CHIA SẺ BÀI HỌC PHÁT TRIỂN VIỆN NGHIÊN CỨU NÔNG NGHIỆP CỦA TẬP ĐOÀN LỘC TRỜ

Một phần của tài liệu Xây dựng trung tâm cơ giới hóa nông nghiệp (Trang 94 - 97)

VI. NHỮNG YẾU TỐ ĐẢM BẢO THỰC HIỆN DỰ ÁN 7.1 Thị trường máy nông nghiệp và chế biến nông sản

CHIA SẺ BÀI HỌC PHÁT TRIỂN VIỆN NGHIÊN CỨU NÔNG NGHIỆP CỦA TẬP ĐOÀN LỘC TRỜ

CỦA TẬP ĐỒN LỘC TRỜI

Viện Nghiên cứu Nơng nghiệp Lộc Trời

Trong suốt chặng đường 29 năm kể từ khi được thành lập vào năm 1993, Tập đoàn Lộc Trời gắn liền với sứ mệnh “Cùng nông dân phát triển bền vững” với khát vọng hiện thực hóa ước mơ của bà con nông dân bằng hoạt động sản xuầt nông nghiệp ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến và tư duy kinh tế nông nghiệp hiện đại. Là Tập đồn có thế mạnh hàng đầu về nơng nghiệp, với nguồn lực hơn 3500 nhân viên bao gồm gần 1.300 kỹ thuật viên nơng nghiệp Ba Cùng ngày đêm gắn bó cùng nhà nơng trên vườn ruộng, vốn hóa hơn 3.000 tỉ đồng. Năm giá trị cốt lõi của Lộc Trời: làm chủ kiến thức nông nghiệp, quản lý mùa vụ, tổ chức sản xuất lớn, nông dân tin cậy và đối tác tin tưởng.

Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Lộc Trời (LTI) là một trong 5 thành viên chủ chốt của hệ sinh thái nông nghiệp Lộc Trời: nông sản Lộc Trời (LTA), dịch vụ nông nghiệp Lộc Trời (LTF), giống cây trồng Lộc Trời (LTS), ngành Vật tư nông nghiệp Lộc Trời (LTV), và Viện nghiên cứu Lộc Trời,; LTI là đơn vị nhận nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ, kết nối chặt chẽ toàn hệ sinh thái. Viện nghiên cứu Nông nghiệp Lộc Trời được thành lập từ tháng 3 năm 2020 tại xã Định Thành, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, với quyết định từ Bộ Khoa học và Công nghệ, đội ngũ nhân sự gồm 99 người thuộc 10 phịng trực thuộc Viện (Hành chính nhân sự, Kế tốn, Tổng hợp, Khoa học & hợp tác, Nghiên cứu và phát triển thực phẩm, Nghiên cứu thị trường, Kỹ thuật cây trồng, Nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao, Nghiên cứu sản phẩm sinh học, Nghiên cứu phân bón và dinh dưỡng cây trồng) và 4 trung tâm (Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Định Thành, Trung tâm Cây ăn quả, Trung tâm nghiên cứu Rau màu nhiệt đới, Trung Tâm nghiên cứu Ứng dụng Đà Lạt).

Hình 1. Ký kết chuyển giao khoa học tại sự kiện Cà phê khoa học Lộc Trời lần thứ 7

HỘI THẢO THAM VẤN XÂY DỰNG TRUNG TÂM CƠ GIỚI HĨA VÙNG ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG

Lĩnh vực nghiên cứu khoa học của Viện là nghiên cứu cây lúa, cây ăn quả, cây rau màu nhiệt đới và ôn đới, canh tác cây trồng, phân bón và dinh dưỡng cho cây trồng, chế tạo máy thiết bị ứng dụng công nghệ cao, thực phẩm sau giá trị sau gạo, nông sản và các sản phẩm giá trị gia tăng của phụ phẩm nông sản, đào tạo kiến thức nông nghiệp cho nhân viên Lộc Trời, hợp tác quốc tế. Năng lực nghiên cứu khoa học của Viện từ 3 nguồn lực: tự nghiên cứu, kết nối các đơn vị sinh hệ sinh thái Lộc Trời và liên kết với các nhà khoa học bên ngoài.

