Vùng ĐBSCL có vị trí địa lý chiến lược, nằm ở trung tâm khu vực ASEAN, là cửa ngõ kết nối của các hành lang kinh tế tiểu vùng MeKong mở rộng (GMS), có nhiều lợi thế phát triển kinh tế biển, biên mậu, giao thương quốc tế... Với diện tích khoảng 3,94 triệu ha, chiếm 12% diện tích cả nước, những năm qua ĐBSCL là vùng sản xuất và xuất khẩu lúa gạo, thủy sản, trái cây đứng đầu cả nước. Tốc độ tăng trưởng GDP nơng - lâm - ngư bình qn 3,8 - 4,2%/năm. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp 64,2%, lâm nghiệp 0,9%, thủy sản 34,9%. Sản lượng lúa đạt 24,5 triệu tấn và thủy sản 3,5 triệu tấn. Giá trị sản lượng bình quân trên đất trồng trọt đạt 130 triệu đồng/ha, đất nuôi trồng thủy sản 250 triệu đồng/ha.
Đến năm 2020, quy mơ diện tích đất nơng nghiệp vùng ĐBSCL là 3,25 triệu ha, trong đó đất lúa 1,82 triệu ha với đất chuyên trồng lúa là 1,7 triệu ha, luân canh lúa - màu 185.000 ha và lúa - thủy sản 240.000 ha. Diện tích trồng cây lâu năm 400.000 ha, trong đó vùng trồng cây ăn quả tập trung 185.000 ha gồm: cam, quýt, bưởi, xoài, sầu riêng, măng cụt, vú sữa, thanh long, nhãn, chôm chôm... Đất lâm nghiệp 330.500 ha, với rừng phòng hộ và rừng đặc dụng tổng diện tích 171.800 ha. Đất nuôi trồng thủy sản 542.800 ha, trong đó diện tích ni nước mặn, lợ 507.200 ha và nước ngọt 35.600 ha. Đất sản xuất muối 4.600 ha. Dự báo đến năm 2030, diện tích đất nơng nghiệp bị ngập do nước biển dâng ở ĐBSCL là hơn 30.000 ha. Diện tích đất lúa sẽ giảm khoảng 15.000 ha dự kiến chuyển sang ni trồng thủy sản, tăng diện tích đất ni trồng thủy sản lên 558.000 ha.
Trong bối cảnh công nghệ sản xuất liên tục thay đổi, sự thiếu hút lao động ngày càng trầm trọng, máy nông nghiệp đang là giải pháp thay thế lao động ở các khâu của chuỗi sản xuất. Trong những năm qua tỷ lệ cơ giới hóa ở các khâu trong sản xuất nơng nghiệp ở vùng ĐBSCL tăng rất cao, đặc biệt với một số cây trồng chủ lực như lúa gạo, cơ giới hóa ở nhiều khâu đạt 100%. Tuy nhiên, hạn chế về năng lực chế tạo máy nơng nghiệp trong nước cịn hạn chế, phụ thuộc vào các loại máy nhập khẩu, nhưng chưa phù hợp với thực thế sản xuất nơng nghiệp của Việt Nam, với chi phí vận hành, bảo dưỡng cao, năng lực vận hành máy của người dân còn hạn chế. Thiếu các đơn vị thực hiện các mơ hình trình diễn, đào tạo sử dụng máy nông nghiệp chuyên nghiệp, điều này làm cho quá trình cơ
giới hóa chưa đồng bộ ở các khâu trong q trình sản xuất, cơ giới hóa vẫn ở nhỏ lẻ, thiếu tập trung.
Mặc dù, cơ giới hóa nơng nghiệp phát triển nhanh, nhiều khâu sản xuất nông nghiệp cơ mức độ cơ giới hóa cao như làm đât lúa, mía., thu hoạch lúa ĐBSCL.. góp phân nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và giảm tổn thất sau thu hoạch; tạo tiền đề quan trọng để xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, giúp nông dân giảm công việc nặng nhọc, đảm bảo thời vụ gieo trồng. Nhờ đó đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn, tiêu thụ nông sản và tạo việc làm cho người nơng dân, góp phần hiện đại hóa nền nơng nghiệp Việt Nam trong thời gian qua.
Tuy nhiên, năng lực cơ giới hóa cịn nhiều hạn chế: (i) Trình độ cơ giới hóa nơng nghiệp cịn thấp, chưa tồn diện; năng lực chế tạo trong nước mới đáp ứng khoảng 33% giá trị; (ii) Quy hoạch kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu áp dụng máy móc trong sản xuất; (iii) Cơ chế, chính sách ban hành đối với cơ giới hóa và chế biến chưa đồng bộ, thiếu sự nhất qn, tổ chức thực hiện khơng hiệu quả, nhiều chính sách ban hành nhưng khơng có nguồn lực để thực hiện. Tính chung cả nước số lượng máy động lực, máy, thiết bị nơng nghiệp có mức tăng nhanh. Năm 2016 so với năm 2011 số lượng máy kéo tăng 45,5%, trong đó máy kéo cỡ lớn (≥ 35 mã lực) tăng 92,4%, máy kéo cỡ trung (18-35 mã lực) tăng 31,3% và máy kéo cỡ nhỏ (≤ 12 mã lực) tăng 53,5%; máy gặt đập liên hợp tăng 77,1%; máy sấy nông sản tăng 25,8%. Một số chủng loại máy có tốc độ tăng trưởng rất nhanh như máy chế biến thức ăn gia súc tăng 90,6%; máy chế biến thức ăn thủy sản tăng 2,2 lần và máy phun thuốc trừ sâu tăng 3.1 lần. Đến nay, trang bị động lực bình quân trong sản xuất nông nghiệp cả nước đạt khoảng 2,4 HP/ha canh tác.
Trong thời gian qua năng lực chế tạo và thị phần máy móc, thiết bị nơng nghiệp của thiết bị trong nước sản xuất đã có sự cải thiện với sự xuất hiện một số doanh nghiệp chế tạo, góp phần đáp ứng yêu cầu đa dạng của sản xuất, thích hợp với địa hình và quy mơ khác nhau. Hiện nay, Việt Nam đã sản xuất 30% máy móc phục vụ nơng nghiệp (đặc biệt máy liên hợp gặt lúa cơ khi trong nước chiếm 30% thị phần, máy xay xát lúa gạo chiếm 90% thị phần). Tuy nhiên, trong thời gian qua vẫn phải nhập khẩu nhiều máy móc thiết bị gồm các loại động cơ, máy kéo, máy nơng nghiệp có cơng suất từ 6-150 HP của Trung Quốc, Nga (Belarut), Nhật Bản (Kubota, Yanmar, Honda), Hàn Quốc (Daedoong), Mỹ (Jonhdeere); máy đốn hái chè, máy gặt lúa, máy cấy lúa (máy mới và máy đã qua sử dụng) của Nhật Bản, Hàn Quốc.