5. KẾT CẤU KHÓA LUẬN
3.4 NHỮNG HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU
3.4.2 Những vấn đề cần nghiên cứu tiếp theo
Để tăng tính ứng dụng thực tế của đề tài hồn thiện kế hoạch marketing điện tử tại cơng ty cổ phần tập đồn Sơn Hà cần nghiên cứu cụ thể và chi tiết hơn những vấn đề sau:
- Phân tích a trận SWOT, đưa ra tình thế chiến lược, kế hoạch marketing điện tử.
- Nghiên cứu đặc điểm, hành vi của nhóm khách hàng mục tiêu của công ty: các các nhân và doanh nghiệp, tổ chức.
- Nghiên cứu chi tiết đến các kế hoạch 4Ps, đặc biệt là kế hoạch chào hàng và xúc tiến.
- Nghiên cứu về xu hướng xây dựng và phát triển website phù hợp với đặc thù lĩnh vực kinh doanh của công ty.
- Kết nối chiến lược marketing điện tử với các chiến lược kinh doanh của công ty, với các kế hoạch đầu tư và phân bổ các nguồn lực trong công ty.
- Nghiên cứu các công cụ marketing điện tử mà công ty sẽ áp dụng một cách cụ thể, chi tiết và dự tính được hiệu quả mà chúng mang lại khi áp dụng.
KẾT LUẬN
Từ khi thành lập cho đến nay cơng ty cổ phần tập đồn Sơn Hà đã trải qua rất nhiều những khó khăn, thử thách để có thể khẳng định vị thế của mình trên thị trường và gặt hái được những thành cơng nhất định. Để có được những thành cơng đó là nhờ vào sự cố gắng nỗ lực hết sức mình của những nhà quản trị và tồn bộ nhân viên trong cơng ty. Trong tương lai, khi cơng ty có những bước chuyển mình mới và sự cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt, để tiếp tục tồn tại và phát triển cơng ty cần có một số chiến lược lược cũng như những kế hoạch kinh doanh đúng đắn, cần tiếp tục phát huy tối đa những thế mạnh của mình và dần khắc phục những điểm yếu để trở nên hoàn thiện hơn.
Cùng với xu hướng phát triển chung, công ty Sơn Hà đã bước đầu có những ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh và đã có triển khai một số hoạt động marketing điện tử. Tuy nhiên, các hoạt động ứng dụng chỉ mang tính nhỏ lẻ và chưa được áp dụng thường xun liên lục. Chính vì vậy cơng ty rất cần những nhận thức đúng đắn và có những kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện.
Trong phần nội dung của khóa luận, tác giả đã trình bày hệ thống cơ sở lý luận của hoạt động marketing điện tử. Đồng thời tác giả cũng đã phân tích, chỉ ra một số tồn tại, hạn chế trong công tác lập và thực hiện kế hoạch marketing điện tử của cơng ty. Để từ đó tìm ra những nguyên nhân và đưa ta một số đề xuất với công ty trong thời gian tới cho hoạt động kinh doanh. Ngoài ra tác giả cũng đã đưa ra một số đề xuất với nhà nước nhằm giải quyết những khó khăn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ứng dụng hiệu quả TMĐT và marketing điện tử trong hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên do thời gia khá gấp rút và kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế của tác giả có hạn nên đề tài khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận dược sự nhận xét, đóng góp ý kiến của thầy cơ để đề tài được hồn thiện hơn và có thể ứng dụng vào thực tế, góp phần giúp ích cho hoạt động kinh doanh của cơng ty cổ phần tập đồn Sơn Hà trong thời gian tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo tiếng việt
[1]. Bài giảng “Marketing TMĐT – Khoa thương mại điện tử - Trường Đại học Thương mại.
[2]. GS. Nguyễn Bách Khoa (2003), Marketing thương mại điện tử, NXB Thống Kê, Hà Nội
[3]. TS. Nguyễn Hoàng Việt (2011), Quản trị marketing thương mại điện tử, NXB Thống kê, Hà Nội
[4]. Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam qua các năm 2013, 2014 của Bộ Công Thương.
[5]. Philip Kotler (1997), Marketing căn bản, NXB Thống Kê, Hà Nội.
