Chế tạo máy kéo và máy nông nghiệp

Một phần của tài liệu Xây dựng trung tâm cơ giới hóa nông nghiệp (Trang 57)

II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CƠ GIỚI HÓA ĐỒNG BỘ TRONG NÔNG NGHIỆP VÙNG ĐBSCL

2.2. Chế tạo máy kéo và máy nông nghiệp

Các loại máy được sản xuất tại Việt Nam bao gồm cả chế tạo và lắp ráp chỉ chiếm

khoảng 20-30% thị trường, phần lớn vẫn là máy nhập khẩu của Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Các thương hiệu máy kéo trong nước chiếm thị phần khá hạn chế so với các thương hiệu của nước ngoài (Yamar, Kubota, John Deere). Hiện chỉ có vài đơn vị trong nước chế tạo máy kéo như VEAM (máy kéo dưới 30HP); THACO đã sản xuất thành công máy kéo công suất đến 50HP; và Công ty TNHH MTV Động Cơ và Máy Nông Nghiệp Miền Nam với máy kéo hai bánh và động cơ diesel đến 36-38 HP. Tuy nhiên khảo sát sơ bộ trong tồn vùng ĐBSCL thì hầu hết nơng dân sử dụng máy kéo nhập ngoại như Kubota, Yanmar..và các loại máy second hand nhập từ Nhật và Hàn Quốc. Số liệu thống kê cho thấy hàng năm, lượng máy kéo được nhập khẩu đã lên đến hơn 2 nghìn tỷ đồng, trên 90% là máy kéo công suất trên 22 HP [5]. Tồn vùng khơng có đơn vị nào chế tạo máy kéo và máy nông nghiệp. Các cơ sở chế tạo máy nông nghiệp khác chủ yếu là xưởng cơ khí địa phương nhỏ lẻ, kỹ thuật thiết kế và công nghệ chế tạo bị hạn chế, các chi tiết máy chưa được tiêu chuẩn hóa và có chất lượng thấp. Hệ quả là làm tăng chi phí bảo trì, sửa chữa và làm giảm khả năng cạnh tranh. Số liệu và bức tranh chế tạo máy cho thấy rằng chúng ta đang thua và bỏ ngõ công tác này trên sân nhà. Nguyên nhân? Giá cao, sản phẩm chưa đa dạng là những yếu tố quan trọng làm cho các sản phẩm máy nơng nghiệp của Việt Nam khó cạnh tranh ngay tại thị trường trong nước [5].

Một phần của tài liệu Xây dựng trung tâm cơ giới hóa nông nghiệp (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)