Tăng cường đãi ngộ phi tài chính

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện tổ chức đãi ngộ nhân lực tại CTCP đầu tư dịch vụ du lịch việt nam, hà nội (Trang 44 - 46)

3 Tiền thưởng bình

3.2.3. Tăng cường đãi ngộ phi tài chính

Đãi ngộ phi tài chính là một cơng cụ quan trọng đối với công ty nhằm giữ chân người lao động, khích lệ họ cống hiến và hồn thành cơng việc Cơng tác đãi ngộ phi tài chính của cơng ty cịn nhiều bất cập nhất là sự thiếu xót về cơ sở vật chất, các hình thức cổ vũ, động viên tình thần làm việc của nhân viên. Sau đây là một số giải pháp nhằm hồn thiện chính sách đãi ngộ phi tài chính:

- Cơng ty cần tổ chức nhiều hơn các hoạt động tập thể nhằm tăng tính đồn kết cho nhân viên trong tồn cơng ty: Việc tổ chức các hoạt động vui chơi, các phong trào văn hóa, văn nghệ, hội thi thể dục thể thao giữa các phịng trong cơng ty sẽ giúp tăng tính đồn kết trong tập thể, làm cho nhân viên cảm thấy được nghỉ ngơi, giải trí, giao lưu, cải thiện mối quan hệ giữa các nhân viên với nhau và giữa nhân viên với lãnh đạo.

- Xây dựng môi trường làm việc thân thiện: Cải thiện mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, thu hẹp khoảng các giữa nhân viên và lãnh đạo nhằm giảm áp lực đối với nhân viên trong công ty. Điều kiện làm việc cần được bổ sung và cải thiện, các trang thiết bị, máy móc, cơ sở vật chất cần được bổ sung nhằm giúp nhân viên thuận tiện khi tác nghiệp, giúp cơng việc được dễ dàng và xử lý nhanh chóng hơn.

- Cải thiện về cơ sở vật chất: Công ty cần cân nhắc tới việc mở rộng văn phòng, tạo sự rộng rãi, thống mát, giúp khơng khí làm việc được dễ chịu hơn. Ngồi ra, có thể xây thêm phịng nghỉ cho nhân viên nghỉ trưa, lán để xe cho nhân viên và khách

hàng khi tới công ty. Thứ nhất nhằm thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo tới nhân viên, thứ hai là tạo cảnh quan gọn gàng, ngăn nắp khi khách hàng tìm tới với cơng ty.

- Lãnh đạo cần quan tâm nhiều hơn đến các nhân viên dưới quyền: Lãnh đạo cần có các biện pháp nhằm kịp thời động viên, khen thưởng khi nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong việc đánh giá và đối xử với nhân viên cần hạn chế yếu tố tình cảm, cần có thái độ cơng tư phân minh trong khi làm việc. Tuy nhiên, cần mềm mỏng và linh hoạt trong ứng xử với cấp dưới, cần đưa ra các chính sách linh hoạt về thời gian với các đối tượng nhân viên đang trong quá trình học tập và đào tạo, những nhân viên nữ có con nhỏ hoặc người thân bị ốm đau, gia đình có cơng việc.

- Tăng cường biểu dương, khen thưởng các cá nhân, bộ phận đạt được thành tích vào mỗi cuối tháng, cuối năm. Nhân viên nào cũng muốn được lãnh đạo biết đến và ghi nhận những đóng góp của mình khi hồn thành tốt cơng việc, những lời khen tặng, biểu dương trước tập thể đó nhằm thỏa mãn nhu cầu được thể hiện của con người. Vì vậy, cơng ty cần khẳng định rõ những cá nhân xuất sắc và bày tỏ sự trân trọng đối với những cống hiến đó, khơng chỉ là tiền thưởng, mà cịn là sự ghi nhận của lãnh đạo, sự tôn trọng của đồng nghiệp trong công ty.

- Luôn đảm bảo sự công bằng trong đãi ngộ: Công bằng không phải là sự chia đều mức đãi ngộ cho tất cả nhân viên, mà là những nhân viên làm tốt sẽ được biểu dương, nhân viên mắc lỗi sẽ bị xử phạt, nhắc nhở. Khi biểu dương, khen thưởng nhân viên cần làm trước mặt tất cả mọi người, còn khi trách phạt, xử lý cần tránh làm trước mặt các nhân viên khác. Điều này thể hiện sự tinh ý của người lãnh đạo, giữ thể diện cho nhân viên của mình trước mặt đồng nghiệp. Nhân viên sẽ càng kính nể, biết ơn, tơn trọng cấp trên và cố gắng làm việc nhằm sửa chữa những sai lầm đã mắc phải. Vừa biểu dương, khen thưởng, vừa có các hình phạt thích đáng nhằm xây dựng nên một tập thể có tính kỷ luật lao động cao.

- Xây dựng ra hịm thư góp ý nhằm thu thập ý kiến của người lao động: Những tâm tư, nguyện vọng của người lao động sẽ được gửi tới ban lãnh đạo. Người lao động có thể đưa ra ý kiến của mình về chế độ đãi ngộ, bất cứ điều gì mà họ muốn nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng công việc hoặc những góp ý giúp cơng ty có thể phát triển hơn trong tương lai. Những ý kiến sẽ được ban lãnh đạo đọc, nếu hợp lý sẽ được cân nhắc và điều chỉnh, đây cũng là hoạt động tích cực giúp cho công ty phát triển một cách bền vững.

- Ban lãnh đạo có thể tạo điều kiện để đào tạo chéo nhân viên giữa các bộ phận nhằm giảm sự nhàm chán trong công việc, mặt khác khi cơng ty thiếu nhân sự có thể điều động được, đảm bảo tiến độ của cơng việc. Dựa vào tình hình thực tế của cơng ty, có thể xem xét 1 tháng một lần tổ chức cho các nhân viên có nhu cầu, năng lực được sang bên bộ phận khác để được đào tạo. Đây cũng là hoạt động tăng tính năng động,

đào tạo được các nhân viên làm được nhiều vị trí, giúp nhân viên hồn thiện, tăng năng lực làm việc của bản thân.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện tổ chức đãi ngộ nhân lực tại CTCP đầu tư dịch vụ du lịch việt nam, hà nội (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)