2.4 .Cơ cấu chi tiêu của các nông hộ nghèo
5. Đánh giá hiệu quả của các chính sách Xố đói giảm nghèo của huyện và
5.1. Chính sách hỗ trợ về y tế
Việt nam từ lâu đã được xem như một nước dẫn đầu trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân và mặc dù thu nhập của người dân còn thấp, chúng ta dã xây dựng được một hệ thống y tế khá tốt. Các dịch vụ y tế công cộng được tổ chức theo ranh giới địa phương với các trạm y tế là nơi cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu, với các dịch vụ bệnh viện đặt tại huyện và ở các cấp quốc gia cũng như có rất nhiều bệnh viện chuyên khoa. Tuy nhiên, gần đây đã có sự bung nổ ở mức sơ khai cả về số lượng cơ sở và sản phẩm y dược do tư nhân cung cấp. Trung tâm y tế mặc dù chủ yếu vẫn là trung tâm y tế của Nhà nước, tăng mức viện phí lên rấ nhiều và Chính
phủ đã có hình thức Bảo hiểm y tế như một cách làm hạn ché rủi ro và góp phần bảo vệ người dân khỏi phải trả những chi phí lớn. Hiện nay phần lớn người bệnh phải trả hầu hết các khoản phí chăm sóc y tế. Nhà nước đang trong q trình định hướng các trợ cấp y tế đối với người nghèo. Năm 1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 95/CP về việc thu một phần viện phí. Và ngày 15/10/2002 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg về việc khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo có quy định đối tượng hưởng bao gồm:
5.1.1. Người nghèo theo quy định hiện hành về chuẩn hộ nghèo quy định tại Quyết định 1143/2002/QĐ-LĐTBXH ngày 01/11/2002 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
5.1.2. Nhân dân các xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 135/1998/QĐ/TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt " Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa".
Như Thanh - Thanh Hố là huyện có địa bàn rộng, dân cư sống rải rác, địa hình đa dạng( miền núi và trung du). Huyện gồm 16 xã và 1 thị trấn. Nhưng những năm qua được sự quan tâm của Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp chính quyền và các ban ngành đồn thể xã hội trong huyện, huyện đã sớm triển khai thực hiện chính sách của Nhà nước về chăm sóc sức khoẻ y tế cho nhân dân, đặc biệt là chính sách khám chữa bệnh cho người nghèo và dân cư ở vùng cao. Đây là một chính sách quan trọng trong chương trình mục tiêu Quốc gia Xố đói giảm nghèo và đã thu được một số kết quả nhất định. Thực hiện việc cấp thẻ khám chữa bệnh cho người nghèo, thực hiện quyết định 139 của Thủ tướng Chính phủ về việc khám chữa bệnh cho hộ nghèo, huyện Như Thanh - Thanh Hố thực hiện chính sách thực thanh, thực chi, chứ khơng thực hiện mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo.
Riêng năm 2003, ngành Lao động Thương binh và Xã hội đã cấp trên 15.000 thẻ khám chữa bệnh cho 139 cho các đối tượng người nghèo, bảo trợ xã hội, thuộc các xã thuộc chương trình 135. Trong đó số thẻ cấp cho người nghèo là 41.000 thẻ chiếm 35,6% tổng số thẻ khám chữa bệnh 139. Riêng đầu năm 2006 cấp được 32.377 thẻ cho người nghèo. Chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo đã giúp được hộ nghèo giảm bớt một phần gánh nặng, vì vậy chi phí cho y tế chiếm một phần lớn trong chi tiêu cho hộ gia đình. Theo nghiên cứu của các chuyên gia (năm 2000) tại 4 xã của huyện Như Thanh - Thanh Hố thì các hộ đã dành trung bình 13,2% thu nhập để chăm sóc y tế, nhóm người giầu dành nhiều chi tiêu cho chăm sóc y tế hơn người nghèo, nhưng tỷ lệ chi tiêu dành cho chăm sóc y tế thị người nghèo chiếm tỷ trọng lứon hơn người giàu.
Trong thời kỳ đổi mới, chi phí chăm sóc sức khoẻ đã trở thành mối quan tâm chính của tồn dân. Các vấn đề về sức khoẻ khơng thể biết trước được và hậu quả của nó cũng ảnh hưởng rất lớn đến q trình chăm sóc sức khoẻ của người nghèo. Những năm gần đây, huyện Như Thanh - Thanh Hố đã trích ra hơn 532 triệu đồng để chi phí cho bệnh nhân thuộc diện nghèo.
Hàng năm số người được thụ hưởng chính sách khám chữa bệnh ngày càng nhiều lên, năm 2001 mới chỉ có 41.532 lượt người nhưng đến năm 2002 đã tăng lên là 52.501 lượt người, tương ứng với số tiền chi phí cho nó cũng tăng lên theo. Năm 2001 chỉ có 1.112.000 đồng/năm nhưng đến năm 2002 là 1.678.000.000 đồng, riêng 9 tháng đầu năm 2005 số tiền đó đã là 1.978.000.000 đồng.
Vì vậy, chính sách hỗ trợ về y tế cho người nghèo là rất quan trọng, nếu khơng có thì người nghèo sẽ khơng "dám ốm" mà đã là người nghèo thì điều kiện sinh hoạt tối thiểu không đủ, nên thường xuyên ốm đau bệnh tật. Do đó, nếu khơng được hỗ trợ thì họ khơng có khả năng thanh tốn tiền viện phí và
lại rơi vào vịng luẩn quẩn của sự nghèo đói khơng sao thốt ra được. Trước đây khi chưa có chính sách thì người bệnh thuộc diện người nghèo phải thanh tốn những khoản tiền lớn vì thuốc dùng là những thuốc có giá thành cao và điều trị bệnh hiểm nghèo. Nhưng hiện nay chúng ta đang thực hiện hình thức thực chi cho chính sách khám chữa bệnh người nghèo, đối với hình thức này sẽ tiết kiệm đựơc rất nhiều cho Quỹ khám chữa bệnh 139 của huyện. Nhưng mặt hạn chế của phương thức này là việc đối tượng đi khám chữa bệnh ở ngồi huyện ( tuyến TW) gặp rất nhiều khó khăn trong việc thanh tốn, vì khi đối tượng đi khám điều trị ở tuyến trung ương phải tự thanh tốn, sau đó mang chứng từ về đơn vị giới thiệu đi thì mới được thanh tốn. Chính vì vậy gây rất nhiều khó khăn cho đối tượng nghèo. Một điều dễ hiểu là vì những người nghèo mắc bệnh nặng thì chi phí lớn, họ khơng có khả năng thanh tốn được ngay cho bệnh viện tuyến trên.