CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
3.2. Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố môi trường quản trị nhân lực đến
đến đào tạo nhân lực tại công ty TNHH một thành viên 1/5 Nghệ An
3.2.1. Hệ thống cơ sở đào tạo
Hệ thống cơ sở đào tạo là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả trong công tác đào tạo nhân lực. Hiện nay, hệ thống cơ sở đào tạo ở nước ta chưa thực sự có đầu tư và chú trọng. Chính vì thế, cơng tác đào tạo nhân lực sẽ gặp phải khó khăn và hiệu quả khơng như mong đợi.
Công ty TNHH một thành viên 1/5 Nghệ An dự tính đến năm 2018 sẽ trang bị đầy đủ cơ sở vật chất để các khóa đào tạo sẽ được tiến hành tại doanh nghiệp. Hệ thống máy chiếu, máy tính, bàn ghế, các cơng cụ mơ phỏng, giáo trình và các tài liệu liên quan sẽ được trang bị và cung cấp đầy đủ. Như vậy, từ nay đến năm 2018 học viên tham gia đào tạo tại cơng ty vẫn trong tình trạng thiếu trang thiết bị. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến kết quả đào tạo, việc đào tạo có thể mang tính lý thuyết.
3.2.2. Đối thủ cạnh tranh
Hiện nay, với nền kinh tế thị trường cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa thì các doanh nghiệp cạnh tranh nhau không chỉ về cơ sở vật chất hạ tầng, nguồn vốn nhiều hay ít mà cịn cạnh tranh nhau về cả yếu tố đội ngũ công nhân viên. Đây được coi là năng lực cạnh tranh cốt lõi của mỗi doanh nghiệp. Hơn thế, với lĩnh vực sản xuất hàng nông sản, giống cây trồng và chăn nuôi trong vùng cũng như cả nước. Các công ty cây ăn quả Phủ Quỳ, công ty chế biến Nam Sơn, công ty cây giống và ươm mầm Diễn Châu I…. hoạt động khá mạnh và có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường. Số lượng doanh nghiệp trong ngành này là khơng nhỏ nên có ảnh hưởng lớn đến xâm nhập thị trường. Để đứng vững trên thị trường, chiếm lĩnh được thị phần thì điều quan trọng nhất chính là chất lượng năng lực của cán bộ cơng nhân viên, để đạt được yếu tố đó thì cần đẩy mạnh, hồn thiện đào tạo nhân lực trong doanh nghiệp. Vì vậy, đây cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo tại một doanh nghiệp.
3.2.3. Quan điểm của nhà quản trị
Ban lãnh đạo công ty TNHH một thành viên 1/5 Nghệ An luôn coi trọng việc đào tạo nhân lực. Họ cho rằng hoạt động này không chỉ là hoạt động đáp ứng nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp mà còn giúp doanh nghiệp giữ chân nhân viên, xây dựng đội ngũ nhân viên nịng cốt. Ơng Phan Tuấn Cường – Giám đốc cơng ty cho biết bí quyết giữ người của cơng ty được thực hiện theo phương châm “lạt mềm buộc chặt”. Một
trong những hoạt động được công ty coi trọng và thực hiện thường xuyên là đào tạo. Nhân viên mới được đào tạo về nghiệp vụ, thái độ phục vụ khách hàng, nâng cao hiểu biết về công ty, nhân viên cũ được đào tạo nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ thơng qua các lớp ngắn hạn, dài hạn. Các hình thức đào tạo cũng đa dạng như cơ quan tổ chức, theo dự án, cá nhân tự đào tạo. Nhiều doanh nghiệp vẫn quan niệm chi phí cho đào tạo giống như “ném tiền qua cửa sổ” vì lo sợ nhân viên được đào tạo xong sẽ chuyển nơi làm khác. Tuy nhiên, ban lãnh đạo cơng ty lại cho rằng, chính sách đào tạo tốt sẽ giúp người lao động luôn được cập nhật kiến thức, thông tin để làm việc tốt hơn.
3.2.4. Ngân sách dành cho đào tạo của công ty
Ngân sách dành cho đào tạo nhân viên của công ty TNHH một thành viên 1/5 Nghệ An được trích từ quỹ đầu tư và phát triển của cơng ty. Hàng năm chi phí bỏ ra để đào tạo nhân viên không phải là nhỏ, điều này khiến cơng ty cân nhắc khá kỹ lưỡng.
Bảng 3.5. Chi phí đào tạo nhân lực của cơng ty từ năm 2014 – 2016
(Đơn vị: triệu đồng)
STT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
1 Chi phí đào tạo 45 50 60
2 Số lao động được đào tạo (người) 30 50 80
Nguồn: Phịng Tổ chức-Hành chính
Chi phí dành cho đào tạo, số lượng nhân viên được đào tạo của công ty tăng qua các năm từ năm 2014 – 2016. Điều này cho thấy công ty luôn chú trọng tới nâng cao chất lượng nhân lực, đảm bảo chất lượng công việc, nâng cao uy tín của cơng ty.
Những biến động của tình hình kinh doanh những năm gần đây đã ảnh hưởng đến tiềm lực tài chính của cơng ty. Vì vậy, chi phí cho hoạt động đào tạo của cơng ty tăng hơn so với trước. Chi phí cho việc đào tạo thường do cơng ty chịu toàn bộ hoặc một phần. Tại công ty, nhận thấy một nghịch lý rằng khi công ty chịu tồn bộ chi phí đào tạo thì người lao động hứng thú hơn là họ phải bỏ tiền ra để được đào tạo nhưng khi người lao động phải tự bỏ tiền ra học thì dường như họ sẽ học tập một cách nghiêm túc hơn.
3.2.5. Trình độ đội ngũ nhân viên trong cơng ty
Bảng 3.6. Trình độ của nhân viên
(Đơn vị: Người)
STT Năm Số lượng Trình độ học vấn
Đại học Cao đẳng Trung cấp, sơ cấp
1 2014 400 190 18 192
2 2015 450 200 15 235
3 2016 497 207 20 270
Nguồn: Phịng Tổ chức - Hành chính
Số lượng lao động có trình độ đại học tăng lên qua các năm, điều này cho thấy nhân viên đã được đào tạo đáp ứng ngày càng cao yêu cầu công việc, chất lượng nhân viên tuyển mới của năm sau cũng cao hơn năm trước. Tuy nhiên, trình độ của nhân viên cịn thấp, trình độ trung cấp và sơ cấp cịn rất cao chiếm 48% năm 2014, 52,2% năm 2015 và 54,3% năm 2016.