Tài liệu tham khảo tiếng anh
[6]. Nhóm tác giả Judy Strass, Adel El-Ansarry, Raymond Frost(2011), E- marketing.
[7]. Marketing Management, Philip Kotler, 11th Edition, năm 2002.
Tài liệu tham khảo trực tuyến
[8]. http://www.vi.wikipedia.org [9]. http://www.sonhatelecom.vn [10]. http://www.wearesocial.com [11]. http://cimigo.com
PHỤ LỤC 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHIẾU ĐIỀU TRA TRẮC NGHIỆM
Họ và tên sinh viên: Trương Thị Ngọc Lớp k48I3 Khoa Thương mại điện tử - Trường Đại học Thương mại Đơn vị thực tập: Công ty cổ phần tập đoàn Sơn Hà
Tên đề tài: Hồn thiện kế hoạch marketing điện tử cho cơng ty cổ phần tập đồn Sơn Hà.
Xin chào ơng/bà, Với mục tiêu nghiên cứu và làm khóa luận tốt nghiệp, tơi xin gửi đến ông/bà phiếu điều tra này vơi mong muốn nhận được những ý kiến chia sẻ của ông/bà về thực trạng việc hoạch định và thực hiện kế hoạch marketing điện tử của công ty hiện nay. Tôi xin cam kết chỉ sử dụng thơng tin này với mục đích nghiên cứu và làm khóa luận tốt nghiệp.
Ơng/bà vui lịng đánh dấu vào đáp án mà ơng bà lựa chọn.
1. Mục đích của cơng ty khi thành lập website là?
Thông tin về doanh nghiệp và sản phẩm, dịch vụ. Quảng bá hình ảnh doanh nghiệp, sản phẩm/dịch vụ. Bán hàng trực tuyến
Khác
2. Tần suất cập nhật website của công ty?
Thường xuyên Thỉnh thoảng Không cập nhật
3. Khách hàng của công ty tiếp cận các thông tin về công ty, các sản phẩm, dịch vụ mà công ty cung cấp qua các kênh nào?
Hội thảo
Giới thiệu từ những khách hàng trước
Qua internet: website của cơng ty, các website danh bạ, cơng cụ tìm kiếm Cơng ty chủ động tiếp cận khách hàng trực tiếp
những phương tiện nào? Email Điện thoại Fax Tất cả Khác
5. Hiện trạng thực hiện hoạt động marketing điện tử tại cơng ty?
Đã có hoạch định và lập kế hoạch cụ thể
Chưa có hoạch định nhưng đã thực hiện một số hoạt động Chưa có bất kỳ hoạt động nào
6. Đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố bên trong doanh nghiệp khi thực hiện kế hoạch marketing điện tử? (đánh giá theo thang từ 1 đến 4; 1 là ít quan trọng nhất, 4 là quan trọng nhất).
Các yếu tố bên trong Đánh giá
1 2 3 4
Năng lực chuyên trách Năng lực công nghệ Ngân sách
Quan điểm của nhà quản trị
7. Đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp khi thực hiện kế hoạch marketing điện tử? (đánh giá theo thang từ 1 đến 4; 1 là ít quan trọng nhất, 4 là quan trọng nhất).
Các yếu tố bên ngoài Đánh giá
1 2 3 4
Tình hình kinh tế Pháp luật
Cơng nghệ
8. Mục tiêu và kết quả đạt được khi thực hiện kế hoạch marketing điện tử trong cơng ty là gì?
Giảm chi phí hoạt động Tăng doanh thu
Cải thiện hình ảnh doanh nghiệp Tăng năng lực cạnh tranh
Cải thiện quan hệ với khách hàng và nhà cung ứng
9. Lập kế hoạch marketing điện tử của công ty nên tập trung vào hoạt động nào?
Chào hàng Phân phối Định giá Xúc tiến
10. Đề xuất về kế hoạch TMĐT của công ty trong tương lai?
Nên có bộ phận nhân lực chuyên trách về TMĐT Đầu tư cho công nghệ - cơ sở hạ tầng kỹ thuật Tăng ngân sách cho hoạt động marketing điện tử Tất cả các phương án trên.
