Các nguyên nhân đói nghèo

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp xoá đói giảm nghèo ở huyện như thanh – thanh hoá (Trang 47 - 52)

2.4 .Cơ cấu chi tiêu của các nông hộ nghèo

4. Các nguyên nhân đói nghèo

Nghèo đói vẫn tồn tại ở những nước có nền kinh tế phát triển bền vững và phổ biến nhất là ở những nước có nền kinh tế kém phát triển. Việt nam cũng vậy, nghèo đói đang là vấn đề quan tâm hàng đầu của Đảng và nhà nước. Có nhiều ngun nhân làm cho tình trạng nghèo đói vẫn tồn tại. Có thể thấy rõ một số nguyên nhân chủ của Việt nam nói chung và của huyện Như Thanh - Thanh Hố nói riêng như sau:

4.1. Đối với Việt nam nói chung.

4.1.1.Nguyên nhân lịch sử, khách quan:

Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu vừa trải qua một cuộc chiến tranh lâu dài và gian khổ, cơ sở hạ tầng bị tàn phá, ruộng đồng bị bỏ hoang, bom mìn, nguồn nhân lực chính của các hộ gia đình bị sút giảm do mất mát trong chiến tranh, thương tật, hoặc phải xa gia đình để tham gia chiến tranh, học tập cải tạo trong một thời gian dài.

Chính sách nhà nước thất bại: sau khi thống nhất đất nước việc áp dụng chính sách tập thể hóa nơng nghiệp, cải tạo cơng thương nghiệp và chính sách giá lương tiền đã đem lại kết quả xấu cho nền kinh tế vốn đã ốm yếu của Việt Nam làm suy kiệt toàn bộ nguồn lực của đất nước và hộ gia đình ở nơng thơn cũng như thành thị, lạm phát tăng cao có lúc lên đến 700% năm.

Hình thức sở hữu: việc áp dụng chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu nhà nước và tập thể của các tư liệu sản xuất chủ yếu trong một thời gian dài đã làm thui chột động lực sản xuất.

Việc huy động nguồn lực nông dân quá mức, ngăn sông cấm chợ đã làm cắt rời sản xuất với thị trường, sản xuất nông nghiệp đơn điệu, công nghiệp thiếu hiệu quả, thương nghiệp tư nhân lụi tàn, thương nghiệp quốc doanh thiếu hàng hàng hóa làm thu nhập đa số bộ phận giảm sút trong khi dân số tăng cao.

Lao động dư thừa ở nơng thơn khơng được khuyến khích ra thành thị lao động, không được đào tạo để chuyển sang khu vực cơng nghiệp, chính sách quản lý bằng hộ khẩu đã dùng biện pháp hành chính để ngăn cản nông dân di cư, nhập cư vào thành phố.

Thất nghiệp tăng cao trong một thời gian dài trước thời kỳ đổi mới do nguồn vốn đầu tư thấp và thiếu hệu quả vào các cơng trình thâm dụng vốn của Nhà nước.

4.1.2.Nguyên nhân chủ quan:

Sau 20 năm đổi mới đến năm 2005 kinh tế đã đạt được một số thành tựu nhưng số lượng người nghèo vẫn cịn đơng, có thể lên đến 26% (4,6 triệu hộ) do các nguyên nhân khác như sau:

Sai lệch thống kê: do điều chỉnh chuẩn nghèo của Chính phủ lên cho gần với chuẩn nghèo của thế giới (1USD/ngày) cho các nước đang phát triển làm tỷ lệ nghèo tăng lên.

Việt Nam là nước nơng nghiệp đến năm 2004 vẫn cịn 74,1% dân sống ở nông thôn trong khi tỷ lệ đóng góp của nơng nghiệp trong tổng sản phẩm quốc gia thấp. Hệ số Gini là 0,42 và hệ số chênh lệch là 8,1 nên bất bình đẳng cao trong khi thu nhập bình qn trên đầu người cịn thấp.

Người dân còn chịu nhiều rủi ro trong cuộc sống, sản xuất mà chưa có các thiết chế phịng ngừa hữu hiệu, dễ tái nghèo trở lại như: thiên tai, dịch bệnh, sâu hại, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, thất nghiệp, rủi ro về giá sản phẩm đầu vào và đầu ra do biến động của thị trường thế giới và khu vực như khủng hoảng về dầu mỏ làm tăng giá đầu vào, rủi ro về chính sách thay đổi khơng lường trước được, rủi ro do hệ thống hành chính kém minh bạch, quan liêu, tham nhũng.

Nền kinh tế phát triển không bền vững, tăng trưởng tuy khá nhưng chủ yếu là do nguồn vốn đầu tư trực tiếp, vốn ODA, kiều hối, thu nhập từ dầu mỏ

trong khi nguồn vốn đầu tư trong nước cịn thấp. Tín dụng chưa thay đổi kịp thời, vẫn còn ưu tiên cho vay các doanh nghiệp nhà nước có hiệu quả thấp, khơng thế chấp, mơi trường sớm bị hủy hoại, đầu tư vào con người ở mức cao nhưng hiệu quả còn hạn chế, số lượng lao động được đào tạo đáp ứng nhu cầu thị trường cịn thấp, nơng dân khó tiếp cận tín dụng ngân hàng nhà nước, Ở Việt Nam, sự nghèo đói và HIV/AIDS tiếp tục phá hủy từng kết cấu của tuổi thơ. Các em khơng được thừa hưởng quyền có một tuổi thơ được thương yêu, chăm sóc và bảo vệ trong mái ấm gia đình hoặc được khích lệ phát triển hết khả năng của mình. Khi trưởng thành và trở thành cha mẹ, đến lượt con cái các em có nguy cơ bị tước đoạt các quyền đó vì các hiểm họa đối với tuổi thơ lặp lại từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Sự chênh lệch lớn giữa các vùng miền, thành thị và nông thôn, giữa các dân tộc cao.

