TRƢỜNG LỚN TRÊN THẾ GIỚI
1. Sở giao dịch chứng khoán New York
Sở giao dịch chứng khoán New York (New York Stock Exchange – NYSE), biệt danh là “Big Board”, là một sở giao dịch chứng khốn đóng tại thành phố New York thuộc sở hữu của công ty tư nhân NYSE Group (NYX). Đây là sở giao dịch chứng khốn lớn nhất thế giới nếu tính về giá trị vốn hóa thị trường bằng dollar Mỹ và là sở giao dịch chứng khốn lớn thư nhì thế giới nếu tính theo số lượng cơng ty niêm yết. Số lượng cổ phiếu của sở này vượt quá số lượng cổ phiếu của sàn NASDAQ trong thập niên 90. Sở giao dịch chứng khốn New York có giá trị vốn hóa thị trường tồn cầu lên đến 23.000 tỷ dollar Mỹ ngày 30 tháng 9 năm 2006. Sở giao dịch chứng khoán New York được quản lý bởi tập đoàn NYSE Group, được thành lập từ sự sáp nhập với sàn giao dich chứng khốn điện tử Archipelago Holdings. Phịng giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán New York nằm ở số 11, phố Wall và bao gồm 5 phòng được sử dụng cho các hoạt động giao dịch.
NYSE là sở giao dịch luôn được đánh giá là điểm đến lý tưởng nhất thế giới cho việc kinh doanh cổ phiếu, nơi các nhà đầu tư phải trả phí thấp nhất để có lợi suất cao nhất. Chính vì vậy, đây được coi là thánh địa của giới tài chính Mỹ cũng như thế giới. Các chủ ngân hàng lừng lẫy như JP Morgan, các nhà tài phiệt George Soros… đều làm giàu từ đây. Những tập đồn cơng nghiệp lớn như General Motors cũng dựa vào nguồn vốn lấy từ thị trường này.
Có tất cả 1.366 chỗ ngồi ở NYSE, luôn được bán với giá đắt đỏ nhất so với tất cả các sàn chứng khoán khác trên thế giới, nhưng không bao giờ trống chỗ. Hôm 3/8/2005, một chỗ ngồi đã được nhượng lại với mức giá kỷ lục. NYSE lúc đó thơng báo rằng một ghế thành viên làm chỗ giao dịch chứng khoán ở đây đã được bán với giá 3,250 triệu USD, cao hơn mức kỷ lục 2,65 triệu USD được thiết lập từ ngày 23/9/1999. Đắt đến vậy là do đó là thánh địa của giới tài chính, là nơi “đất chật người đông” nhất trong thế giới tài chính từ rất lâu nay. Đó cũng là nơi những “giấc mơ Mỹ” được hoàn thành cũng như bị vùi dập nhiều nhất, tạo nên tính hấp dẫn khơng thể có ở đâu khác với những con người ưa thích kinh doanh và đầu tư mạo hiểm. Thuật
ngữ “chỗ ngồi” hay còn gọi là “ghế” xuất phát từ thực tế là cho đến thập niên 70 của thế kỷ XIX các thành viên của NYSE ngồi ở ghế để giao dịch mua bán. Năm 1868, số lượng “ghế” tại NYSE được cố định ở con số 533 và hiện nay là 1.366 “ghế”. Giá của mỗi “ghế” thay đổi rất nhiều qua các năm. Nếu một “ghế” vào năm 1929 có giá là 625.000 USD thì hiện nay giá của nó có thể lên đến hơn 6 triệu USD.
Từ tháng 8/2006, NYSE thu phí hàng tháng của tất cả các nhà môi giới chứng khoán làm việc trên sàn New York ở mức 750.000 USD (các nhà môi giới sẽ chia nhau trả khoản phí này khoản này).
NYSE ban đầu chỉ là một hội tư nhân để chia sẻ lợi ích chung nhưng đã trở thành một tổ chức hoạt động quy củ: có chủ tịch hưởng lương, một hội đồng điều hành bao gồm nhiều đại diện những người môi giới và một bộ phận nhân viên hành chính hưởng lương quản lý hoạt động của sàn giao dịch.
