HIỆN TRẠNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ CGHNN ĐBSCL

Một phần của tài liệu Xây dựng trung tâm cơ giới hóa nông nghiệp (Trang 45 - 46)

Trước đây, hai cơ quan đào tạo nguồn nhân lực chính phục vụ CGH sản xuất nơng nghiệp đồng bằng sông Cửu Long là Khoa Cơ khí Nơng nghiệp Trường Đại Học Cần Thơ, đào tạo trình độ kỹ sư Cơ khí nơng nghiệp và Trường Cơng nhân cơ khí nơng nghiệp Trung ương ở Ơ Mơn, đào tạo cơng nhân Sử dụng cơ khí nơng nghiệp. Ngồi ra, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM cũng đào tạo hỗ trợ nguồn nhân lực kỹ sư Cơ khí Nơng nghiệp cho các địa phương trong vùng.

Trường Công nhân cơ khí nơng nghiệp 2 Trung ương (Hiện nay chuyển thành Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam bộ) từ năm 1979 đến năm 1995 mỗi năm đào tạo trung bình 150 học viên ngành Sử dụng cơ khí nơng nghiệp. Từ năm 1996 đến nay, đã 26 năm qua khơng có học viên theo học. Các học viên đã được đào tạo trước đây, một số người có điều kiện kinh tế đã mua một trong các loại: Máy kéo, máy xới, máy đập lúa hoặc máy gặt đập liên hợp làm dịch vụ cơ giới hố nơng nghiệp, phần

còn lại đã chuyển sang làm công việc khác. Lực lượng lao động trẻ sử dụng máy hiện nay chỉ học việc từ người có kinh nghiệm làm lâu năm truyền nghề lại. Do đó, vấn đề an toàn lao động trong sử dụng máy kéo liên hợp với máy nông nghiệp chưa được trang bị đầy đủ.

Tương tự, Khoa Cơ khí nơng nghiệp Trường Đại Học Cần Thơ (Hiện nay là Khoa Công Nghệ) từ 1976 đến 1998 đã đào tạo được 838 kỹ sư Cơ khí nơng nghiệp cho đất nước. Từ năm 1999 đến nay đã hơn 20 năm khơng có sinh viên theo học ngành Cơ khí nơng nghiệp. Khoa chỉ dạy hỗ trợ các ngành nông nghiệp về cơ giới hóa nơng nghiệp. Các kỹ sư cơ khí nơng nghiệp đã được đào tạo trước đây, cịn rất ít người hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn.

Ở các vùng miền khác số lượng sinh viên Cơ khí nơng nghiệp cũng đang giảm dần. Sau ngày giải phóng, nhà nước bao cấp trong đào tạo, Ban tổ chức chính quyền tỉnh phân cơng kỹ sư Cơ khí Nơng nghiệp về làm việc ở Chi cục máy kéo, Chi cục Cơ khí của tỉnh và các Trạm máy kéo, Xưởng cơ khí ở Huyện. Khi đất nước đổi mới, sinh viên phải đóng tiền để học ở các trường đại học, nhà nước giải thể Chi cục cơ khí, Chi cục máy kéo ở tỉnh đồng thời giải thể các Trạm máy kéo và Xưởng cơ khí ở cấp Huyện, nên kỹ sư cơ khí nơng nghiệp ra trường khơng có việc làm, chuyển sang các lĩnh vực khác nên số lượng giảm dần và ở ĐBSCL khơng cịn người theo học nữa.

Cộng đồng ASEAN sắp hình thành, các mặt hàng nông sản của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với nông sản các nước trong khu vực. Nguồn nhân lực về cơ giới hóa chưa được quan tâm đào tạo, sử dụng trong CGHNN, nhiều cơng đoạn trong sản xuất hàng hóa cịn làm thủ cơng sẽ dẫn đến giá thành sản phẩm nông nghiệp cao và khả năng cạnh tranh thấp, dẫn đến nhiều nguy cơ cho nền nông nghiệp Việt Nam.

Trong tương lai gần sẽ CGH đồng bộ cây lúa, ngô, rau màu, cây họ đậu, làm vườn, thu hoạch mía, ni trồng thuỷ sản,... Do đó, rất cần một nguồn nhân lực lớn có trình độ chun mơn sâu về CGHNN để phát triển đất nước.

Một phần của tài liệu Xây dựng trung tâm cơ giới hóa nông nghiệp (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)