Tổng quan tình hình cơng tác hoạch định kế hoạch marketing điện tử

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện kế hoạch marketing điện tử cho công ty cổ phần tập đoàn sơn hà (Trang 33)

5. KẾT CẤU KHÓA LUẬN

2.2 ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN TỐ MƠ

2.2.1 Tổng quan tình hình cơng tác hoạch định kế hoạch marketing điện tử

2.2.1.1 Thực trạng hoạch định kế hoạch marketing điện tử ở các doanh nghiệp Việt Nam

Trong những năm gần đây, tại Việt Nam, các doanh nghiệp ngày càng chú trọng việc ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh của mình đặc biệt là lĩnh vực marketing điện tử được quan tâm khai thác và có những bước chuyển biến, phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên trong số các doanh nghiệp áp dụng marketing điện tử vào hoạt động kinh doanh thì có rất ít các doanh nghiệp có chiến lược và kế hoạch triển khai marketing điện tử một cách bài bản, khoa học và quy mô. Họ nhận định được tầm quan trọng của marketing điện tử nhưng nó vẫn chỉ là một trong những cồn cụ bổ sung cho những chương trình marketing trong truyền thuyến, nguồn nhân lực của doanh nghiệp dành cho hoạt động này cịn chưa được chun mơn hóa mà chỉ mang tính kiêm nhiệm. Có nhiều ngun nhân dẫn đến thực trạng này như là: nhận thức của doanh nghiệp, nguồn nhân lực, môi trường kinh tế, môi trường pháp lý…

Đối với một nền kinh tế có tính cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, các doanh nghiệp ngày càng coi trọng về nhu cầu giới thiệu, quảng bá về sản phẩm dịch vụ, hình ảnh cũng như thương hiệu của doanh nghiệp. Trong tình trạng kinh tế cịn nhiều khó khăn, các doanh nghiệp dù có quy mơ lớn hay nhỏ, nguồn lực nhiều hay ít thì nhiều doanh nghiệp vẫn chi một khoản chi phí khác lớn cho hoạt động này. Hoạt động marketing điện tử được đánh giá là mang lại hiệu quả cao với chi phí phù hợp. Hiên nay, các doanh nghiệp Việt Nam ưng dụng thương mại điện tử chủ yếu tập trung vào quảng cáo trực tuyến.

Theo kết quả điều tra trong “Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2014” khi đánh giá về xu hướng doanh thu qua các phương tiện điện tử, 44% doanh

nghiệp tham gia khảo sát cho biết doanh thu từ hàng hóa dịch vụ tiếp thị qua kênh TMĐT của doanh nghiệp năm 2014 đã tăng so với năm 2013, 50% doanh nghiệp trả lời hầu như khơng đổi và chỉ có 9% doanh nghiệp cho biết doanh thu có xu hướng giảm. Điều này một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của các phương tiện điện tử đối với việc kinh doanh của doanh nghiệp. Từ việc nhìn nhận những hiệu quả ứng dụng TMĐT mang lại sẽ thúc đẩy doanh nghiệp có những đầu tư cho việc lập kế hoạch thực hiện ứng dụng TMĐT nói chung và marketing điện tử nói riêng.

Tăng Giảm Khơng đổi

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 42% 8% 50%

Hình 2.3: Doanh thu hàng hóa, dịch vụ tiếp thị qua kênh TMĐT

Nguồn: Báo cáo TMĐT Việt Nam 2014

Cũng theo khảo sát từ “Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam 2014” về hiệu quả ứng dụng hoạt động TMĐT. Theo kết quả điều tra cho thấy khi các doanh nghiệp trả lời bốn câu hỏi theo yêu cầu: Mở rộng kênh tiếp xúc khách hàng; Quảng bá hình ảnh doanh nghiệp; Giảm chi phí kinh doanh; Tăng doanh thu và lợi nhuận. Thang điểm cho mỗi tiêu chí từ 0 (hồn tồn khơng hiệu quả) tới 4 (rất hiệu quả).

Mở rộng kênh tiếp xúc

khách hàng Quảng bá hình ảnh doanh nghiệp Giảm chi phí Tăng doanh thu, lợi nhuận 2.3 2.35 2.4 2.45 2.5 2.55 2.6 2.46 2.54 2.41 2.42

Hình 2.4: Đánh giá tác dụng của TMĐT đối với doanh nghiệp năm 2013

Nguồn: Báo cáo TMĐT Việt Nam 2013

Nhìn vào hình trên ta có thể thấy được giữa các tiêu chí khơng có sự chênh lệch nhiều về điểm số. Tại thời điểm năm 2013, tiêu chí được doanh nghiệp đánh giá cao nhất là “quảng bá hình ảnh doanh nghiệp” với điểm trung bình là 2,54 (đánh giá theo thang điểm 4). Các tiêu chí khác như “mở rộng kênh tiếp xúc khách hàng”, “Tăng doanh thu, lợi nhuận”, “giảm chi phí” được đánh giá có hiệu quả ở mức trung bình với các điểm số lần lượt là 2,46; 2,42; 2,41.

