7. Kết cấu đề tài
3.1. Dự báo thay đổi môi trường kinh doanh và định hướng phát triển của công ty
trong thời gian tới.
3.1.1. Dự báo tình thế mơi trường kinh doanh và thị trường trong thời gian tới.
Năm 2017, kinh tế thế giới theo nhiều dự báo của các tổ chức quốc tế tiếp tục phục hồi với tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn năm 2016, tăng trưởng thương mại thế giới dự báo tăng 1,8-3,1%. Họat động xuất nhập khẩu sẽ có nhiều sáng sủa hơn nhưng cũng khơng quá lạc quan. Những ngành vốn là chủ lực của xuất khẩu như dệt may, thủy sản, da giày và gỗ... đều gặp những khó khăn riêng.
Trước đó, xuất nhập khẩu Việt Nam có một năm khơng được như kỳ vọng vì nhiều ngành gặp khó cả trong sản xuất và thị trường xuất khẩu. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2017 ước tính đạt khoảng 349,2 tỉ USD, tăng 6,6% so với năm 2016. Tuy nhiên, tỉ lệ xuất siêu năm 2016 đạt 2,6 tỉ USD nhưng vẫn giảm so với 3,2 tỉ USD của năm trước. Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, so với các nước trong khu vực, giá thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam luôn cao hơn khoảng 15 đến 20%, dẫn đến các sản phẩm chăn ni của Việt Nam khó cạnh tranh. Các nguyên nhân dẫn đến giá thức ăn chăn nuôi trong nước luôn cao gồm việc ngành thức ăn chăn nuôi nội địa phụ thuộc phần lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu dẫn đến rủi ro lớn về biến động giá và tỷ giá, cộng với tỷ lệ chiết khấu hoa hồng cao của các doanh nghiệp FDI cho đại lý đẩy giá thức ăn chăn ni gia tăng, hơn nữa,…
Bên cạnh đó, theo Bộ Công thương, sự kiện Brexit, xu hướng bảo hộ thương mại gia tăng và sự suy giảm tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, xu hướng tăng giá của đồng đơ la Mỹ có thể sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu của Việt Nam. Hơn nữa, chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam còn thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém làm cho chi phí xuất nhập khẩu tăng cao, sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu của nước ta vốn đã thấp lại càng thấp hơn. Điều này sẽ có tác động rất lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong năm 2017 - năm thứ 2 có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm 2016-2020.
Tổng cục thống kê nhận định, giai đọan 2016-2020, ngành chăn nuôi Việt Nam sẽ đứng trước thách thức rất lớn, bởi khối ASEAN trở thành một thị trường chung, các hàng rào phi thuế quan được dỡ bỏ. Nhiều doanh nghiệp nước ngồi hoạt động trong lĩnh vực chăn ni sẽ gia nhập thị trường Việt Nam, khả năng cạnh tranh của ngành chăn ni Việt Nam sẽ hết sức khó khăn. Vì vậy, nâng cao chất lượng cơng tác dự báo thị trường là yêu cầu cấp thiết để có định hướng phát triển chính xác, bền vững cho ngành chăn ni nước ta.
Theo đó, Bộ cơng thương cũng dự báo giá thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu thế giới giai đoạn 2016-2020 sẽ tiếp tục giảm, do nền kinh tế ở nước tiêu thụ hàng đầu thế giới - Trung Quốc - không mấy khả quan, khi nước này đang trong quá trình chuyển đổi từ mơ hình dựa vào sản xuất và đầu tư sang dịch vụ và tiêu dùng, khiến không chỉ nhu cầu về thức ăn chăn nuôi mà cả nhu cầu về nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi như đậu tương, ngơ, lúa mì… suy giảm.
3.1.2. Định hướng phát triển của cơng ty trong thời gian tới.
Ơng Thái Duy Long – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc công ty cho biết, trong thời gian tới, định hướng chiến lược của công ty được xác định như sau:
3.1.2.1. Định hướng hoạt động kinh doanh.
- Tiếp tục duy trì mối quan hệ hợp tác lâu dài, bền vững với các đối tác trong và ngoài nước trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi.
- Tăng cường kìm kiếm nguồn hàng, liên hệ với nhiều đối tác, nhằm đẩy mạnh hoạt động đa dạng hóa các mặt hàng thức ăn chăn ni và ngun liệu chế biến thức ăn chăn nuôi.
- Mở rộng thị trường mục tiêu, tập trung thực thi chiến lược bao phủ thị trường Miền Bắc, đồng thời bước đầu triển khai chiến lược phát triển thị trường tại các tỉnh thành thuộc Miền Trung, Miền Nam.
- Chú trọng đẩy mạnh công tác bán hàng, marketing, phát triển mạng lưới khách hàng thường xuyên tạo cơ sở vững chắc cho hoạt động kinh doanh của từng đơn vị.
- Giữ mối quan hệ tốt đẹp với các nhà cung ứng truyền thống mở rộng hợp tác với các nhà cung ứng nước ngoài hơn nữa, tránh biến động nguồn hàng.
- Ngoài bán hàng truyền thồng, cần triển khai các họat động nhằm thúc đẩy phát triển kênh bán hàng online.
3.1.2.2. Định hướng về tài chính.
- Duy trì quan hệ và uy tín với các ngân hàng, tổ chức tín dụng có quan hệ lâu năm như Vietcombank, Viettinbank...
- Nâng cao vòng quay vốn trong kinh doanh, giảm các khoản nợ của khách hàng. - Phát triển mảng kinh doanh đầu tư tài chính.
- Dự kiến tăng doanh thu, lợi nhuận theo đúng mục tiêu công ty đã đề ra.
3.1.2.3. Định hướng tổ chức bộ máy và chính sách dành cho cán bộ cơng nhân viên.
- Sắp xếp lại tổ chức bộ máy theo mơ hình cơng ty cổ phần phù hợp với quy mô hoạt động và chức năng của công ty.
- Xây dựng đào tạo nguồn nhân lực trẻ, khỏe, có trình độ chun mơn, ngoại ngữ cao, năng động sáng tạo, tận tâm với công việc để từng bước kế thừa và tiếp thu kinh nghiệm từ đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm.
- Cải tiến chế độ tiền lương, tiền thưởng nhằm khuyến khích người lao động làm việc, tăng hiệu suất và chất lượng công việc, thu hút chất xám cho cơng ty.
- Xây dựng các chính sách tuyển dụng lao động, phát triển nhân lực mở rộng quy mơ nhân lực với mục đích mở rộng thị trường kinh doanh.
- Ủy quyền cho Phịng Xuất Nhập khẩu Tơng hợp mời chun gia chăn nuôi hướng dẫn đào tạo kiến thức về thức ăn chăn ni tăng tính chun mơn cho nhân viên.