Giai đoạn tiến hành phỏng vấn tuyển dụng tại công ty

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện phỏng vấn nhân lực trong tuyển dụng tại công ty cổ phần đầu tƣ PSP việt nam (Trang 43 - 47)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

3.3. Thực trạng phỏng vấn tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần đầu tư PSP

3.3.4. Giai đoạn tiến hành phỏng vấn tuyển dụng tại công ty

3.3.4.1. Thiết lập quan hệ và thông tin ban đầu:

Trong mỗi buổi phỏng vấn tuyển dụng, ứng viên được mời tới phỏng vấn thông qua điện thoại và được xác nhận lại bằng emai, thơng báo cho ứng viên chính xác về thời gian và địa điểm phỏng vấn. Tới buổi phỏng vấn ứng viên được tiếp đón lịch sự và thân mật. Bước vào cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường đưa ra một số câu hỏi như: Hãy giới thiệu đôi chút về bản thân của bạn? hay những câu hỏi thân mật như: Bạn tìm đường có khó khơng? Thời tiết hơm nay bạn thấy có dễ chịu khơng? Để tạo bầu khơng khí thoải mãi cho ứng viên. Theo như kết quả điều tra cán bộ nhân viên trong cơng ty thì có tới 25% ứng viên cho rằng việc thiết lập mối quan hệ ban đầu là khá cần thiết và hội đồng tuyển dụng khá thân mật.

3.3.4.2. Khai thác và nắm bắt thông tin:

Hội đồng phỏng vấn dựa vào yêu cầu của công việc cần tuyển, các ghi chú về hồ sơ của ứng viên để đạt câu hỏi cho từng viên. Hội đồng tuyển dụng tiến hành phỏng vấn ở cấp độ chuyên sâu, các câu hỏi phỏng vấn đưa ra để tìm hiểu rõ các ứng viên về nhiều phương diện như mức độ chun mơn, kiến thức, tính cách, các khả năng giao tiếp, hịa đồng, thích nghi.. của ứng viên. Phỏng vấn chuyên sâu được công ty luôn áp dụng thường xuyên. Công ty sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp sẽ kiểm tra được trực diện ứng viên và khẳng định rõ ràng hơn chuyên môn, khả năng ứng xử, giao tiếp của ứng viên. Ngoài ra với phỏng vấn trực tiếp cịn cho ứng viên thấy hình ảnh chuyên nghiệp và năng lực của cán bộ tuyển dụng của cơng ty nói riêng và đội ngũ nhân lực của cơng ty nói chung. Tuy nhiên cơng ty áp dụng hình thức phỏng vấn

khơng theo mẫu dẫn đến hạn chế có hiện tượng bỏ sót thơng tin về ứng viên, những câu hỏi đưa ra mang tính chất chủ quan của người phỏng vấn, khơng thống nhất giữa các ứng viên.

Công ty thường tiến hành phỏng vấn 2 lần, thường gọi là phỏng vấn lần 1 và phỏng vấn lần 2. Phỏng vấn lần 1 là quá trỉnh phỏng vấn sơ bộ, là một cuộc nói chuyện trao đổi tầm 15 phút giữa một cán bộ tuyển dụng với ứng viên để có thể xác định những tố chất, phẩm chất phù hợp với công việc hoặc không. Sau phỏng vấn lần một 3 ngày ứng viên nào đủ điều kiện sơ bộ và được chấm đỗ lần 1 sẽ tham gia phỏng vấn lần 2. Phỏng vấn lần 2 thường là phỏng vấn sâu, hội đồng phỏng vấn gồm 3 người trưởng phịng Hành chính nhân sự, trưởng bộ phận có vị trí cần tuyển và nhân viên quản lý nhân sự. Mỗi cuộc phỏng vấn thường diễn ra trong khoảng thời gian 30 phút..

Sau khi phỏng vấn, hội đồng phỏng vấn sẽ họp để bình xét, lấy ý kiến chung để lựa chọn được những người có khả năng nhất, phù hợp nhất u cầu cơng việc.

Dữ liệu sơ cấp cũng cho thấy 100% nhân viên tham gia điều tra nhận định: phỏng vấn là hình thức được áp dụng chủ yếu trong quá trình tuyển dụng nhân lực tại cơng ty.

3.3.4.3. Mơ tả vị trí cần tuyển:

Trong q trình phỏng vấn hội đồng tuyển dụng đưa ra những câu hỏi xoay quanh bản mơ tả cơng việc, đưa ra những câu hỏi có tính chất hướng dẫn như để nhắc ứng viên về những công việc họ sẽ làm nếu trúng tuyển. Qua đó nhà tuyển dụng cũng sẽ biết được cách ứng viên ứng xử thông qua các câu trả lời của ứng viên. Trước khi ứng viên đến phỏng vấn, cán bộ tuyển dụng đã gửi cho ứng viên qua mail mô tả công việc và yêu cầu câu việc đối với vị trí ứng viên ứng tuyển. Do đó hội đồng tuyển dụng vừa biết được ứng viên có đọc và nghiên cứu kĩ mơ tả cơng việc mà mình ứng tuyển hay khơng, họ có thắc mắc gì đối với mơ tả cơng việc mà họ ứng tuyển khơng, từ đó hội đồng tuyển dụng đã đánh giá được phần nào về mức độ quan tâm của ứng viên.