Tiêu chí được đánh giá thấp nhất là “giảm chi phí” với số điểm 2,41. Đối với những năm trước khi tỷ lệ doanh nghiệp có website cịn thấp thì việc sở hữu website có hiệu quả rất lớn đối với việc giảm chi phí cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện nay, tỷ lệ các doanh nghiệp có website tăng dần qua các năm khiến cho hiệu quả của việc sở hữu website khơng cịn nổi bật như trước đấy. Nhưng việc doanh nghiệp không sở hữu website sẽ là điểm trừ đối với việc xây dựng hình ảnh doanh nghiệp. Từ điều này ta có thể thấy được vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là cần có sự quan tâm và đầu tư cho việc xây dựng và quảng bá website để có thể cạnh tranh và mang lại hiệu quả cao nhất.

So sánh về tiêu chí “mở rộng kênh tiếp xúc khách hàng” và “tăng doanh thu, lợi nhuận” năm 2010 là 2,51 và 2,6; năm 2013 thì hai tiêu chí này được đánh giá là 2,42 và 2,46. Những con số này cho thấy các doanh nghiệp đã có sự quan tâm và đầu tư nhất định cho việc ứng dụng TMĐT. Tuy nhiên đánh giá về các tác động

“mở rộng kênh tiếp xúc khách hàng” và “tăng doanh thu, lợi nhuận” giảm. Điều này chứng tỏ, doanh nghiệp chưa có một kế hoạch marketing điện tử hồn thiện, chưa chun sâu, bám sát tình hình thực tế mơi trường kinh doanh và hoạt động của doanh nghiệp.

2.2.1.2 Thực trạng công tác lập kế hoạch marketing điện tử tại công ty cổ phần tập đồn Sơn Hà

Cơng ty cổ phần tập đồn Sơn Hà được thành lập vào ngày 19 tháng 01 năm 2001, hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các thiết bị viễn thông, CNTT như thiết bị truyền dẫn quang, thiết bị viba, thiết bị truy nhập đa dịch vụ, đa phương tiện, máy trạm, máy chủ…; đầu tư hạ tầng viễn thông cố định và di động và cung cấp các dịch vụ trong lĩnh vực viễn thông, CNTT.

Từ sự phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng của TMĐT, Ban lãnh đạo Cơng ty cổ phần tập đồn Sơn Hà đã có những nhận thức tích cực trong việc ứng dụng TMĐT vào hoạt động kinh doanh. Thành lập bộ phận TMĐT trong công ty với đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt huyết, sáng tạo và có kinh nghiệm nhất định trong lĩnh vực này. Xây dựng được hệ thống trang thiết bị hiện đại, cả về trang thiết bị chuyên ngành và trang thiết bị phục vụ việc kinh doanh. Cơng ty đã trang bị máy tính cho 100% nhân viên, kết nối mạng internet, sử dụng các phần mềm quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh. Ngay từ những bước đầu, Sơn Hà cũng đã xây dựng được cho mình một hệ thống website riêng biệt, có đầy đủ tính năng để giới thiệu về Cơng ty, sản phẩm dịch vụ mà Cơng ty cung cấp, tình hình hoạt động kinh doanh, và để quảng bá thương hiệu của mình. Tăng sức mạnh thương hiệu bằng cách sử dụng các công cụ marketing online và truyền thống như quảng cáo bằng các bài đăng trên các trang báo điện tử dantri.vn, 24h.com, vnexpress.net…hay thông qua các tờ rơi, banner, catalog để quảng bá hình ảnh thương hiệu của Cơng ty. Các đối tác mà SONHAGROUP đã và đang hợp tác là các công ty lớn và uy tín trên thị trường Việt Nam và nước ngồi đó là: Viettel, Vinaphone, FPT, IBM, HP… Cơng ty đã sử dụng email như là một cơng cụ hữu ích để liên lạc, ngồi ra cịn sử dụng fax, điện thoại, chuyển phát nhanh… Nhà quản trị của cơng ty đã có được những nhìn nhận và đầu tư cho ứng dụng TMĐT. Tuy nhiên, thương mại điện tử mới chỉ dừng ở mức độ thấp và có vai trị thứ yếu trong hoạt động của công ty. Các hợp đồng của cơng ty có được chủ yếu qua hoạt động marketing trực tiếp truyền thống,

