Cơ cấu tổng thu của nông hộ nghèo theo ngành nghề

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp xoá đói giảm nghèo ở huyện như thanh – thanh hoá (Trang 38 - 40)

II. Đánh giá thực trạng đói nghèo ở huyện Như Thanh Thanh Hoá

2. Cơ cấu đói nghèo phân theo các tiêu chí

2.2. Cơ cấu tổng thu của nông hộ nghèo theo ngành nghề

Thu nhập của người nghèo luôn được đặt lên hàng đầu trong quan tâm của Đảng, Nhà nước cũng như địa phương. Chính vì vậy, tổng thu của hộ nghèo tại các vùng trong huyện không những cho thấy được sự chênh lệch thu nhập giữa các vùng mà nó cịn phản ánh chính xác thực trạng đói nghèo của huyện. Bảng 6 thống kê chi tiết thu nhập của các hộ nghèo.

Bảng 7.2: Cơ cấu tổng thu của nông hộ nghèo năm 2005 - theo ngành nghề (Tính bình qn trên hộ) ĐVT: 1000 đồng

Chỉ tiêu

Vùng Đồng bằng

Vùng miền

núi Vùng cao Bình quân Giá trị % Giá

trị % Giá trị % Giá trị %

Tổng thu bình quân/hộ 11.278 100 10.471 100 9.621 100 10.456 100 1.Sản xuất nông nghiệp

- Trồng trọt - Chăn nuôi 9.890 7.457 2.433 87,7 75,4 24,6 8.241 6.032 2.209 78,7 73,2 26,8 4.762 3.290 1.472 49,5 69,1 30,9 7.631 5.593 2.038 72,9 73,3 26,7

2. Sản xuất lâm nghiệp 0 0 356 3,4 358 5,6 298 2,9

3. Ngành nghề, dịch vụ 428 3,8 303 2,9 452 4,7 394 3,8

4. Từ hoạt động khác 960 8,5 1.205 11,5 2.029 19,2 1.337 12,8

Qua bảng trên ta thấy, thu nhập của các hộ khá đa dạng và sự chênh lệch giữa các khoản thu là rõ ràng. Do sự khác nhau về địa lý cũng như là điều kiện kinh tế xã hội nên giữa vùng đồng bằng, vùng núi,vùng sâu cũng có sự khác biệt về thu nhập của các hộ. Thực tế việc phân ra thành vùng núi và vùng cao, vùng sâu là khơng rõ ràng. Vì ở huyện chỉ có 2 xã được cơng nhân là xã vùng cao. Tuy nhiên 2 xã này đều có quy mơ rộng và dân số đông nên cơ cấu thu nhập được phản ánh trên biểu đồ cơ cấu khá rõ nét.

Đối với các xã thuộc vùng đồng bằng, thu nhập nình quân/năm là 11.278.000 đ , với các xã vùng núi là 10.471.000đ và đối với các xã thuộc vùng cao là 10.456.000đ. Có sự chênh lệch về thu nhập bình qn/ năm của các vùng chủ yếu là do điều kiện kinh tế xã hội và trình độ dân trí. Ở các xã vùng đồng bằng thì thuận lợi hơn rất nhiều về mơi trường sản xuất kinh doanh, thị trấn của huyện là trung tâm của khu vực đồng bằng. Khu vực này có thế mạnh là sản xuất nông nghiệp (thu nhập là 9.890.000đ tương ứng với 87,7%) và các ngành nghề khác như công nhân viên chức, doanh nghiệp tư nhân(thu nhập là 960.000đ tương ứng với 8,5%)…. Bên cạnh đó ngành kinh doanh dịch vụ tuy mới mẻ nhưng cũng đem lại cho người dân thu nhập tương đối ổn định (thu nhập là 428.000đ tương ứng với 3,5%). Khu vực miền núi tuy mức thu nhập thấp hơn tuy nhiên cũng đảm bảo phần lớn đời sống nhân dân. Ở vùng miền núi và vùng cao mặc dù kém hơn về nơng nghiệp nhưng họ có thêm thu nhập từ hoạt động lâm nghiệp. Cơ cấu thu nhập nói chung khơng chênh lệch nhau nhiều giữa các ngành. Vùng núi nông nghiệp là 8.241.000đ (tương ứng 78,7%), lâm nghiệp là 356.000(tương ứng là 3.4%), từ ngành nghề dịch vụ là 301.000đ(tương ứng 2,9%), từ hoạt động khác là 1.250.000đ(tương ứng 11,5%). Đối với vùng cao thu nhập từ sản xuất nông nghiệp là 4.762.000đ (tương ứng 49,5%), từ lâm nghiệp là 358.000đ (tương ứng 5,6%), từ ngành nghề dịch vụ là 452.000đ (tương ứng 4,7%) và từ các

ngành nghề khác là 2.029.000đ (tương ứng 19,2%). Có thể thấy rằng ở các xã thuộc vùng cao thu nhập từ nông nghiệp thấp là do cây trồng chủ yếu là cây ngắn ngày năng suất thấp. Tuy nhiên thu nhập từ các ngành nghề khác lại khá cao, điều này là do có các nhà đầu tư khai thác tiềm năng của thiên nhiên như rừng, khống sản…Nhờ đó tạo được cơng ăn việc làm và thu nhập cho người dân

Nhìn chung sự vượt trội của khu vực đồng bằng với các khu vực cịn lại là khơng rõ ràng, đó chỉ là sự khác biệt chung mà bất cư một địa phương hay quốc gia nào cũng đều tồn tại.Việc xoá đi khoảng cách về thu nhập giữa các vùng là chưa thể, vì dù sao phong tục tập qn, thói quen sản xuất của nhân dân trong huyện không thể thay đổi trong ngày một ngày hai.

Dựa vào bảng số liệu trên ta đánh giá được hiệu quả của các ngành nghề mà nhân dân trong huỵện đang duy trì. Từ đó, cho thấy những ngành nghề nào là phù hợp với người nghèo, giúp được họ thốt khỏi cảnh nghèo đói. Như vậy, đây sẽ là cơ sở để tăng hiệu quả của chương trình Quốc gia Xố đói giảm nghèo. Và nó cũng là cơ sở cho những hoạch định phát triển kinh tế, phát triển con người của huyện trong thời gian sắp tới.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp xoá đói giảm nghèo ở huyện như thanh – thanh hoá (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)