.2.2. Đặc điểm:

Trong những năm đầu chuyển sang cơ chế thị trường, đặc biệt là từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, hãng HK quốc gia Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, cả về chất và lượng. Thị trường vận tải trong nước đã thực sự đáp ứng được nhu cầu của nhiều loại đối tượng khác nhau. Nếu như trước đây, đi lại bằng đường HK là sự phân phối cứng nhắc, chỉ thỏa mãn một nhóm đối tượng mà thậm

73

chí những đối tượng có tiền cũng khơng dễ dàng tiếp cận được, thì đến nay cung cho thị trường này cũng rất lớn, đáp ứng được nhu cầu ngày càng phát triển phong phú và đa dạng của khách hàng trong cơ chế thị trường.

Khách trên các đường bay nội địa của hãng HK quốc gia VN có thể chia thành hai loại chính là khách từ nguồn quốc tế (bao gồm cả khách nước ngoài và Việt kiều) và khách trong nước.

- Khách từ nguồn quốc tế nhiều nhất là khách du lịch, thương gia, các nhà đầu tư, tiếp đó là các khách dự hội nghị, hội thảo, tham gia các cuộc thi đấu thể thao… tại Việt Nam. Khách du lịch thường đi theo mùa và đi thành các nhóm lớn, chủ yếu là khách từ các nước Đài Loan, Pháp, Trung Quốc, Thái Lan, Hongkong, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc. Khách Việt kiều về thăm quê hương từ Mỹ, Canada, Pháp, Úc, Đức… Khách quốc tế đến Việt Nam thường đi tới các tỉnh, thành phố lớn hoặc những trung tâm du lịch của đất nước, như Hà Nội, tp. Hồ Chí Minh, Huế, Nha Trang, Hạ Long… Do vậy, các đường bay từ hai trung tâm Hà Nội và tp. Hồ Chí Minh tới các điểm nói trên thường rất đơng khách quốc tế.

- Nguồn khách trong nước tương đối đa dạng, tuy nhiên, do thu nhập của người dân chưa cao nên chỉ có một số đối tượng chính thường xun đi lại bằng máy bay như: cán bộ lãnh đạo các tỉnh thành, viên chức Nhà nước đi công tác, dự hội nghị, hội thảo, cán bộ lãnh đạo của các công ty, doanh nghiệp, và một số ít những người bn bán. Trong mùa cao điểm, nhất là dịp Tết Nguyên đán, thường xuất hiện thêm nguồn khách đi làm ăn buôn bán, công tác từ các tỉnh về quê ăn Tết. Trong vài năm trở lại đây, hình thức HK giá rẻ xuất hiện trên thị trường đã phần nào tăng thêm đối tượng đi lại bằng con đường này. Tuy nhiên, với VNA, phương châm của hãng khơng phải hoạt động theo hình thức HK giá rẻ, mà là một hãng HK cung cấp giá trị dịch vụ đầy đủ và chất lượng. Tính đến 30/04/2009, trên thị trường HK nội địa có 05 hãng trong nước là Vietnam Airlines, JetStar Pacific Airlines, VietJet Air, Indochina Airlines và Vasco, phân khúc rõ nét theo 2 hướng: hãng HK truyền thống (có dịch vụ chất lượng cao) với 2 đại diện là VNA, Indochina Airlines, Vasco và hãng HK giá rẻ với đại diện là JetStar Pacific Airlines và Vietjet Air.

74

Ngoài các thị trường mà hãng HK quốc gia Việt Nam đã mở đường bay tới, còn một số thị trường tiềm năng có nhu cầu vận chuyển HK như các tỉnh đồng bằng sơng Cửu Long, Quảng Ninh và một số tỉnh phía Bắc như Lạng Sơn, Cao Bằng… Tuy nhiên, ở các địa phương này, các phương thức vận tải khác như ô tô, tàu hỏa đang phát huy tác dụng tốt vì khoảng cách khơng xa, số lượng hành khách đi lại không nhiều, trong khi khối lượng hàng hóa giao lưu lớn, cần giá vận chuyển rẻ. Hơn nữa, việc đầu tư chi phí cho xây dựng hệ thống cảng sân bay ở những khu vực khó khăn về địa lý này sẽ tốn kém hơn rất nhiều. Trong tương lai, khi các vùng sâu vùng xa phát triển kinh tế, cuộc sống và nền kinh tế các tỉnh được cải thiện, thì nhu cầu đi lại, tìm hiểu cơ hội làm ăn của các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài sẽ tăng lên, cũng như mức sống và thu nhập bình quân của người dân tăng lên sẽ hứa hẹn một thị trường vận tải HK khá triển vọng.

Ngoài việc xác định các thị trường mới, các tuyến bay mới, việc thiết lập một lịch bay hợp lý sao cho thời gian nối chuyến giữa các chuyến bay ngắn khác nhau, tạo điều kiện cho khách quốc tế hoặc khách từ tỉnh lẻ của khu vực này có thể đi đến khu vực khác bằng cách nối chuyến qua trung tâm của khu vực mình một cách thuận tiện đang được đặt ra.

Như vậy, mặc dù vẫn còn khá thụ động trong việc sắp xếp lịch bay do sự hạn chế của đội bay, có thể nói rằng, với khả năng tài chính cịn khiêm tốn, và hầu hết các đường bay trong nước đều phải bù lỗ, nhưng VNA đã có những nỗ lực rất lớn để xây dựng một mạng đường bay trong nước dày đặc, tương đối hợp lý, thực hiện được những mục tiêu chính trị đề ra và đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân.

Một phần của tài liệu Thị trường vận tải khách hàng của Vietnam Airlines trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 76 - 81)