PHỤ LỤC 2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
CÂU HỎI PHÓNG VẤN CHUYÊN GIA
Họ và tên sinh viên: Trương Thị Ngọc Lớp: K48I3 Khoa Thương mại điện tử - Trường Đại học Thương mại
Đơn vị thực tập: Cơng ty cổ phần tập đồn Sơn Hà
Tên đề tài: Hoàn thiện kế hoạch marketing cho cơng ty cổ phần tập đồn Sơn Hà. TÊN CHUYÊN GIA: Ông Nguyễn Mạnh Khang
CHỨC VỤ: Tổng giám đốc
Mục đích của việc phỏng vấn này là nhằm tìm hiểu về thực trạng ứng dụng và lập kế hoạch marketing điện tử của cơng ty cổ phần tập đồn Sơn Hà, nhằm phục vụ cho việc hồn thiện khóa luận tốt nghiệp.
Câu hỏi 1: Xin ơng cho biết về vai trị của TMĐT đối với hoạt động kinh doanh của công ty Sơn Hà?
Trả lời: TMĐT vào Việt Nam gần 10 năm nay, chúng ta không thể phủ nhận
sức mạnh lan tỏa cũng như lợi ích mà nó mang lại. Nắm bắt xu thế kịp thời cơng ty cũng đã xây dựng một website riêng và có thử áp dụng một số công cụ marketing điện tử. Tuy nhiên, kết quả mang lại cho công ty không khả qua lắm. Chắc là do đặc thù lĩnh vực mà công ty chúng tôi đang kinh doanh, chúng tôi yêu cầu kỹ thuật và tính chính xác cao. Hoặc có thể chúng tơi chưa có một kế hoạch về việc ứng dụng TMĐT phù hợp nên chưa nhận được nhiều hiệu quả từ vấn đề này.
Câu hỏi 2: Xin ông cho biết thực trạng nguồn nhân lực của doanh nghiệp trong hoạt động TMĐT của cơng ty? Cơng ty có định hướng gì đối với nguồn nhân lực chuyên sâu về TMĐT trong thời gian tới không?
Trả lời: Công ty chúng tôi đã thành lập một bộ phận TMĐT trong công ty,
công ty đảm nhiệm mà chưa có nhân lực chuyên trách về lĩnh vực này, do việc ứng dụng TMĐT vào công ty với một kế hoạch tạm bở và lợi ích mang lại cho cơng ty chưa nhiều. Trong thời gian tới nếu có nhiều bước chuyển mới trong hoạt động kinh doanh cơng ty chúng tơi có thể tuyển dụng thêm nhân sự chuyên trách và cho những nhân sự trong bộ phận TMĐT đi đào tạo thêm những kiến thức về TMĐT.
Câu hỏi 3: Công ty Sơn Hà được thành lập và hoạt động trong một thời gian khá lâu rồi, để có thế phát triển ổn định như vậy chắc chắn cơng ty mình khơng khỏi gặp nhiều khó khăn. Xin ơng có thể cho biết những điểm mạnh và điểm mạnh và điểm yếu của công ty khi tiến hành ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh được khơng?
Trả lời: Tính đến thời điểm hiện nay, khi công ty đã triển khai ứng dụng
TMĐT và cũng đã thử áp dụng một số công cụ marketing điện tử vào hoạt động kinh doanh. Điểm mạnh có thể nói đến ở đây đó là cơ sở hạ tầng cơng nghệ ở cơng ty khá hồn thiện, năng lực lãnh đạo và nhận thức của nhà quản trị đúng đắn, nắm bắt kịp xu thế phát triển. Về điểm yếu thì như đã trao đổi ở trên chính là chưa có bộ phận chuyên trách về mảng TMĐT, nhân viên đảm nhiệm hoạt động TMĐT của công ty chưa được huấn luyện đào tạo đúng chuyên ngành. Năng lực tài chính của cơng ty cho hoạt động đầu tư hoặc áp dụng những ứng dụng mới còn hạn chế.
Câu hỏi 4: Cơng ty cổ phần tập đồn có được những nhận thức về lợi ích của TMĐT và đã ứng dụng hoạt động marketing điện tử trong hoạt động kinh doanh vậy ơng có thể đưa cho biết những cơ hội và thách thức của công ty về vấn đề này được không?