3.3.4.4. Giới thiệu về doanh nghiệp:

Hội đồng tuyển dụng giới thiệu qua cho ứng viên biết về doanh nghiệp như quy mô, các chi nhánh , mạng lưới, hoạt động kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp, nói sơ qua về định hướng của doanh nghiệp đối với vị trí ứng viên ứng tuyển để ứng viên

nắm rõ được mức độ, tầm ảnh hưởng của vị trí này đối với doanh nghiệp. Đồng thời cũng giúp ứng viên biết được mình có phù hợp với vị trí này hay khơng?

3.3.4.5. Kết thúc phỏng vấn:

Công ty áp dụng phương pháp đánh giá đơn giản để đánh giá ứng viên. Dựa vào kết quả vòng phỏng vấn, những ghi chép trong quá trình phỏng vấn, các thành viên trong hội đồng phỏng vấn đưa ra ý kiến, nhận xét về các ứng viên. Dựa trên cảm nhận của bản thân trong quá trình phỏng vấn để đánh giá ứng viên sẽ giúp quá trình đánh giá ứng viên nhanh hơn nhưng kết quả có thể khơng chính xác và gây khó khăn trong q trình ra đánh giá nếu các ứng viên tham gia phỏng vấn khơng có khoảng các rõ rệt. Bên cạnh đó hội đồng tuyển dụng, ngồi những cán bộ chuyên về tuyển dụng, cịn có sự tham gia của đại diện các phịng ban có nhu cầu tuyển dụng, khơng được đào tạo về tuyển dụng, chưa được hướng dẫn về những sai lầm trong quá trình đánh giá ứng viên. Chính vì vậy hội đồng tuyển dụng của cơng ty vẫn mắc phải một số sai lầm trong khi đánh giá ứng viên. Trong đó sai lầm mắc phải nhiều nhất đó là do tác động của hào quang và sai xót bản thân. Họ thường ấn tượng với những ứng viên có vẻ ngồi lịch lãm, ăn mặc chun nghiệp hoặc cảm thấy thích thú và thoải mãi hơn với những ứng viên đồng hương, cùng trường đại học.

Hội đồng tuyển dụng dựa vào những nhận xét trong phần đánh giá và các thông tin khác cũng với kinh nghiệm và sự hiểu biết của bản thân về vị trí cơng việc tuyển dụng để lựa chọn ứng viên trúng tuyển. Khi danh sách ứng viên trúng tuyển được phê duyệt, cán bộ tuyển dụng gọi điện thông báo cho ứng viên trúng tuyển.

Công ty đánh giá ứng viên dựa vào điểm kết quả quá trình phỏng vấn. Ứng viên có điểm số tốt và được đánh giá cao qua quá trình phỏng vấn sẽ được hội đồng phỏng vấn lựa chọn và làm báo cáo kết quả phỏng vấn trình lên giám đốc, giám đốc duyệt và quyết định tuyển dụng và tiến hành ký hợp đồng lao động thử việc (Phụ lục 03)

Ảnh 4x6

Bảng 3.5: Mẫu báo cáo kết quả phỏng vấn của công ty CPĐT PSP:

BÁO CÁO KẾT QUẢ PHỎNG VẤN

Vị trí: …………………………………………………….

Người nhận báo cáo: Tổng Giám đốc

Số BC: Ngày BC: Số trang :

Phòng: HCNS Người báo cáo:

(Ký tên) Phê duyệt: (Ký tên) I. Tình hình tuyển dụng: - Cán bộ phỏng vấn: + …………………………………………….. + ……………………………………………..

- Thời gian và địa điểm: từ ….h…… đến …..h…... ngày …../…../20….. tại ……………...

- Số ứng viên gọi phỏng vấn: ……….., số ứng viên có mặt: …………

II. Nội dung phỏng vấn:

1. Ứng viên: ………………………………………….………, SN: ……/……/19….. - Phỏng vấn - Nhận xét: - Đề xuất: 2. Ứng viên: ………………………………………….………, SN: ……/……/19….. - Phỏng vấn - Nhận xét: - Đề xuất: Nguồn: Phịng Hành chính – nhân sự Ảnh 4x6

Qua đó ta có thể thấy: Qúa trình lọc hồ sơ chi tiết giúp tiết kiệm thời gian cho công ty, công tác kiểm tra chuyên môn phù hợp. Hoạt động phỏng vấn của công ty được tiến hành cụ thể. Q trình phỏng vấn ln có hội đồng phỏng vấn nhưng chưa có hệ thống câu hỏi phù hợp cho từng vị trí chức danh. Nên vẫn cịn tình trạng bỏ sót thơng tin cần thiết để đưa ra quyết định tuyển dụng hay không.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện phỏng vấn nhân lực trong tuyển dụng tại công ty cổ phần đầu tƣ PSP việt nam (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)