4.1. Nội dung tổng quát về cơ giới hóa nơng nghiệp
Cơ giới hóa Nơng nghiệp bao gồm: Trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp, cụ thể:
a) Cơ giới hóa các khâu trong trồng trọt bao gồm: Sản xuất giống; làm đất; gieo, trồng; tưới, tiêu; chăm sóc; thu hoạch; vận chuyển; sơ chế; bảo quản; chế biến; tiêu thụ sản phẩm; sử dụng phụ phẩm trồng trọt;
b) Cơ giới hóa các khâu trong Lâm nghiệp bao gồm: Sản xuất giống; xử lý thực bì; làm đất; gieo, trồng; chăm sóc; khai thác; vận chuyển; sơ chế; bảo quản; chế biến; tiêu thụ sản phẩm; phòng cháy, chữa cháy; sử dụng phụ phẩm lâm nghiệp;
c) Cơ giới hóa các khâu trong chăn ni bao gồm : Sản xuất giống; sản xuất thức ăn; chuồng trại (cung cấp nước, thức ăn, điều tiết tiểu khí hậu chuồng nuôi, vệ sinh, xử lý chất thải chăn nuôi); thu hoạch; vận chuyển; sơ chế; bảo quản; tiêu thụ sản phẩm; sử dụng phụ phẩm chăn nuôi.
d) Cơ giới hóa các khâu trong thủy sản bao gồm:
- Nuôi trồng: Sản xuất giống; sản xuất thức ăn; cấp, thốt nước; chăm sóc; thu hoạch; vận chuyển; sơ chế; bảo quản; chế biến; tiêu thụ sản phẩm; xử lý chất thải; sử dụng phụ phẩm nuôi trồng thủy sản.
- Khai thác: Thăm dò, đánh giá ngư trường; chuẩn bị chuyến biển: sửa chữa tàu thuyền, chuẩn bị vật tư, thực phẩm, ngư cụ; đánh bắt, khai thác; phân loại sản phẩm; sơ chế, bảo quản trên tàu; bốc xếp sản phẩm lên bờ; sơ chế, chế biến, bảo quản trên bờ; tiêu thụ sản phẩm.
e) Cơ giới hóa các khâu trong diêm nghiệp bao gồmâu: Quy hoạch hạ tầng sản xuất, chế biến, bảo quản; cấp nước, tiêu nước cho sản xuất muối; sản xuất và thu hoạch; gom muối trên đồng; vận chuyển; sơ chế; bảo quản; chế biến muối; tiêu thụ muối và các sản phẩm từ muối.
Cơ giới hóa nơng nghiệp là việc sử dụng máy, thiết bị, công nghệ thay thế lao động thủ công nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên và sử dụng phụ phẩm nơng nghiệp trong q trình sản xuất nơng nghiệp.
* Cơ giới hóa đồng bộ trong nơng nghiệp, bao gồm:
a) Đồng bộ giữa các khâu sản xuất nông nghiệp: Là việc áp dụng đồng bộ các loại
máy, thiết bị, công nghệ phù hợp với nguồn nhân lực được đào tạo, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động, tổ chức sản xuất và kết cấu hạ tầng kỹ thuật sản xuất nông nghiệp;
b) Đồng bộ theo chuỗi liên kết: Là việc áp dụng cơ giới hóa đồng bộ giữa các khâu
sản xuất nông nghiệp gắn với một trong các khâu: Vận chuyển; sơ chế; bảo quản; chế biến; tiêu thụ sản phẩm nơng nghiệp hoặc tồn bộ chuỗi liên kết từ sản xuất, vận chuyển, sơ chế, bảo quản, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm;
c) Dự án đầu tư cơ giới hóa đồng bộ trong nông nghiệp bao gồm: Các dự án đầu tư
thực hiện cơ giới hóa đồng bộ giữa các khâu sản xuất nông nghiệp; dự án đầu tư thực hiện cơ giới hóa đồng bộ theo chuỗi liên kết.
HỘI THẢO THAM VẤN XÂY DỰNG TRUNG TÂM CƠ GIỚI HĨA VÙNG ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG
4.2. Dự án Trung tâm cơ giới hóa nơng nghiệp vùng Đồng bằng sơng Cửu Long
Ban đầu đầu tư tập trung cơ giới hóa đồng bộ cho ngành trồng lúa là ngành có tác động quan trọng về king tế xã hội trong vùng, với các nội dung chính như sau:
4.2.1. Kiến thiết đồng ruộng
a) San phẳng mặt ruộng bằng công nghệ laser và các cơng nghệ thích hợp với các yêu cầu sau:
Mặt ruộng phẳng như mong muốn, độ chênh lệch ≤ 5cm cho bán kính 50m, đem lại hiệu quả 5,4 triệu đồng/ha/vụ, bao gồm tăng năng suất 0,6 tấn/ha/vụ, tiết kiệm nước, giảm lượng giống, phân bón, hạn chế cỏ dại, sâu bệnh, giảm hao hụt của máy gặt đập liên hợp, lúa cứng cây, chín đều, ít đổ ngã, đất có độ chậc ít sai biệt nên cơ giới vào ít bị lún lầy.