Kế thừa các Trung tâm, phòng ban nghiên cứu của Tập đoàn Lộc Trời, Viện đạt những thành tựu nổi bật như sau: 6 giống lúa được Cục Trồng Trọt công nhận lưu hành, 4 giống lúa nhận chuyển giao quyền sở hữu, sử dụng từ Viện lúa ĐBSCL, 1 giống xoài Cát Lộc nhận chuyển giao quyền sử dụng từ Viện Cây ăn Quả Miền Nam, 100 ha canh tác lúa gạo bền vững quốc tế (SRP) đạt điểm tuyệt đối qua 3 năm liền, đào tạo 100 nhân viên có chứng chỉ huấn luyện SRP, quy trình canh tác lúa cho mã số vùng trồng ở tỉnh An Giang và Kiên Giang, phịng thí nghiệm phân tích chất lượng lúa gạo đạt tiêu chuẩn ISO 17025. Ngoài ra, Viện đang thực hiện hơn 10 dự án liên kết hướng đến nền nơng nghiệp bền vững: tín chỉ carbon, nghiên cứu sản phẩm giá trị gia tăng, xây dựng thương hiệu nơng sản, số hóa trong nơng nghiệp (chú trọng mảng AI), mơ hình canh tác hiệu quả, hợp tác nghiên cứu khoa học công nghệ của Viện, Trường, IRRI.

Những mặt thuật lợi cho hoạt động và phát triển của Viện nghiên cứu Nông nghiệp Lộc Trời phải kể đến là: nguồn nhân lực chất lượng cao, nguồn ngân sách được phân bổ hằng năm từ Tập đồn Lộc Trời trên 80 tỉ đồng; các kí kết thỏa thuận ghi nhớ hợp tác khoa học với Viện, Trường trong và ngồi nước; được thừa hưởng các chính sách nhà nước khuyến khích, thúc đẩy nghiên cứu khoa học cho doanh nghiệp từ Bộ Khoa học Công nghệ; các kết quả nghiên cứu của Viện được triển khai ứng dụng vào thực tế sản xuất của các bộ phận thành viên hệ sinh thái Lộc Trời được liên thơng, nhanh chóng.

Bên cạnh các thuận lợi trên, Viện cịn một số hạn chế, khó khăn: nguồn nhân lực cơ hữu có tâm huyết nhưng chưa nhiều kinh nghiệm; trang thiết bị nghiên cứu chỉ đầu tư ở mức cơ bản chưa chuyên sâu; nguồn ngân sách cho đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, quốc tế chỉ phân bổ về các Viện, Trường, Sở ban ngành nhà nước; một số kết quả nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ triển khai đại trà trong nơng dân cịn chậm và khó khăn.

Từ những khó khăn trong nghiên cứu khoa học, Viện Lộc Trời đã và đang thực hiện các giải pháp khắc phục. Về nguồn nhân lực, đã mời gọi hơn 15 chuyên gia khoa học ở nhiều lĩnh vực hợp tác, tư vấn, đào tạo và nghiên cứu; hợp tác cùng nghiên cứu dự án, đề tài khoa học công nghệ với các Viện, Trường trong và ngoài nước; tổ chức định kì quí “cà phê khoa học Lộc Trời” mời các nhà khoa học tham gia, thảo luận, tìm giải pháp theo chủ đề nông nghiệp mà Lộc Trời tháo gỡ; đăng cai tổ chức các hội nghị, hội thảo nghiên

cứu khoa học. Về chính sách Nhà nước, Viện đề xuất Nhà nước cần có các cơ chế ưu đãi doanh nghiệp tham gia thực hiện nghiên cứu các đề tài trọng điểm, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia các lớp đào tạo chuyên sâu. Về ứng dụng các nghiên cứu mới vào sản xuất, Viện đề xuất các sở ban ngành địa phương và doanh nghiệp kết hợp tuyên truyền, vận động nông dân thay đổi tập quán canh tác kiểu cũ, tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.

