NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TRUNG TÂM CƠ GIỚI HÓA TRONG SẢN XUẤT LÚA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Một phần của tài liệu Xây dựng trung tâm cơ giới hóa nông nghiệp (Trang 53 - 55)

SẢN XUẤT LÚA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Trên cơ sở mơ hình thử nghiệm “Trung tâm dịch vụ đào tạo vận hành, sửa chữa, bảo trì và cung cấp máy bay không người lái trong nông nghiệp” tại Viện Lúa, có thể mở rộng hoạt động và nâng cấp thành “Trung tâm cơ giới hóa nơng nghiệp” ở các địa phương với các nội dung hoạt động như sau:

- Đào tạo nguồn nhân lực cơ giới hóa sản xuất nơng nghiệp:

Giải pháp đầu tiên để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của cơ khí phục vụ nơng nghiệp là đào tạo nguồn nhân lực. Khuyến khích và tạo điều kiện để thu hút nhân dân tham gia đào tạo về lĩnh vực cơ giới hóa đáp ứng nhu cầu cho hiện tại và lâu dài.

Đào tạo bằng nhiều hình thức: Bồi dưỡng, tập huấn ngắn hạn; đào tạo nghề, trung cấp, đại học và đào tạo chuyên sâu và đào tạo các lớp chuyên đề, các lớp quản lý, vận hành, sửa chữa.

Nội dung đào tạo: tách theo từng cấp độ (1) Sử dụng, chăm sóc và sửa chữa máy nông nghiệp; (2) Quản lý, kế hoạch và khai thác máy nông nghiệp (3) Cải tiến, nâng cấp và thiết kế, chế tạo máy nông nghiệp; (4) Đào tạo quy hoạch, định hướng phát triển cơ giới hóa trong sản xuất nơng nghiệp.

Thành lập mới một vài trung tâm để tăng cường tập huấn sử dụng, bảo trì và sửa chữa máy móc nơng nghiệp cho nơng dân và có cơ chế chính sách hỗ trợ phù hợp. Mở rộng giao lưu hợp tác nghiên cứu với nước ngoài để thúc đẩy nhanh việc chuyển giao và ứng dụng các thiết bị máy móc mới, hiện đại vào sản xuất lúa ở ĐBSCL.

- Đào tạo công nhân nông nghiệp ở các lĩnh vực nông nghiệp:

Để hạn chế việc sản xuất tự phát và theo kinh nghiệm, các trung tâm có thể đảm nhiệm chức năng đào tạo và cung cấp chứng chỉ hành nghề ở tất cả các lĩnh vực trong sản xuất nơng nghiệp: quy trình sản xuất các loại cây trồng và vật ni khác nhau; quy trình sản xuất hạt giống và con giống; quản lý sức khỏe cây trồng và vật nuôi; quản lý dinh dưỡng đất và thức ăn chăn nuôi; chế biến và bảo quản nông sản...

- Cung cấp các dịch vụ cho thuê, mướn thiết bị nơng nghiệp:

Với diện tích sản xuất nhỏ lẻ và hạn chế về nguồn tài chính, nơng dân khó có thể tự mua thiết bị nông nghiệp để sản xuất, trung tâm có thể phối hợp với các ngân hàng có thể đầu tư và cho thuê thiết bị nông nghiệp để người nơng dân có thể sử dụng cho mình hay hình thành các tổ dịch vụ cơ giới hóa nơng nghiệp ở địa phương.

- Cung cấp dịch vụ tư vấn khoa học công nghệ, vườm ươm sáng tạo:

Nông dân Việt Nam và các cơ sở cơ khí nhỏ có nhiều sáng kiến và năng động; để có thể chuẩn hóa được các sản phẩm và tạo sức sống cho các sản phẩm từ ý tưởng của nông dân, kể cả các kỹ sư, cần sự hợp tác và gắn kết của nhiều bên liên quan để cùng thử nghiệm và cải tiến những mẫu máy nông nghiệp tiên tiến phù hợp với điều kiện đồng ruộng và cơng việc hồn thiện máy mang tính hệ thống hơn.

Trung tâm là nơi hình thành các ý tưởng và biến các ý tưởng thành hiện thực thông qua việc thiết kế, chế tạo khảo nghiệm và có sự hỗ trợ của các nhà chuyên mơn chun ngành. Khuyến khích đưa được các thành tựu cây lúa nước đến nông dân và nông trại, từ đó nhận được phản hồi cho nhà nghiên cứu, góp phần thúc đẩy tiến bộ nơng nghiệp.

HỘI THẢO THAM VẤN XÂY DỰNG TRUNG TÂM CƠ GIỚI HĨA VÙNG ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG

Một phần của tài liệu Xây dựng trung tâm cơ giới hóa nông nghiệp (Trang 53 - 55)