Đối tượng tham gia vào NYSE rất đa dạng, từ những cá nhân đầu tư chứng khốn tới các cơng ty hay tập đồn hùng hậu có chi nhánh trên tồn cầu. Tuy nhiên, để trở thành một thành viên chính thức, cá nhân hay tổ chức kinh doanh phải đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn chuyên môn mà NYSE quy định.
Nhờ vào việc cung cấp những dịch vụ tài chính chất lượng cao, thuận lợi và dễ dàng nhất. NYSE đã khơng ngừng nâng cao chữ “Tín” với giới đầu tư trong bối cảnh thị trường tài chính, tiền tệ thế giới liên tục biến động.
Ngoài chức năng tổ chức các cuộc giao dịch cổ phiếu, NYSE còn hướng tới mục tiêu trở thành một diễn đàn thảo luận và hoạch định những vấn đề liên quan đến kinh tế của mỗi quốc gia hay toàn cầu bởi những diễn biến sôi động trên thị trường chứng khoán sẽ là thước đo hàng đầu, đánh giá tính khả thi cả mỗi chính sách kinh tế hay tài chính.
Bên cạnh đó, NYSE cũng chú trọng tới cơng tác giáo dục và đào tạo nhằm tăng cường nhận thức và trình độ chun mơn cho các nhà đầu tư, hướng tới nỗ lực bảo vệ quyền lợi cho khách hàng.
Hàng năm, NYSE thường tổ chức các chương trình đào tạo gắn với hội thảo nhằm bổ sung thêm những kiến thức về hoạt động của thị trường tài chính và tiền
tệ. Những khoá học này thường được các thành viên NYSE đảm nhận với nhiều hình thức khác nhau như thảo luận, hội thảo, hay thăm quan sàn giao dịch…
Phương thức giao dịch tại NYSE là mỗi chứng khoán được phân cho một khu nhất định trong phịng giao dịch, chứng khốn chỉ có thể được phép bn bán trong khu đó (bên ngồi khu là một bảng chỉ số giá cả cho thấy mỗi chứng khoán vừa được mua bán). Theo quy định của NYSE, việc buôn bán phải được thực hiện theo phương pháp đấu giá, một nhà môi giới phải xướng giá to lên để tất cả các nhà môi giới khác nghe được. Giá đặt mua cao nhất và giá chào bán thấp nhất được gọi là giá yết. Cần chú ý là các nhà môi giới không giao dịch bằng các hợp đồng văn bản mà mỗi nhà mơi giới phải lập riêng cho mình một phiếu ghi nhớ cho mỗi lần giao dịch buôn bán. Hiện nay, do số lượng giao dịch quá lớn nên phần lớn các giao dịch đã được vi tính hóa, chỉ cịn 1 số loại chứng khốn có tính điển hình là được giao dịch theo lối thủ công.
NYSE là nơi niêm yết của khoảng 2.800 công ty hàng đầu thế giới. Trong một ngày bình thường, có khoảng 1,46 tỷ cổ phiếu trị giá 46,1 tỷ USD được giao dịch tại NYSE.
Tại NYSE thông tin truyền đi bằng điện tử giữa các văn phịng mơi giới và sở giao dịch, và phải cần tới 320 km đường dây sợi cáp quang và 8.000 kết nối điện thoại để điều khiển việc định giá và các lệnh mua bán.
2. Sở giao dịch chứng khoán London
Sở giao dịch chứng khoán London (London Stock Exchange – LSE) nằm tại London, Anh Quốc. Được thành lập từ 1801, đây là một trong những cơ sở giao dịch chứng khốn lâu đời nhất thế giới với nhiều cơng ty trong Liên hiệp Anh và ở nước ngoài niêm yết. Trụ sở của London Stock Exchange hiện đặt tại số 10, quảng trường Paternoster tại trung tâm của thành phố London.
