6) Kết cấu đề tài
1.3.2) Các nhân tố bên trong
1.3.2.1) Phân tích các nguồn lực
- Sản phẩm và lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp: Ảnh hưởng đến khả năng
cạnh tranh, sự quy định của nhà nước, điều kiện bảo quản…do đó nó ảnh hưởng đến q trình xây dựng kế hoạch cho doanh nghiệp, cũng như trong quá trình triển khai các kế hoạch.
- Nguồn nhân lực: là yếu tố quan trọng nhất trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Một cơng ty có đội ngũ lao động chất lượng cao, có tinh thần trách nhiệm và sự trung thành là sức mạnh to lớn của mỗi công. Công tác quản trị nhân lực được xem là một trong những vấn đề mấu chốt trong các hoạt động của mọi doanh nghiệp, doanh nghiệp cần chú trọng đảm bảo số lượng, chất lượng và cơ cấu của các cấp bậc này trong doanh nghiệp từ đó tạo sự ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp cần thu thập các thông tin để hoạch định chiến lược không chỉ là những thông tin về ng̀n nhân lực hiện tại mà cịn là dự báo về các nguồn nhân lực
tiềm ẩn. Doanh nghiệp cần hoạch định ở giai đoạn tương lai thích hợp về quy mơ, đặc điểm của thị trường lao động gắn với lực lượng lao động, từ đó tạo những lợi thế phát triển lâu dài cho doanh nghiệp
- Nguồn lực tài chính: Tình hình tài chính tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu
quả kinh doanh trong mọi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Khi đánh giá tình hình tài chính, doanh nghiệp cần tập trung vào các vấn đề chủ yếu như: Nhu cầu vốn, khả năng huy động vốn, phân bổ vốn, hiệu quả sử dụng vốn, các chỉ tiêu tổng hợp đánh giá vị thế…Một doanh có tiềm lực tài chính sẽ dễ dàng và chủ động nhập hàng hóa để kịp thời cung ứng cho khách hàng, cũng như thanh toán đúng hẹn cho nhà cung cấp, tạo mối quan hệ bạn hàng.
- Cơ sở hạ tầng: Cơ sở vật chất trong doanh nghiệp là yếu tố vật chất hữu hình
quan trọng phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, làm nền tảng quan trọng để doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh. Cơ sở vật chất đem lại sức mạnh kinh doanh cho doanh nghiệp trên cơ sở sức sinh lời của tài sản. Cơ sở vật chất dù chiếm tỷ trọng lớn hay nhỏ trong tổng tài sản của doanh nghiệp thì nó vẫn có vai trị quan trọng thúc đẩy các hoạt động kinh doanh, nó thể hiện bộ mặt kinh doanh của doanh nghiệp qua hệ thống máy móc, trang thiết bị, nhà xưởng, kho hàng… Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp càng được bố trí hợp lý sẽ góp phần đem lại hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.3.2.2. Phân tích các năng lực
- Năng lực tổ chức quản lý: Cơ cấu tổ chức là tổng hợp các bộ phận khác nhau
có mối liên hệ mật thiết và phụ thuộc lẫn nhau, được chun mơn hóa, mỗi bộ phận có một chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn nhất định, được bố trí theo từng cấp nhằm thực hiện chức năng quản trị của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải chú ý đánh giá hệu quả cơ cấu tổ chức thông qua các chỉ tiêu: tốc độ ra quyết định, tính kịp thời và độ chính xác của các quyết định. Hoạt động quản lý tốt sẽ góp phần thúc đẩy chiến lược của các công ty phát triển và ngược lại.
- Năng lực vận hành/ sản xuất: đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến hoạt
động sản xuất kinh doanh. Năng lực vận hành/ sản xuất thường tập trung chủ yếu vào các vấn đề như: năng suất, quy mơ, cơ cấu, trình độ tay nghề, mức độ tự động hóa của dây chuyền cơng nghệ, mức độ tiết kiệm của các yếu tố đầu vào… Các nhân tố trên tác
động trực tiếp đến chi phí kinh doanh cũng như thời hạn sản xuất và đáp ứng về sản phẩm. Đây là một trong những điều kiện không thể thiếu để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp đờng thời phân tích năng lực vận hành/ sản xuất giúp doanh nghiệp kiểm soát được chất lượng của sản phẩm đầu ra chất lượng hơn.
- Năng lực Marketing: Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của họ thông qua trao đổi. Các thông tin qua các hoạt động Marketing, quảng cáo đem lại những thông điệp rằng khách hàng nên sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp từ đó thu hút lượng lớn khánh hàng mới cũng như duy trì mối quan hệ tốt hơn với khách hàng cũ. Để phân tích năng lực Marketing là phải tập trung phân tích các định vị sản phẩm mà doanh nghiệp nhấn mạnh các chính sách định giá và chiết khấu, các kênh phân phối và xúc tiến mà doanh nghiệp đang sử dụng.
CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN, VIỄN THƠNG VÀ TỰ ĐỢNG HĨA DẦU KHÍ