5. KẾT CẤU KHÓA LUẬN
3.3 CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ HOÀN THIỆN KẾ HOẠCH MARKETING ĐIỆN TỬ
3.3.2 Một số kiến nghị đối với cơ quan Nhà nước
Nhà nước đóng vai trị quan trọng trong việc điều tiết nền kinh tế và có những tác động lên mơi trường vĩ mô trong hoạt động của doanh nghiệp. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ứng dụng TMĐT và marketing điện tử của
các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và cơng ty cổ phần tập đồn Sơn Hà nói riêng, tác giả xin phép đề xuất một số kiến nghị sau:
3.3.2.1 Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến về thương mại điện tử
Có thể nói sự phát triển mạnh mẽ của TMĐT Việt Nam trong những năm gần đây là do khá nhiều nhân tố như sự phát triển của nền kinh tế, mức sống và tri thức của người dân tăng cao. Nhưng đặc biệt phải kể đến sự tuyên truyền và phổ biến về TMĐT của các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thông tin đại chúng tổ chức triển khai mạnh mẽ.
Tuy nhiên, TMĐT là một lĩnh vực mới và phát triển nhanh chóng, nên trong thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền phổ biến về lĩnh vực này. Việc tuyên truyền phổ biến cần đi sâu vào các nội dung cụ thể như giới thiệu các mô hĩnh ứng dụng TMĐT hiệu quả, đảm bảo an toàn an ninh trong giao dịch TMĐT, bảo vệ thơng tin cá nhân trong TMĐT, lợi ích của việc mua sắm trên mạng và thanh toán trực tuyến.
3.3.2.2 Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật thương mại điện tử hiện hành
Trước thực trạng phát triển ngày càng đa dạng của các hình thức TMĐT ở Việt Nam như hiện nay thì sớm hay muộn các luật điều chỉnh hoạt động TMĐT hiện hành sẽ tỏ ra lạc hậu, thiếu sót cần phải bổ sung. Thực tế đã chứng minh điều này, một loạt các hoạt động TMĐT mới ra đời đã không thể áp dụng các điều luật TMĐT hiện hành để điều chỉnh. Để hạn chế tối đa những điều này, những nhà làm luật cần tham khảo, học hỏi các bộ luật quốc tế về TMĐT cũng như quan sát thực tế hoạt động TMĐT trong nước để có những đề xuất thay đổi, bổ sung hay thêm mới luật TMĐT cho phù họp.
3.3.2.3 Tăng cường hiệu lực thực thi pháp luật về TMĐT
Để thực thi tốt pháp luật về TMĐT, thi các cơ quan quản lý nhà nước hữu quan cần tăng cường bộ máy tổ chức, nâng cao năng lực cán bộ và triển khai mạnh mẽ các hoạt động thực thi pháp luật. Chẳng hạn các cơ quan hữu quan nên giám sát chặt chẽ việc thực hiện Nghị định ngăn ngừa và phòng chống thư rác, quy định về quảng cáo trực tuyến của các cá nhân và tổ chức. Đặc biệt là việc phát tán tin rác dưới dạng SMS, email của các cá nhân hoặc các công ty cung cấp dịch vụ nội dung hay của một số cơng ty marketing, quảng cáo khác. Nếu có vi phạm cần có chế tài xử lý nghiêm khắc để răn đe, ngăn chặn sự tái diễn có thể xảy ra.
3.3.2.4 Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư phát triển cơ sở hạ TMĐT
Tuy hiện tại cơ sở hạ tầng về TMĐT đã có thể cơ bản đáp ứng được nhu cầu TMĐT trong nước. Thế nhưng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ, cũng như sự thu hút của một thị trường TMĐT đầy tiềm năng thì việc tiếp tục đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng TMĐT sẽ không thừa đối với nước ta. Đặc biệt là phát triển về hạ tầng thanh toán điện tử và nâng cấp băng thông Internet và các mạng di động.
3.3.2.5 Tăng cường các biện pháp đảm bảo về an ninh mạng
Tuy thực trạng an ninh mạng trong thời gian gần đây đã được cải thiện tương đối rõ rệt nhưng các hình thức lừa đảo ngày càng đa dạng, tinh vi, với mức độ nghiêm trọng hơn. Để cho người dân yên tâm sử dụng TMĐT thì việc tạo ra một mơi trường truyền thơng TMĐT an tồn chính là trách nhiệm của nhà nước. Việc giảm thiểu tối đa các lỗ hổng bảo mật, các hình thức tấn cơng sẽ là cơng cụ thúc đẩy thói quen tiêu dùng điện tử của người dân Việt Nam một cách hữu hiệu nhất.
3.3.2.6 Tăng cường chuyển đổi và triển khai thực hiện các dịch vụ công trực tuyến
Cung cấp các dịch vụ công trực tuyến giúp các doanh nghiệp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Khuyến khích các doanh nghiệp thuộc nhà nước, các đơn vị hành chính sự nghiệp thực hiện mua sắm điện tử.