các hội thảo và trong các hoạt động đấu thầu đơn thuần. Website của công ty chưa được quan tâm đúng mức, các nội dung, thông tin trên website cịn sơ sài và ít được cập nhật. Ứng dụng thương mại điện tử trong công ty cịn sơ sài một phần vì đặc thù lĩnh vực kinh doanh, nhóm khách hàng mà cơng ty hướng tới khá khó tiếp cận theo phương thức mới của TMĐT. Trong khi đó cơng ty chưa có một cách nhìn nhận đúng và rõ nét về các ứng dụng TMĐT, chưa có một kế hoạch marketing điện tử rõ ràng, phù hợp với thực trạng của công ty.

2.2.2 Ảnh hưởng của các yếu tố mơi trường bên ngồi đến công tác lập kế hoạch marketing điện tử

2.2.2.1 Môi trường vĩ mơ

Tình hình kinh tế

Theo số liệu thống kê và nhận định của cục Thống kê Việt Nam về tình hình kinh tế xã hội năm 2015; là năm cuối đất nước ta thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 – 2015. Kinh tế năm 2015 diễn ra trong bối cảnh thị trường tồn cầu có những bất ổn, kinh tế thế giới vẫn đối mặt với nhiều rủi ro lớn với các nhân tố khó lường. Trong nước, giá cả trên thị trường thế giới biến động, nhất là giá dầu giảm gây áp lực đến cân đối ngân sách nhà nước, nhưng đồng thời là yếu tố thuận lợi cho việc giảm chi phí đầu vào, phát triển sản xuất và kích thích tiêu dùng.

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2016 ước tính tăng 5,46% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực cơng nghiệp và xây dựng tăng 6,72% đóng góp 2,33 điểm vào phần trăm tăng trưởng chung; khu vực dịch vụ tăng 6,13%, đóng góp 2,48 điểm phần trăm; riêng khu vực nơng, lâm nghiệp và thủy sản giảm 1,23% làm giảm 0,16 điêm phần trăm mức tăng trưởng chung. Tăng trưởng quý I năm 2016 cao hơn mức tăng của quý I các năm 2012 – 2014, nhưng có dấu hiệu chững lại so với mức tăng 6,12% của cùng kỳ năm 2015. Số liệu trên cho thấy các ngành thuộc khu vực dịch vụ đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng chung. Một số ngành chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực dịch vụ có mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm trước: Bán buôn, bán lẻ tăng 7,52%, hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 5,99%; thông tin và truyền thông tăng 8,21%...

Trong bối cảnh khó khăn chung của tình hình kinh tế xã hội nhưng khu vực dịch vụ cũng đã có tốc độ tăng trưởng đáng mừng, tuy nhiên so với tốc độ tăng trưởng chung thì mức tăng trưởng quý I/2016 bị chững lại so với cùng kỳ năm

ngoái đã đặt ra những thách thức lớn cho các doanh nghiệp cũng như khách hàng của doanh nghiệp. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường ngày càng có nhiều chuyển biến tốt yêu cầu mỗi doanh nghiệp cần có sự nhận định tình hình và hoạch định chiến lược cũng như lập kế hoạch đúng đắn. Đó là cơ hội cho TMĐT phát triển; ứng dụng được đánh giá là có mức đầu tư hợp lý và mang lại hiệu quả cao, đó chính là các cơng cụ đắc lực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, với tình hình kinh tế khó khăn và chưa có mức tăng trưởng ổn định cũng là một thách thức đối với ứng dụng TMĐT cũng như marketing điện tử trong doanh nghiệp vì những nguồn vốn đầu tư doanh nghiệp cần phải cân nhắc kỹ càng và những bước đi trong chiến lược kinh doanh có phần dè dặt do nguy cơ rủi ro cao.

Cơng ty cổ phần tập đồn Sơn Hà cũng khơng nằm ngồi khó khăn chung của nền kinh tế khi tình hình kinh doanh có nhiều khó khăn, vốn ngân sách cho hoạt động marketing cũng giảm. Nhìn chung tình hình áp dụng và thực hiện marketing điện tử trong cơng ty cịn nhỏ lẻ, chưa có chiến lược, kế hoạch hợp lý, chưa mang lại hiểu như mong muốn. Một vấn đề bức thiết đặt ra cho công ty trong thời gian tới đó là cần có sự quan tâm hơn nữa đến công tác lập kế hoạch marketing điện tử và đề ra những bước đi đúng đắn để mang lại hiệu quả nhất định.

