nghề mộc của Đồng Kỵ cĩ từ bao giờ khơng ai nhớ rõ, nhưng chứng tích xưa lưu lại tại ngơi đình bằng gỗ đã hơn 300 năm tuổi của làng với những đường nét chạm khắc rất tinh xảo - được cho là do thợ mộc Đồng Kỵ thực hiện - cho thấy tay nghề của thợ làng đã cĩ từ hàng trăm năm nay.
những năm chiến tranh, làng nghề tan tác. Đến cách đây hơn 30 năm, người làng Đồng Kỵ vẫn chủ yếu đi đĩng thuê giường, tủ, bàn, ghế… cho các vùng. Từ khi đất nước đổi mới, kinh tế khắp nơi dần khấm khá, nhu cầu mua đồ gỗ xưa của người dân hà nội, và đặc biệt là người dân ở các thành phố lớn trong miền nam, tăng cao. Đĩn bắt nhu cầu đĩ, người Đồng Kỵ bảo nhau thu gom, mua lại đồ gỗ cổ ở các nơi rồi chở vào bán ở miền nam. nhưng lâu dần, đồ gỗ xưa cũng cạn. Dân làng Đồng Kỵ - với tay nghề mộc khéo léo - đã nghĩ ra cách làm đồ gỗ phỏng cổ. Sản phẩm tinh xảo do bàn tay người Đồng Kỵ làm ra khách đều ưng ý và sẵn sàng trả giá cao. nghề mộc của làng Đồng Kỵ bước vào giai đoạn phát triển rực rỡ. Đồ gỗ chạm khắc của Đồng
Kỵ, phần lớn là hàng mỹ nghệ cao cấp với những đồ phỏng cổ như sập gụ, tủ chè, các đồ thờ cĩ khảm trai, khảm đá…, vào TP.hCM rồi đi Lào, Campuchia. Thương nhân Trung Quốc cũng tìm sang đặt hàng. Dân làng Đồng Kỵ làm suốt ngày khơng hết việc nên phải thuê thêm hàng nghìn lao động để dạy nghề rồi cùng tham gia sản xuất. Cả làng trở thành một cơng trường thủ cơng náo nhiệt. Đường làng ngõ xĩm ngổn ngang bãi gỗ, sản phẩm gỗ đang hồn thiện. Các loại xe chở hàng tấp nập vào ra. những con đường xung quanh làng trở thành nơi họp chợ, mua bán, cung cấp các loại nguyên liệu làm đồ mỹ nghệ…