Hệ thống phát triển và dịch vụ ngành

Một phần của tài liệu Xây dựng trung tâm cơ giới hóa nông nghiệp (Trang 58 - 60)

II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CƠ GIỚI HÓA ĐỒNG BỘ TRONG NÔNG NGHIỆP VÙNG ĐBSCL

2.4. Hệ thống phát triển và dịch vụ ngành

Theo thống kê của Bộ Cơng thương, máy móc thiết bị phục vụ nông nghiệp đều thông qua các cửa hàng, đại lý giới thiệu sản phẩm thực hiện các dịch vụ bán hàng và sau bán hàng. Việc cung cấp máy móc và thực hiện các khâu của hậu mãi hầu hết do các tổ hợp tác và tư nhân đảm nhiệm, chiếm khoảng 80% số cơ sở dịch vụ, cịn lại do nơng dân tự thực hiện.

Công tác kiểm định chất lượng máy, an toàn, bồi dưỡng thường xuyên và định kỳ về tiến bộ kỹ thuật và sử dụng máy hầu như cịn bỏ trống...một khoản chi phí khá lớn khơng hiệu quả góp phần làm tăng chi phí và giá thành sản xuất, cạnh tranh khó, thất thốt sau thu hoạch lớn, chế biến bị hạn chế.

Công tác nghiên cứu, đào tạo, triển khai ứng dụng, chuyển giao công nghệ, khuyến cơng...trong lĩnh vực cơ giới hóa đồng bộ gần như tự phát, thiếu nhạc trưởng cả trong quản lý ngành và triển khai ứng dụng.

Nguồn nhân lực chuyên ngành thực hiện CGHNN đăc biệt là lực lượng có trình độ đại học hầu như khơng có ở tất cả các địa phương, sở NNPTNT trong vùng.

III. GIẢI PHÁP

Cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất nơng nghiệp là bước đột phá quan trọng nhằm đẩy nhanh tốc độ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong sản xuất nơng nghiệp. Việc cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ khơng thể thành công và hiệu quả nếu công tác cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất nơng nghiêp không được xem xét nghiêm túc và đầu tư phát triển đúng mức. Cơ giới hóa đồng bộ là xu hướng tất yếu của nền sản xuất nơng nghiệp hàng hóa quy mơ lớn, năng suất cao, ít thâm dụng lao động và hội nhập quốc tế. Cơ cấu lại ngành nông nghiệp cần phải đẩy mạnh và phát triển CGH đồng bộ.

Tại nhiều hội nghị gần đây các năm 2019, 2020, và 2021 về phát triển cơ giói hóa nơng nghiệp đồng bộ, theo chuỗi giá trị của ngành NNPTNT dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Trần Thanh Nam, Hội Cơ khí Nơng nghiệp Việt Nam và Khoa Cơ khí cơng nghệ,

HỘI THẢO THAM VẤN XÂY DỰNG TRUNG TÂM CƠ GIỚI HĨA VÙNG ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG

Đại học Nơng Lâm TP. HCM đã trình bày và đưa ra một số khuyến nghị và giải pháp phát triển CGHNN đồng bộ cần thực hiện trong đó đã đề xuất một số giải pháp:

1. Xây dựng chính sách quốc gia về chế tạo và phát triển máy nông nghiệp.

2. Giải quyết tốt hai vấn đề cơ bản tác động đến trình độ phát triển CGHNN: Ruộng đất manh mún và sự nghèo khó của nơng dân.

3. Cần xây dựng chính sách tổng thể về đào tạo ngành CKNN

4. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, tư vấn và dịch vụ kỹ thuật ngành CKNN

Hiện nay, chúng ta đang thiếu kênh phân phối hoàn chỉnh, thiếu các đơn vị trung gian. Vì vậy, yêu cầu phải hình thành các trung tâm nghiên cứu và dịch vụ kỹ thuật cơ khí hóa nơng nghiệp tại các vùng sản xuất nông nghiệp, đại diện cho nhiều doanh nghiệp sản xuất khác nhau tại các khu vực trọng điểm. Các trung tâm này sẽ có vai trị là trung gian phân phối, kết nối trực tiếp người bán, người mua trong lĩnh vực máy nông nghiệp. Việc hình thành các trung tâm tập trung là phương án khả thi và hữu hiệu nhằm tăng cường năng lực phân phối sản phẩm trong lĩnh vực sản xuất máy nông nghiệp. Khơng chỉ phục vụ việc phân phối hàng hố, sản phẩm, các trung tâm này cũng cung ứng các thiết bị, linh kiện thay thế, thực hiện chức năng sửa chữa, bảo dưỡng cho khách hàng. Tuy nhiên mơ hình trung tâm phân phối tập trung cũng không thể thay thế hoàn toàn cho doanh nghiệp. Bên cạnh trung tâm phân phối tập trung, các doanh nghiệp cũng cần xây dựng hệ thống phân phối riêng biệt nhằm cung cấp sản phẩm trực tiếp cho khách hàng.

Giai đoạn đầu có thể thí điểm mơ hình thành lập 3 trung tâm tại 3 vùng: Trung tâm chuyên về máy, thiết bị sản xuất, chế biến lúa gạo và cây trồng cạn tại 2 khu vực là đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng; Trung tâm chuyên về máy, thiết bị sản xuất, chế biến cây công nghiệp tại Tây Nguyên. Trên cơ sở đó, xây dựng chính sách khuyến khích phù hợp để hỗ trợ thực hiện xây dựng hệ thống các trung tâm phân phối trong cả nước.

Các chức năng chính của mơ hình trung tâm có thể là:

- Chức năng giới thiệu sản phẩm: Giới thiệu và trình diễn sản phẩm máy móc, thiết bị dùng trong sản xuất, bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản. Qua đó thúc đẩy, kết nối nhà sản xuất với người mua.

- Chức năng giao dịch: Xúc tiến hoạt động bán hàng đến người tiêu dùng. - Dịch vụ

sau bán hàng: Thực hiện các hoạt động hỗ trợ sau bán hàng, sửa chữa, 174 bảo dưỡng sản phẩm định kỳ, cung cấp thiết bị, linh kiện thay thế cho khách hàng.

- Chức năng hỗ trợ: Thực hiện các hoạt động hỗ trợ cho người sử dụng như đào tạo,

hướng dẫn sử dụng, hỗ trợ tài chính cho người mua máy. Thơng qua trung tâm, có thể thu thập thơng tin, nghiên cứu về thực trạng, nhu cầu và yêu cầu về sản phẩm máy móc, thiết bị dùng trong sản xuất, bảo quản, chế biến nông lâm thủy sản. Qua đó cung cấp nguồn thơng tin thực tế, chính xác cho cơng tác hoạch định chiến lược phát triển của Chính phủ và các nhà sản xuất.

Chính phủ có thể hỗ trợ về đất đai, vốn, thu hút đầu tư xây dựng các trung tâm phân phối máy móc, thiết bị dùng trong sản xuất, bảo quản, chế biến nông lâm thủy sản tại các khu vực trọng điểm. Đây là khu vực có nhu cầu cao về máy và thiết bị cơ giới hóa nơng nghiệp.

- Nên chăng có một đầu mối đóng vai nhạc trưởng chỉ huy tồn bộ cơng tác cơ giới hóa nơng nghiệp tại những vùng trọng điểm nông nghiệp và cả nước, tất nhiên tổ chức này không thể hoạt động và đóng vai theo kiểu quản lý hành chính, mệnh lệnh và quan liêu. Có chính sách và quy định trong việc tăng cường sự liên kết 4 nhà (nhà nước, nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học) để phát triển ngành cơ khí máy nơng nghiệp, tạo đà cho việc áp dụng cơ giới hóa và thúc đẩy nền nơng nghiệp.

- Nhà nước nên thành lập lại hệ thống các trung tâm nghiên cứu và dịch vụ kỹ thuật cơ khí hóa nơng nghiệp tại các vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm như ĐBSCL, MĐNB, Tây Nguyên, ĐBSông Hồng.. vừa đáp ứng u cầu của cơng cuộc cơng nghiệp hóa phục vụ nơng thơn, vừa là nơi làm việc cho các kỹ sư và những người làm cơng tác cơ giới hóa phát huy tài năng, dịch vụ kỹ thuật và đam mê sáng tạo.

Với giải pháp thứ 4 đã nhiều lần đề xuất, Hội Cơ khí Nơng nghiệp Việt Nam nhận thấy rất tương đồng với chủ trương xây dựng Trung tâm CGH vùng ĐBSCL. Do đó quan điểm của Hội là hồn toàn đồng ý và ủng hộ việc xây dựng Trung tâm.

Các vấn đề còn lại của chủ trương cần tiếp tục thảo luận và xây dựng bao gồm đề án tổ chức, cơ chế tài chính, nguyên tắc hoạt động của Trung tâm; Nhiệm vụ cụ thể trong hoat động của Trung tâm theo từng giai đoạn; nguyên tắc phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp...

Một phần của tài liệu Xây dựng trung tâm cơ giới hóa nông nghiệp (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)