b) Cày ải, phai đất được cơ giới hóa triệt để, tầng canh tác được cày sâu hơn 20cm, để hệ thống bộ rể của lúa được phát triển đầy đủ, chống đổ ngã, kết hợp với bón lót phân hữu cơ với số lượng lớn thích hợp bằng cơ giới.
c) Cấy bằng máy kết hợp với vùi phân bón thơng minh, quản lý phân bón và hệ thống tưới thông minh theo công nghệ Wirlees Sensor Networks. Tiết kiệm nước giảm hiệu ứng khí nhà kính.
d) Sử dụng Drone để khảo sát sâu bệnh và phun thuốc bảo vệ thực vật. e) Thu hoạch lúa đúng thời điểm lúa chín, cho chất lượng hạt tốt nhất.
Kiểm soát kỹ thuật cắt lúa, và tốc dộ vận chuyển của mát gặt đập liên hợp để tỷ lệ gặt sót thấp nhất, cắt cây lúa sát gốc rạ để thu hoạch rơm tối ưu.
Theo nghiên cứu thực nghiệm trên ruộng lúa tại Cần Thơ, việc ứng dụng cơ giới hóa vào canh tác lúa giảm chi phí sản xuất từ 3.300 đ/ kg lúa xuống còn 1.800 đ/kg lúa.
Thu hoạch rơm triệt để, có các biện pháp cơng nghệ kỹ thuật thích hợp để chế biến rơm làm thức ăn đại gia súc, trồng nắm rơm, thu hồi phân hữu cơ bón lại cho ruộng lúa tạo ra giá trị tăng thêm của rơm trên 1.800 đ/trên 1kg lúa thu hoạch.
4.2.2. Phát triển và hiện đại hóa cơng nghệ sau thu hoạch
4.2.2.1. Lúa thu hoạch được vận chuyển bằng hệ thống logistic phù hợp từ đồng
ruộng về nhà máy và được làm sạch, sấy ngay bằng công nghệ sấy nhiệt gián tiếp, nhiệt lượng sấy từ trấu, chất lượng sấy đồng đều, độ ẩm ≤ 14%, được tồn trữ bằng các loại silo công nghệ bảo quản lúa đạt chuẩn.
4.2.2.2. Hiện đại hóa cơng nghệ chế biến lúa gạo
- Tổng thu hồi thành phẩm ≥ 77%/ lúa - Tổng thu hồi gạo 5% tấm ≥ 53%/ lúa - Tổng thu hồi cám có đầu ≥ 8%
- Tỷ lệ dầu cám có trong cám ≥ 12,5%
Cây lúa là cây có dầu, tỷ lệ dầu cám có trong hạt thóc ≥ 1%.
4.2.2.3. Triệt để thu hồi và sử dụng hiệu quả trấu
Tỷ lệ trấu có trong hạt thóc ≥ 21% (210kg/tấn thóc), tỷ lệ tro có trong trấu 18-22%. Nhiệt lượng trấu 14,421 j/g, nhiệt phát sinh 12,793 j/g. Tỷ lệ SiO2 có trong tro trấu 86-97%.
4.2.2.4. Triệt để chế biến tấm
Mầm lúa có trong tấm chiếm 3% trọng lượng hạt thóc, thường gọi là tấm 1,2, có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, thu hồi mầm lúa chế biến bột dinh dưỡng cho trẻ em và người già.
Gạo gãy và tấm to chiếm từ 10 -12% dùng chế biến bột gạo. 12kg tấm có được 10 kg bột gạo, giá trị tăng thêm trên 50%.
Cơ giới hóa đồng bộ trong nơng nghiệp liên kết chuổi sản xuất từ canh tác, thu hoạch, tồn trữ, chế biến và thương mại gắng liền với mọi thị trường một cách: Thích nghi, hiệu quả, hiện đại là mục tiêu của cơ giới hóa đồng bộ trong nơng nghiệp.
Trung tâm cơ giới hóa vùng Đồng bằng sơng Cửu Long tập trung thực hiện mục tiêu này.
Tiếp theo sẽ tập trung cho ngành thuỷ sản nội thủy, ven bờ, xa bờ, cây ăn quả và các hình thức chăn ni khác.