Yếu tố văn hóa – xã hội

Theo báo cáo Netcitizens Việt Nam đầu năm 2015 do hãng Cimigo đã cơng bố, tổng dân số Việt Nam tính đến thời điểm đó ước tính hơn 90 triệu người, trong đó có khoảng 39,8 triệu người đang sử dụng internet, với tỷ lệ khoảng 44% dân số. Trong giai đoạn năm 2010 – 2014, tỷ lệ tăng trưởng người sử dụng internet tại Việt Nam đạt mức 13%. Từ số liệu trên ta có thể thấy được tỷ lệ người sử dụng internet tại nước ta đang có tốc độ tăng trưởng nhanh so với các nước trong khu vực. Số lượng người sử dụng internet không ngừng gia tăng và các xu hướng sử dụng internet tại Việt Nam cho thấy việc tiếp thị qua internet sẽ trở thành một trong những xu hướng chiến lược trong việc quảng bá thương hiệu, sản phẩm dịch vụ để các doanh nghiệp có thể cạnh tranh với các đối thủ, duy trì, mở rộng và phát triển thị trường.

Nhóm đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp muốn hướng tới chủ yếu là các doanh nghiệp, tổ chức. Theo “Báo cáo TMĐT Việt nam năm 2014” tỷ lệ doanh nghiệp trên cả nước kết nối internet đạt 99% trong đó có 90% doanh nghiệp kết nối internet băng thông rộng vào đầu năm 2015: các doanh nghiệp ở

Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đạt 100%, các địa phương khác đạt 95%. Hầu hết các doanh nghiệp đều chấp nhận việc đặt hàng hoặc chấp nhận hàng qua các phương tiện điện tử, trong đó số lượng doanh nghiệp đặt hàng và chấp nhận đặt hàng thông qua internet ngày càng tăng. Theo khảo sát, năm 2014 tỷ lệ doanh nghiệp nhận đơn đặt hàng qua e-mail cao gần gấp đôi so với lượng đơn đặt hàng nhận qua website, với tỷ lệ tương ứng là 78% và 36%. Tương tự, tỷ lệ doanh nghiệp đặt hàng qua e-mail cũng cao gần gấp đôi so với đặt hàng qua website (tỷ lệ tương ứng là 75% bag 41%).

Cũng theo báo cáo này tiền mặt vẫn là hình thức thanh tốn chủ yếu trong các giao dịch mua bán trực tuyến chiếm 64%, giảm 10% so với năm 2013. Hình thức chuyển khoản qua ngân hàng cũng giảm từ 41% năm 2013 xuống còn 14% năm 2014. Thay vào đó, số lượng người sử dụng ví điện tử lại tăng từ 8% năm 2013 lên 37% nắm 2014. E-mail Website 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% Nhận đơn đặt hàng Đặt hàng

Hình 2.5: Doanh nghiệp sử dụng phương tiện điện tử để nhận đơn đặt hàng và đặt hàng qua năm 2014.

Nguồn: Báo cáo TMDDT Việt Nam năm 2014

Thơng qua những số liệu trên ta có thể thấy được những yếu tố văn hóa xã hội trong hành vi sử dụng internet của người dân Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ứng dụng TMĐT và áp dụng các công cụ marketing điện tử mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp.

Tiền mặt khi nhận hàng Ví điện tử Chuyển khoản qua ngân hàng Thẻ cào Thẻ thanh toán Phương thức khác 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 74% 8% 41% 9% 11% 0% 64% 37% 14% 11% 7% 1% 2013 2014

Hình 2.6: Hình thức thanh tốn chủ yếu trong các giao dịch

Nguồn: Báo cáo TMĐT Việt Nam năm 2014 Yếu tố chính trị pháp luật

Về chính trị

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có sự ổn định về chính trị cao. Đây là một trong những yếu tố thuận lợi để thu hút đầu tư cũng như tạo sự yên tâm và tập trung chung để các doanh nghiệp phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.

Về pháp luật

Thương mại điện tử bắt đầu hình thành và phát triển ở Việt Nam từ năm 1997 nhưng đến năm 2006 lĩnh vực này mới được nhà nước quan tâm và ban hành những văn vản quy phạm pháp luật liên quan. Từ năm 2006 cho đến nay đã có sự phát triển và điều chỉnh phù hợp.

Về thương mại điện tử có những văn bán pháp luật cụ thể sau:

- Luật giao dịch điện tử được Quốc hội thông qua ngày 29/05/2005 và có hiệu lực từ ngày 1/3/2006 quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước; trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực khác

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện kế hoạch marketing điện tử cho công ty cổ phần tập đoàn sơn hà (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)