Giao dịch cổ phiếu tại London bắt nguồn từ nhu cầu vốn tài chính của hai chuyến hải hành vào thế kỷ XVI: một của công ty Muscovy đến Trung Hoa qua biển Trắng phía bắc nước Nga và chuyến thứ hai của cơng ty Đông Ấn tới Ấn Độ và phương Đông. Hai công ty trên đã huy động vốn bằng cách bán cổ phiếu cho các nhà buôn, giao cho họ quyền được hưởng một phần lợi nhuận của chuyến đi. Ý
tưởng này sau đó đã được phổ biến rộng rãi và đến năm 1695, người ta ước lượng có đến 160 cơng ty cổ phần. Giao dịch cổ phiếu vào thời đó thường được diễn ra tại hai quán cà phê Jonathan's và Garraway's trong khu Exchange Alley (Hẻm Đổi
tiền) của thành phố. Vào năm 1697, một bộ luật được ban hành nhằm hạn chế số lượng các nhà mua bán cổ phiếu và các hành động sai trái của họ sau các vụ giao dịch nội bộ và đầu cơ nhằm điều khiển thị trường.
LSE là nơi giao dịch quan trọng nhất ở châu Âu và là một trong những Sở giao dịch lớn nhất trên thế giới. Có tới trên 3.000 cơng ty với 350 cơng ty trong số đó đến từ 50 quốc gia khác nhau.
Sở giao dịch chứng khoán London bao gồm hai thị trường chứng khoán khác nhau là thị trường chính và thị trường đầu tư thay thế (AIM). Các công ty được niêm yết trên thị trường chính phải là các cơng ty có hiệu suất kinh doanh cao và các yêu cầu đê được tham gia là rất nghiêm ngặt. Khoảng 1.800 công ty trong danh sách của LSE được giao dịch trên thị trường chính với tổng số vốn hóa thị trường là hơn 3.500 tỷ. Thị trường đầu tư thay thế là dành cho các công ty hoặc các doanh nghiệp mới có tiềm năng phát triển cao. Trong danh sách của LSE có hơn 1.060 cơng ty niêm yết trên thị trường này với tổng số vốn hóa thị trường là khoảng 37 tỷ.
Mặc dù các giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán London được thực hiện hoàn tồn bằng cơng nghệ điện tử nhưng những cổ phiếu khác nhau thì giao dịch trên hệ thống khác nhau.
Đối với những chứng khoán giao dịch thường xuyên thì được sử dụng hệ thống tự động SETS. Điều này có nghĩa là khi một lệnh mua và một lệnh bán có giá khớp nhau thì một giao dịch sẽ được tự động thực thi.
Đối với chứng khốn mà việc mua bán ít được thực hiện thường xuyên, Sở giao dịch chứng khoán London sẽ sử dụng hệ thống SEAQ, hệ thống mà bao gồm cả những người tạo lập thị trường nắm giữ những cổ phiếu thường xuyên giao dịch. Các nhà tạo lập thị trường được yêu cầu nắm giữ cổ phiếu của một công ty cụ thể và thiết lập giá mua và bán để đảm bảo rằng ln ln có thị trường cho các cổ phiếu.
Chƣơng II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHỐN VNS
Hoạt động môi giới là hoạt động được công ty triển khai và quan tâm phát triển ngay từ những ngày đầu nên dù có nhiều thiệt thịi vì ra đời muộn hơn các công ty chứng khốn khác và vấp phải khó khăn rất lớn nhưng hoạt động môi giới của VNS cũng đạt được những thành tựu nhất định, góp phần vào sự phát triển chung của công ty.
Trong chương II này, người viết sẽ đi sâu vào thực trạng hoạt động môi giới của cơng ty chứng khốn VNS – nội dung nghiên cứu chính của đề tài khóa luận. Để đánh giá được hiệu quả của hoạt động này một cách xác thực và khách quan nhất trong khóa luận của mình, người viết có tiến hành điều tra “Mức độ hài lòng của nhà đầu tư với dịch vụ mơi giới tại Cơng ty cổ phần Chứng khốn VNS” trên 100 nhà đầu tư có mở tài khoản giao dịch tại VNS.