4.3. Tầm nhìn 2035 -2045
Sự gia tăng dân số, biến đổi khí hậu, nước biển dâng là thách thức lớn trong chuổi cung ứng lương thực thực phẩm. Cuộc cách mạng nông nghiệp mới, bằng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật và quản trị dựa vào cơng nghệ kỹ thuật số trong nơng nghiệp có tác động mạnh trong toàn chuổi sản xuất cung ứng sẽ tạo động lực vượt qua thách thức này.
Áp dụng AI. IoT ML (Artificial Intelligen, Internet of Thing, Machine Learning) Áp dụng nơng nghiệp chính xác 5R
- Right Input (đúng dầu vào: phân bón, thuốc bao vệ thực vật,..) - Right Time (đúng thời điểm)
- Right Place (đúng chổ)
- Right Amount (đúng số lượng) - Right Manner (đúng cách)
HỘI THẢO THAM VẤN XÂY DỰNG TRUNG TÂM CƠ GIỚI HĨA VÙNG ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG
Các hệ thống WSNs (Wireless sensor Network) dùng nhiều loại cảm biến (sensor) đo sự biến đổi của các hiện tượng hóa học, vật lý, địa lý, thời tiết, hình ảnh,...
Những dữ liệu đầu vào của nơng nghiệp truyền thống được các cảm biến không dây đo đạt chính xác theo thời gian và khơng gian thực, được truyền dẫn đến các hệ thống xử lý thông minh ứng dụng khoa học máy tính, trí tuệ thơng minh, thuật tốn tối ưu đưa ra các quy trình quản lý hiệu quả và quyết định chính xác, tức thời.
Cuộc cách mạng công nghệ mới được ứng dụng vào nông nghiệp liên kết mọi ngành khoa học công nghệ được ứng dụng.
Trung tâm cơ giới hóa nơng nghiệp đồng bộ vùng đồng bằng sông Cửu Long, là tiền đề thúc đẩy cuộc cách mạng nông nghiệp mới trong vùng.
Áp dụng những thành tựu của cách mạng khoa học cơng nghệ vào nơng nghiệp như: trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, khoa học máy tính, máy học (Machine Learning). Cơ giới hóa trong thời đại mới phải là sự kết hợp đồng bộ giữa các ngành cơ khí chế tạo máy, điện tử tự động hóa, máy học, tin học kết hợp với các thuật toán tối ưu. Nhận biết được sự biến đổi cụ thể chính xác của hệ sinh thái nông nghiệp, thông qua các cảm biến (sensor) thông minh, ghi nhận theo thời gian và không gian thực, được số hóa thành tín hiệu truyền dẫn trên mạng khơng dây. Những tín hiệu này được tích hợp là những dữ liệu lớn (big data). lưu trữ trong điện toán đám mây, được xử lý theo thuật toán tối ưu bằng trí tuệ nhân tạo của khoa học máy tính.
Sự kết hợp giữa các ngành khoa học mới về nơng nghiệp, sinh học, mơi trường, năng lượng, cơ khí chế tạo máy, điện tử tự động hóa; khoa học máy tính, trí tuệ nhân tạo, thuật tốn tối ưu sẽ là nền tản của nơng nghiệp mới, chính xác và thơng minh.
Ban đầu trọng tâm cơ giới hóa vùng Đồng bằng sơng Cửu Long tập trung cho ngành trồng lúa. Với 1,7 triệu ha đất canh tác, sản lượng gạo xuất khẩu khoảng 6 triệu tấn năm, trị giá tử 3 tỷ Dollars đến 4 tỷ là ngưỡng khó vượt qua.
Trong khi thủy sản sử dụng dưới 550.000 ha giá trị xuất khẩu hàng năm có khả năng vượt mốc 10 tỷ USD.
Diện tích sử dụng thủy sản dưới 1/3 diện tích đất lúa, giá trị xuất khẩu lớn hơn 3 lần xuất khẩu gạo.
Tiềm năng nuôi trồng thủy sản trong đồng bằng, nội thủy, ven biền và xa bờ cịn rất lớn, có khả năng mở rộng diện tích và năng suất bằng cơ giới hóa và cơng nghệ chế biến tiên tiến.
Tập trung nguồn lực khoa học công nghệ, nhân lực và tiền vốn đầu tư phất triển ngành thủy sản, ứng dụng khoa học công nghệ kỹ thuật cao là bước tiếp theo của trung tâm cơ giới hóa nơng nghiệp đồng bộ vùng Đồng bằng sông Cửu Long song song với phát triển ngành cây ăn quả và chăn nuôi khác. Tận dụng năng lượng nông nghiệp theo hướng nơng nghiệp tuần hồn.