Trả lời: Thị trường TMĐT hiện nay rất sôi động chứa đựng rất nhiều cơ hội
và thách thức đối với những doanh nghiệp. Việc lựa chọn ứng dụng TMĐT nói chung và hoạt động marketing điện tử nói riêng vào hoạt động kinh doanh là một bài tốn khá phức tạp. Những cơ hội khi một công ty áp dụng marketing điện tử là Nhà nước Việt Nam có khuyến khích trong hoạt động này, có ban hành những văn bản pháp lý cũng như những nghị định hướng dẫn về TMĐT cho các doanh nghiệp tham gia. Cơ sở hạ tầng công nghệ cũng phần nào hỗ trợ việc kinh doanh của cơng ty. Nói về thách thức đối với cơng ty chúng tơi lớn nhất có lẽ chính là việc tiếp cận
chủ yếu của mình là các doanh nghiệp hoặc tổ chức nên hành vi tiếp nhận thông tin cũng như quyết định mua hàng của họ là khá phức tạp. Viễn thơng là một trong những lình vực có nhiều ơng trùm lớn như Viettel, VNPT…chính vì vậy mà cơng ty cũng gặp thách thức lớn trong việc cạnh tranh với các đối thủ trong ngành. Hơn nữa, việc kinh doanh ổn định và phát triển trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn như hiện nay cũng là một thách thức không hề nhỏ.
Câu hỏi 5: Xu hướng TMĐT trong kinh doanh hiện nay có một sức mạnh khơng thể phủ nhận. Cơng ty mình cũng đã sớm nhận thức được điều đó và ứng dụng TMĐT vào hoạt động kinh doanh từ rất sớm. Xin ơng cho biết vị trí cũng như lợi ích mà cơng ty nhận được khi triển khai hoạt động marketing điện tử đối với hoạt động kinh doanh được không?
Trả lời: Công ty chúng tôi đã áp dụng một số công cụ marketing điện tử
trong hoạt động kinh doanh như quảng bá qua các trang website danh bạ, website chuyên ngành, qua các trang báo điện tử…mặc dù kết quả không được như mong đợi về việc tăng doanh thu hay lợi nhuận lớn từ hoạt động này nhưng lợi ích lớn nhất mà cơng nhận được là cải thiện hình ảnh doanh nghiệp. Công ty chúng tôi cũng đã tiếp nhận được một số khách hàng qua những kênh này với chi phí nhỏ hơn nhiều so với một số cách tiếp cận và thương lượng trong truyền thống.
Câu hỏi 6: Xin ông cho biết trong thời gian tới cơng ty có dự định gì cho việc hoạch định kế hoạch marketing điện tử và ứng dụng nó vào hoạt động kinh doanh hay khơng?
Trả lời: Hiện tại cơng ty cũng có những bước chuyển mình trong hoạt động
kinh doanh, mở rộng quy mô thị trường nên nguồn nhân lực và tài chính sẽ khơng cho phép cơng ty có quá nhiều tham vọng. Chắc chắn rằng chúng tơi phải cân nhắc, tính tốn và có những kế hoạch rõ ràng cho việc áp dụng hoạt động marketing điện tử vào kinh doanh để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Câu hỏi 7: Qua những nhận định đánh giá về TMĐT và nguồn nhân lực trong cơng ty, ơng có mong muốn hay kiến nghị gì trong thời gian tới đối với các trường đào tạo hay đối với các cơ quan nhà nước hay không…?
Trả lời: Thực tế cho thấy rằng TMĐT sẽ là xu thế tất yếu cho nền kinh tế.
Đối với các trường đào tạo tôi nghĩ chúng ta nên có chương trình đào tạo sát thực hơn nữa để có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu về nhân lực TMĐT hiện tại. Tăng cường thực hành trong quá trình đào tạo để những cử nhân sau khi ra trường không bị áp lực trước công việc khác xa so với lý thuyết. Đối với nhà nước tôi nghĩ nên nghiên cứu và bổ sung thêm những văn bản pháp lý quy định về việc kinh doanh TMĐT một cách đầy đủ và chặt chẽ hơn nữa. Quy định bám sát với thực tế sẽ thiết thực hơn trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp.