HIỆN TRẠNG VÀ SỰ CẦN THIẾT

Một phần của tài liệu Xây dựng trung tâm cơ giới hóa nông nghiệp (Trang 50 - 52)

Năm 2020, diện tích gieo trồng lúa của ĐBSCL ln đứng đầu cả nước với 3,96 triệu ha và đạt 23,8 triệu tấn thóc, chiếm 54,5% diện tích gieo trồng và 55,7% sản lượng thóc của cả nước (Tổng cục Thống kê, 2020). Đồng bằng sông Cửu Long đã phát huy lợi thế vựa lúa số một cả nước khi đóng góp hơn 90% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam, góp phần khẳng định vai trị, vị thế xuất khẩu gạo tốp đầu thế giới của Việt Nam.

Định hướng đến năm 2030, diện tích canh tác lúa tồn vùng cịn 1,6 triệu ha, diện tích gieo trồng lúa còn 3,1 triệu ha; sản lượng lúa dự kiến còn 17,3 triệu tấn (Quyết định 324/QĐ-TTg ngày 02/03/2020).

Cơ giới hóa trong canh tác lúa gồm các khâu chính như sau: (i) Làm đất (cày, bừa, xới, trục, trang...); (ii) Gieo-cấy (sạ hàng, cấy bằng máy, sạ lan bằng máy); (iii) Chăm sóc (bón phân, bảo vệ thực vật, tưới tiêu); (iv) Thu hoạch (gặt, tuốt đập, thu gom rơm rạ); (v) Sau thu hoạch (phơi sấy, bảo quản tồn trữ, xay xát, chế biến); và (vi) Vận chuyển thủy bộ (máy móc, nơng sản).

Mức độ trang bị động lực cho nông nghiệp ở ĐBSCL đạt khoảng hơn 2,5 HP/ha canh tác, rất thấp so với các nước trong khu vực. Con số này của Thái Lan đạt 4 HP/ha, Hàn Quốc đạt 4,2 HP/ha, Ấn Độ và Trung Quốc đạt trên 6 HP/ha. Mức độ CGH trong sản xuất lúa ở ĐBSCL khơng đồng đều giữa các khâu, trong đó: làm đất đạt gần 100%, bơm nước đạt khoảng 95%; gieo sạ bán cơ giới đạt 70-75%; thu hoạch máy gặt đập liên hợp (GĐLH) trên 90%; sấy chỉ đạt 70%; bảo quản đúng yêu cầu kỹ thuật chỉ đạt khoảng 15%; xay xát lúa gạo đạt xấp xỉ 95%. Các khâu như gieo sạ, cấy, làm cỏ và phun thuốc có mức độ CGH rất thấp, lao động thủ công vẫn là chủ yếu. Trong cải tạo đồng ruộng và san phẳng mặt đồng, ĐBSCL sử dụng phổ biến các thiết bị tran đất truyền thống để tran trên ruộng nước. Những năm gần đây, một số địa phương đã thử nghiệm thiết bị tran được điều khiển bằng tia lazer, hiệu quả sử dụng thiết bị san phẳng đồng ruộng sử dụng kỹ thuật lazer còn thấp. Tại các địa phương, các loại máy móc phục vụ sản xuất (máy cày, bừa, gặt, tuốt lúa...) được nông dân đầu tư mua sắm ngày càng nhiều, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong sản xuất nông nghiệp.

HỘI THẢO THAM VẤN XÂY DỰNG TRUNG TÂM CƠ GIỚI HĨA VÙNG ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG

Việc sử dụng máy nơng nghiệp ngồi đồng, nơng dân tự học và truyền kinh nghiệm với nhau. Nơng dân Việt Nam nói chung và nơng dân ĐBSCL nói riêng có sức sáng tạo và những mày mò thử nghiệm lao động miệt mài đem lại kết quả thiết thực. Tuy nhiên những cải tiến, chế tạo chỉ là kinh nghiệm trên đồng ruộng ở diện hẹp, chưa chuẩn hóa và khó thích ứng với điều kiện sử dụng đa dạng và rất khó để sản xuất hàng loạt với quy mô lớn. Thực tế nhiều năm qua hàng trăm “nhà sáng chế” nơng dân đã phải rời cuộc chơi vì thua lỗ.