Đối với ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nơng nghiệp, Tập đồn Lộc Trời xác định cơ giới hóa tồn diện các khâu sản xuất và đồng bộ hóa qui mơ sản nhằm giảm chi phí đầu vào, tăng gía trị sản phẩm. Các giải pháp cơng nghệ tiên tiến, hiện đại, ứng dụng ở qui mơ sản xuất lớn của Tập đồn Lộc Trời đều bắt đầu từ các nghiên cứu, thí nghiệm diện hẹp, các mơ hình, số liệu khoa học của Viện nghiên cứu Nông nghiệp Lộc Trời. Các nghiên cứu cho kết quả hiệu quả từ mơ hình cơng nghệ san phẳng mặt ruộng bằng tia laser với trường Đại Học Nông Lâm; mật độ gieo sạ theo máy sạ cụm với Yanmar, Kim Hồng; thử nghiệm các thông số kỹ thuật, liều lượng cho drone sạ giống, rãi phân, phun thuốc với Công ty Đại Thành, Bayer, Quảng Nơng Xanh; thử nghiệm các trạm Weatherplus tích hợp các dữ liệu thời tiết, sâu bệnh để dự báo để hành động cho sản xuất; máy gặt đập liên hợp Kubota cải tiến máy động lực, số lượng và tốc độ quay của thanh đập để đạt hiệu suất và giảm thất thoát; máy cuộn rơm Phan Tấn; Silo bảo quản nông sản; hiệu suất thu hồi gạo của máy bóc lứt, xát trắng gạo của Buhler, Satake, Bùi Văn Ngọ.

Hình 2. Mơ hình sản xuất lúa gạo bền vững quốc tế_SRP 100 tại An Giang

Đối vùng ĐBSCL là vùng sản sản xuất lúa trọng điểm của Việt Nam với trên 4,2 triệu ha lúa mỗi năm, chiếm hơn 50% sản lượng lúa và 90% lượng gạo xuất khẩu, thúc đẩy cơ giới hóa trong sản xuất lúa nhằm tăng hiệu quả canh tác bền vững. Công ty dịch vụ Nông Nghiệp Lộc Trời, là thành viên sinh thái Lộc Trời, tổ chức sản xuất lúa hợp tác với nông dân qua mơ hình LT1000 ở vụ thứ 2. Mơ hình LT1000 đã áp dụng cơ giới hóa tất cả khâu sản xuất lúa hay cịn gọi là mơ hình không dấu chân, người nông dân không phải sử dung chân tay cho canh tác cây lúa trên đồng ruộng. Diện tích đất sản xuất tại các hợp tác xã, tổ liên kết được tập trung qui mô 1000 ha, cơ giới hóa đồng bộ các khâu sản xuất: làm

HỘI THẢO THAM VẤN XÂY DỰNG TRUNG TÂM CƠ GIỚI HĨA VÙNG ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG

đất, gieo sạ, sạ phân, dự báo thời tiết, sâu bệnh, phun thuốc, thu hoạch, vận chuyển lúa và cuộn rơm. Canh tác lúa được thực hiện theo qui trình canh tác lúa của mơ hình LT1000 do Viện Nghiên cứu Nơng nghiệp Lộc Trời ban hành. Hiệu quả của mơ hình LT1000 ở vụ Đông Xuân 2021-2022 tại An Giang và Đồng Tháp giúp giảm chi phí sản xuất 10-13% và tăng năng suất 5-7% so với sản xuất bên ngoài; chất lượng gạo đạt dư lượng cho phép theo thị trường. Thành công của mơ hình LT1000 là tập trung đất sản xuất liền kề, cơ giới hóa tất cả các khâu sản xuất, các chính sách đầu tư, liên kết tiêu thụ thỏa đáng, hỗ trợ vật tư đầu vào, tín dụng, kỹ thuật đồng ruộng và bao tiêu đầu ra sản phẩm cho nơng dân. Như vậy, cơ giới hóa sản xuất nơng nghiệp trong bối cảnh thay đổi môi trường cạnh tranh nông nghiệp Việt Nam với quốc tế giúp giảm chi phí sản xuất, tăng giá trị sản lượng, bảo vệ mơi trường, quản lí an tồn thực phẩm.

Hình 3. Tổ chức sản xuất, cơ giới hóa và liên kết tiêu thụ của mơ hình LT1000

Tóm lại, thành lập Viện nghiên cứu Nơng nghiệp Lộc Trời là hướng đi tất yếu cho phát triển hệ sinh thái Tập đoàn Lộc Trời, chuỗi giá trị nông nghiệp, đầu tư cho khoa học làm nền tảng nông nghiệp, hướng tới một doanh nghiệp hiện đại và bền vững. Các doanh nghiệp cần nhân rộng đầu tư khoa học, nhà nước có các chính sách, cơ chế hỗ trợ, phối hợp nghiên cứu khoa học để các doanh nghiệp hoạt động tốt trong thời kì hội nhập quốc tế./.

Một phần của tài liệu Xây dựng trung tâm cơ giới hóa nông nghiệp (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)