Khái quát hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Giao nhận Kho vận Ngoạ

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện triển khai chiến lƣợc kinh doanh của công ty cổ phần giao nhận kho vận ngoại thƣơng trong hoạt động xuất nhập (Trang 29 - 33)

7. Kết cấu đề tài

2.1. Khái quát hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Giao nhận Kho vận Ngoạ

2.1. Khái quát hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Giao nhận Kho vậnNgoại thương. Ngoại thương.

2.1.1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Giao nhận Kho vận Ngoại thương.

Công ty Cổ phần Giao nhận Kho vận ngoại thương (Vietrans) được thành lập

ngày 13/8/1970 tại Hải Phòng, tiền thân là Cục Giao nhận Kho vận ngoại thương. Năm 1975, cơng ty mở chi nhánh ở thành phố Hồ Chí Minh; sau đó, năm 1976, chuyển trụ sở chính ra Hà Nội, đồng thời thành lập chi nhánh ở Hải Phòng, Đà Nẵng, Quy Nhơn và văn phòng đại diện ở Bến Thủy - Nghệ An và Nha Trang.

Vietrans luôn dẫn đầu trong việc thiết lập các dịch vụ giao nhận mới tại ViệtNam. Vietrans không chỉ là công ty đầu tiên tại Việt Nam cung cấp dịch vụ xuất - nhập khẩu trên phạm vi quốc tế, mà cịn là cơng ty đầu tiên được gia nhập FIATA (1988), phát hành vận đơn vận tải đa phương thức và là một trong những công ty đầu tiên khai thác dịch vụ kho ngoại quan. Ngoài ra, Vietrans lần lượt trở thành thành viên của VCCI (Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam) (1987), VIFFAS (Hiệp hội Giao nhận kho vận Việt Nam) (1994).

Hiện nay công ty phát triển với mạng lưới các công ty thành viên, các chi nhánh, các công ty liên doanh khắp cả nước và các đại diện tại nước ngoài, hệ thống đại lý khắp toàn cầu… Với đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, hệ thống phân phối và kho bãi trên toàn quốc, cùng mạng lưới đại lý hiệu quả, đáng tin cậy trên toàn cầu và mối liên hệ chặt chẽ với các cơ quan hữu quan, Vietrans có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng trong nước và quốc tế.

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty.

Theo Công bố thông tin năm 2014, chức năng và nhiệm vụ được xác định như sau:

2.1.2.1. Chức năng.

Vietrans là công ty chuyên về lĩnh vực Xuất nhập khẩu và Logistics, là thương hiệu có uy tín với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực Xây dựng và Bất động sản, đã xây dựng nhiều cơng trình trọng điểm của nhà nước, trường học và bệnh viện, các cơng trình cầu cảng và kho bãi hiện đại, cam kết đem lại những sản phẩm và dịch vụ uy tín, chất lượng và thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng.

2.1.2.2. Nhiệm vụ.

Vietrans được thành lập và phát triển nhằm thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh phù hợp với nhu cầu, tình hình thị trường, khả năng phát triển của cơng ty và tổ chức thực hiện chiến lược đã đề ra.

- Sử dụng có hiệu quả vốn góp của các cổ đơng; lao động, tài sản, chấp hành quy định của Luật kế toán, Luật thống kê, thực hiện tốt nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước.

- Công bố công khai và chịu trách nhiệm về tính xác thực của báo cáo tài chính hàng năm và các thơng tin về hoạt động của công ty cho các cổ đông theo pháp luật.

- Thực hiện tốt chính sách cán bộ, tiền lương, làm tốt công tác quản lý lao động,

đảm bảo công bằng trong thu nhập, không ngừng nâng cao nghiệp vụ, tay nghề cho cán bộ công nhân viên của công ty; thực hiện tốt những cam kết trong hợp đồng kinh tế nhằm đảm bảo đúng tiến độ, quan hệ tốt với khách hàng, nâng cao uy tín trên thị trường.

2.1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức.

Cơ cấu tổ chức của Vietrans được cấu trúc theo cấu trúc tổ chức hỗn hợp, vừa theo bộ phận chức năng, vừa theo khu vực địa lý, được thể hiện cụ thể ở hình 2.1 dưới đây:

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của Vietrans.

2.2. Các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến công tác triển khai chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Giao nhận Kho vận Ngoại thương.

2.2.1. Nhân tố bên ngoài.

2.2.1.1. Môi trường kinh tế.

Theo nhận định của các tổ chức nghiên cứu kinh tế, trong thời gian vừa qua, nền kinh tế thế giới vẫn tiếp tục khó khăn và phụ thuộc nhiều vào các yếu tố chính như việc giải quyết nợ công ở khu vực đồng tiền chung Châu Âu, sự hồi phục của nền kinh tế Mỹ cũng như xung đột chính trị và tranh chấp chủ quyền ở một số khu vực trên thế giới.

Trong nước, tình hình kinh tế Việt Nam năm 2016 có nhiều biến động khó lường, tình trạng nợ xấu và hàng tồn kho vẫn cịn tiếp diễn trong những tháng đầu năm 2017. Tuy nhiên, với những quyết tâm của Chính phủ, thể hiện qua các chính sách và biện pháp mạnh mẽ về tài chính tiền tệ, giảm lãi suất ngân hàng, giữ lạm phát ở mức thấp, thực hiện quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó đặc biệt là tái cơ cấu đầu tư công sẽ được tiến hành mạnh mẽ và hiệu quả hơn trước. Bên cạnh đó, các chính sách miễn giảm thuế cho doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng đang được bàn thảo cũng hứa hẹn sẽ được áp dụng trong năm 2017 nhằm hỗ trợ và thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng nội địa, khắc phục tình trạng đình đốn sản xuất của các doanh nghiệp.