Môi trường sớm bị hủy hoại trong khi đa số người nghèo lại sống nhờ vào nơng nghiệp.

Hiệu năng quản lý chính phủ thấp.

4.2. Ngun nhân gây ra tình trạng nghèo đói ở huyện Như Thanh - Thanh Hố.

Có 3 ngun nhân chủ yếu gây ra tình trạng nghèo đói của huyện . Cụ thể như sau:

4.2.1. Nhóm nguyên nhân do điều kiện kinh tế- xã hội.

- Như Thanh - Thanh Hoá là huyện miền núi mới được thành lập, đời sống của đại bộ phận nhân dân cịn khó khăn. Diện tích đất chủ yếu là đồi núi, đặc biệt có 5 xã vùng 135, tỷ lệ hộ đói nghèo tương đối cao, trình độ dân trí của người dân thấp. Đất đai rất khó cho người dân thực hiện canh tác trong khi đó bản thân họ lại thiếu vốn sản xuất, kỷ thuật. Chính vì vậy cuộc sống của nhân dân chủ yếu dựa vào nương rẫy. Thực tế đó đã dẫn đến việc người

dân đốt phá rừng bừa bãi gây ra nhiều thảm hoạ thiên nhiên, và nó lại tác động trực tiếp đến cuộc sống của người dân. Ta có thể nhận ra được vịng luẩn quẩn của đời sống nhân dân tại huyện.

- Khí hậu khắc nghiệt là đặc điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên của huyện. Hàng năm ở tỉnh Thanh hóa nói chung và ở huyện Như Thanh nói riêng khơng năm nào là khơng có bão lũ, hạn hán, lốc xốy, gió lào( gió phơn tây nam) tràn sang... gây ra nhiều tổn thất nặng nề khơng chỉ về tài sản mà cả tính mạng con người.

- Địa hình phức tạp cịn ảnh hưởng đến việc phát triển giao thông liên xã, liên huyện. Việc đầu tư cho xây dựng các cơng trình giao thơng khá tốn kém cả về thời gian và về vốn. Trong khi đó kinh phí của huyện có được khơng nhiều.

- Ngồi ra cịn do hậu quả của chiến tranh để lại. Có thể thấy rằng đại bộ phận hộ nghèo trong huyện là các gai đình chính sách và đồng bào dân tộc thiểu số.

4.2.2. Do cơ chế chính sách chậm đổi mới và thiếu đồng bộ.

Việc xoá bỏ chế độ bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường là đúng đắn và cần thiết. Song với cơ chế mới, nhiều chính sách kinh tế- xã hội còn thiếu và chưa đồng bộ, trong đó chính sách đầu tư phát triển, đặc biệt là đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp- nông thôn. Điển hình ở huyện đã xây dựng được nhà máy dứa cơ đặc xuất khẩu có vừng nguyên liệu dồi dào nhưng do việc quản khơng đồng bộ, nhièu cơ chế chính sách chưa hợp lý trong việc đầu tư nên sau khi nhà máy đưa vào hoạt động một thời gian thì khơng có hiệu quả. Hậu quả của việc nhà máy bị đóng cửa là ngưịi dân đặc biệt là người dân nghèo. Họ vay vốn ngân hàng đầu tư để thực hiện trồng nguyên liệu cungn cấp cho nhà máy dứa, tuy nhiên không thu lại được vốn bỏ ra do không bán được dứa cho nhà máy. Chính vì vậy đã dẫn đến nợ ngân hàng ngày càng lớn.

Các chính sách xã hội và đầu tư phúc lợi xã hội không đựơc quan tâm, vấn đề giáo dục bị xuống cấp. Mặc dù cho đến nay đã và đang tiến hành giải quyết tuy nhiên chưa triệt để. Có thể nhận thấy rằng giá cả giữa 3 khu vực Nơng nghiệp- cơng nghiệp- dịch vụ có sự chênh lệch lớn. Đây là yếu tố bất lợi cho người nơng dân, nó gây ra khơng ít thiệt thịi cho nơng dân và đặc biệt là cho người dân nghèo.

4.2.3. Nguyên nhân chủ quan thuộc về người nghèo:

Đó là thiếu tri thức, kinh nghiệm sản xuất, phong tục lạc hậu, gia đình đơng con, thiếu sức lao động, vốn, đất đai, tư liệu sản xuất... Tình trạng sống du canh du cư, di dân tự do, tệ nạn xã hội của một bộ phận dân cư đến vùng kinh tế mới làm cho người nghèo lại càng có nguy cơ nghèo hơn.

Có thể thấy rằng người dân nghèo đang gặp phải rất nhiều khó khăn. Nếu khơng có sự quan tâm đúng mức của các cấp thì vấn đề nghèo đói ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu cứ như vậy thì nghèo đói vẫn khơng thể xố hết trong những năm sắp tới.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp xoá đói giảm nghèo ở huyện như thanh – thanh hoá (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)