Người sử dụng, vận hành máy nông nghiệp không được đào tạo qua trường lớp tiềm ẩn nhiều rủi ro về an toàn lao động cũng như hiệu quả kinh tế - kỹ thuật khi quản lý, vận hành máy. Theo kết quả khảo sát 13 Trung tâm Khuyến nông ở ĐBSCL cho thấy khơng có kỹ sư cơ khí nơng nghiệp làm việc trong các Trung tâm Khuyến nơng tỉnh, có 7 kỹ sư cơ khí chế tạo, chế biến ở 4 tỉnh, lực lượng cán bộ được đào tạo về chuyên ngành Cơ khí nơng nghiệp chưa được quan tâm sử dụng trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn (Nguyễn Văn Khải, 2020).

Cả nước có 05 trường đại học có khoa Cơ khí nơng nghiệp (CKNN) thì 04 trường đã dẹp ngành CKNN, chỉ cịn ĐH Nơng Lâm Tp. HCM đào tạo cịn lây lất, có năm khơng đủ sinh viên (Phan Hiếu Hiền, 2020). Riêng ĐBSCL có 02 đơn vị có chức năng đào tạo về CKNN, vận hành, sử dụng máy nông nghiệp gồm ĐH Cần Thơ và Trường Cao đẳng cơ điện NN Nam bộ thì nhiều năm nay khơng có học sinh, sinh viên đăng ký học.

Chất lượng nhân lực phục vụ CNH nông nghiệp nông thôn vùng ĐBSCL vừa thiếu lại vừa yếu. Lao động sử dụng máy trong nơng nghiệp qua đào tạo cịn rất thấp, nhiều lao động lái máy nông nghiệp không qua đào tạo. Phần lớn người vận hành máy nơng nghiệp khơng qua đào tạo, khơng có chứng chỉ, bằng cấp (Lê Văn Bảnh, 2019)

Để thực hiện tốt cơ giới hóa trong sản xuất lúa, ngồi máy móc thiết bị sẽ quyết định vốn đầu tư thì nguồn nhân lực quy hoạch phát triển, định hướng, khai thác, sử dụng hiệu quả vốn đầu tư thiết bị máy móc nơng nghiệp phải được đào tạo đúng chun mơn mới thúc đẩy nhanh quá trình phát triển cơ giới hóa của đất nước.

Hiện nay, mức độ cơ giới hóa nơng nghiệp nói chung và cây lúa nói riêng ở vùng ĐBSCL chưa đáp ứng yêu cầu để trở thành một quốc gia công nghiệp trong thời gian tới. Trong đó có nguyên nhân do thiếu nguồn nhân lực được đào tạo cơ bản để thực hiện q trình cơ giới hố đồng bộ sản xuất nông nghiệp.

Ngành nông nghiệp Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030, mức độ cơ giới hóa các khâu trong sản xuất nông nghiệp đạt từ 80-100%; công suất máy trang bị bình quân cả nước đạt 5-6HP/ha vào năm 2030. Tại những vùng nơng nghiệp sản xuất hàng hóa, mức độ cơ giới hóa được đồng bộ và tiến tới tự động hóa.

Quyết định số 858/QĐ-TTg ngày 20/7/2022 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển cơ giới hóa nơng nghiệp và chế biến nông lâm thủy sản đến năm 2030. Đối với cơ giới

hóa nơng nghiệp (1) Phát triển cơ giới hóa đồng bộ trong nơng nghiệp, ứng dụng công nghệ hiện đại, công nghệ thông minh, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi trường phù hợp với quy mơ, trình độ sản xuất, lợi thế từng ngành hàng, vùng sản xuất nơng nghiệp với các tổ chức sản xuất có quy mơ lớn theo chuỗi giá trị nông sản. (2) Khuyến khích phát triển các tổ chức, trung tâm cơ giới hóa nơng nghiệp tại các vùng, miền về chế tạo, cung cấp máy, thiết bị, cơng nghệ, dịch vụ giới hóa nơng nghiệp, cơng nghiệp hỗ trợ, chuyển giao khoa học công nghệ, các ý tưởng đổi mới, sáng tạo để phát triển cơ giới hóa vào sản xuất nơng nghiệp.

Chính vì thế, việc thành lập các trung tâm cơ giới hóa sẽ là hạt nhân để huy động nguồn lực xã hội trong việc thúc đẩy và nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh dịch chuyển nguồn nhân lực ra khỏi ngành và địa phương và tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu trong vùng ĐBSCL.

Một phần của tài liệu Xây dựng trung tâm cơ giới hóa nông nghiệp (Trang 50 - 52)