Trên cơ sở đó, Chính phủ dự kiến mức tăng trưởng GDP trong năm 2017 sẽ vào khoảng 6,7%, cao hơn tăng trưởng GDP năm 2016 là 0,5%. (Nguồn: Tổng cục Thống

kê Việt Nam)

Đối với công ty, khi thực hiện hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xuất - nhập khẩu, công ty cũng cần phải chú ý đến tỉ giá ngoại tệ. Tỉ giá này không ổn định mà ln có sự biến động khơng ngừng. Vì vậy, cơng ty cần xem xét kĩ lưỡng tình hình thực tế để tránh tình trạng thua lỗ do sự chênh lệch lớn giữa đồng tiền của các quốc gia.

2.2.1.2. Môi trường chính trị - pháp luật.

Về chính trị: Sự ổn định về chính trị - xã hội của mỗi quốc gia không chỉ tạo điều

kiện thuận lợi cho quốc gia đó phát triển mà cịn là một trong những điều kiện để mở rộng sự giao dịch và hợp tác với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới.

Theo nhận định của Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Cơng thương), Việt Nam được đánh giá là nước có mơi trường chính trị - xã hội ổn định. Trong giai đoạn gần đây, Việt Nam đã đẩy mạnh thiết lập mối quan hệ thương mại song phương với Mỹ, gia nhập các tổ chức kinh tế lớn như WTO, EU, AFTA và kí kết Hiệp định TPP. Đó là cơ hội cho các công ty đang thực hiện hoạt động xuất - nhập khẩu, đặc biệt là Công ty Cổ phần Giao nhận Kho vận Ngoại thương tiến hành mở rộng hoạt động kinh doanh.

Về pháp luật: Hiện nay, mơi trường chính trị - pháp luật của hoạt động xuất -

nhập khẩu đã dần ổn định hơn. Chính phủ đã có nhiều chính sách tạo động lực, khuyến khích sự phát triển của ngành, điển hình gần đây nhất, 28/12/2011, căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ (25/12/2001) và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2030, Chính phủ ban hành Quyết định số 2471/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2011-2020, định hướng đến 2030. Tuy nhiên, nhiều chính sách vẫn cịn chồng chéo và khơng linh hoạt trong q trình triển khai, nhất là các quy định về Hải quan và hoạt động xuất nhập khẩu, cần nhiều thủ tục phức tạp và mất nhiều thời gian hoàn thành.

2.2.1.3. Môi trường công nghệ - kĩ thuật.

Năm 2012, Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia nhận định sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ tồn cầu địi hỏi các cơng ty phải ln cập nhật ứng dụng dây chuyền cơng nghệ mới phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh thực tế. Đặc biệt, đối với hoạt động xuất - nhập khẩu, Công ty Cổ phần Giao nhận Kho vận Ngoại thương cần phải chú trọng đầu tư trang thiết bị công nghệ để dễ dàng trong công tác quản lý, như liên hệ với đối tác, khách hàng quốc tế thông qua các phương tiện công nghệ; hoặc quản lý hàng tồn trong kho, số lượng và giá cả trong từng thời điểm…

Khi kinh doanh trong ngành có đặc thù như xuất - nhập khẩu, cơng ty không thể áp dụng các biện pháp thủ cơng, thay vào đó, để tiến hành một cách hiệu quả, thể hiện năng lực và sự chuyên nghiệp, có thể cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành, buộc công ty phải cải tiến không ngừng các trang thiết bị khoa học - cơng nghệ, cơ sở vật chất của mình.

Tuy nhiên, hiện nay, tiến bộ trong công nghệ vẫn tạo ra cho công ty một vài thách thức, do khả năng nắm bắt cơng nghệ của cơng ty cịn hạn chế, nguồn tài chính có hạn trong khi cơng nghệ khơng ngừng được cải tiến nên cơng ty khó có thể thay thế và nâng cấp các trang thiết bị công nghệ một cách thường xuyên và liên tục.

2.2.1.4. Ảnh hưởng của môi trường ngành.

Theo ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Cơng Thương, hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu cịn những tồn tại nảy sinh cần được sớm khắc phục. Nhìn vào cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây có thể thấy vẫn cịn một số bất hợp lý cần được giải quyết đồng bộ và có hiệu quả để thúc đẩy xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu một cách bền vững. Đa số các mặt hàng

nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam được xuất khẩu dưới dạng thô hoặc sơ chế, cho giá trị gia tăng thấp, nhiều ngành hàng xuất khẩu như dệt may, giày dép, thủy sản... còn phụ thuộc vào nguyên liệu nhập dẫn đến giá trị gia tăng chưa cao, ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng về chất của các sản phẩm xuất khẩu, đồng thời chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro về biến động của giá và nguồn cung nguyên liệu nhập khẩu cũng như các rào cản thương mại,...

Được biết, hiện thị trường thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam đang bị điều khiển bởi nguồn nhập từ nước ngoài, từ các đại lý phân phối, đặc biệt là kênh phân phối từ các công ty xuất - nhập khẩu như Công ty Cổ phần Giao nhận Kho vận Ngoại thương. Theo đánh giá của Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết, Việt Nam khơng có lợi thế trồng các loại cây trồng cho thức ăn chăn nuôi gia súc như đậu tương, ngô so với các nước, các cây trồng biến đổi gen cũng cho năng suất thấp và ít được ứng dụng đại trà. Vì vậy, Việt Nam hiện đang phải nhập khẩu số lượng lớn thức ăn chăn nuôi từ các thị trường nước ngoài, chủ yếu từ thị trường Argentina, Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện triển khai chiến lƣợc kinh doanh của công ty cổ phần giao nhận kho vận ngoại thƣơng trong hoạt động xuất nhập (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)