Chính sách hỗ trợ về tín dụng cho hộ nghèo

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp xoá đói giảm nghèo ở huyện như thanh – thanh hoá (Trang 55 - 58)

2.4 .Cơ cấu chi tiêu của các nông hộ nghèo

5. Đánh giá hiệu quả của các chính sách Xố đói giảm nghèo của huyện và

5.2. Chính sách hỗ trợ về tín dụng cho hộ nghèo

Thiếu vốn là một trong những ngun nhân chính dẫn đến đói nghèo và cung cấp tín dụng được coi là biện pháp có hiệu quả kịp thời. Ở Việt nam mạng lưới cung cấp dịch vụ tín dụng cho người nghèo được thực hiện chủ yếu thông qua 2 kênh: Hệ thống tài chính chính thức- Ngân hàng chính sách xã hội ( trước đây là Ngân hàng người nghèo) từ cấp trung ương đến cấp huyện. Bên cạnh đó cịn có một hệ thống tài chính bao gồm các tổ chức phi Chính phủ, các tổ chức đoàn thể như Hội phụ nữ, Hội nông dân... cũng tham gia vào việc huy động và cung cấp dịch vụ tín dụng cho người nghèo. Hệ thống tín dụng phi Chính phủ đã tiếp cận được số lượng khá đơng người nghèo và được đánh giá là có hiệu quả và có tác dụng tích cực đến kết quả Xố đói giảm nghèo. Mơ hình tín dụng tiết kiệm do Hội phụ nữ thực hiện là một ví dụ điển hình.

Có thể thấy rằng Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Như Thanh - Thanh Hố có mạng lưới giao dịch rộng khắp từ huyện đến cơ sở. Với mơ hình này, Ngân hàng Chính sách đã hoạt động tích cực và hiệu quả, đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho hộ nghèo thiếu vốn sản xuất, đóng góp tích cực thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xố đói giảm nghèo. Nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng chủ yếu do Trung tâm điều hành tác nghiệp Ngân hàng Chính sách xã hội Việt nam cấp và Ngân sách của huyện chuyển sang để cho hộ nghèo vay. Với các lạo nguồn vốn trên để mở rộng đầu tư tín dụng, đáp ứng nhu cầu vay vốn phát triển sản xuât của các hộ nghèo trên địa bàn huyện. Đến cuối năm 2004 tổng nguồn vốn hoạt động là 165.255 triệu đồng, tốc độ tăng bình quân là 43%.

Đến nay Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã không ngừng mở rộng cho vay các đối tượng hộ nghèo trên địa bàn huyện, lượng vốn mỗi năm rải ngân ngày một lớn, con số dư nợ ngày cang cao.

Doanh số cho vay 7 năm là 289.254 triệu đồng tương ứng với 138.742 lượt hộ vay. Số dư nợ tính đến ngày 31/12/2004 là 137.197 triệu đồng.

Qua số liêu trên ta thấy, mặc dù doanh số cho vay và số hộ được vay hàng năm ln tăng, nhưng mức cho vay bình qn/hộ cịn thấp. Năm thấp nhất đạt 1,51 triệu đồng/hộ, năm 2004 là năm cao nhất mới chỉ đạt 3,9 triều đồng/hộ. Vì vậy chúng ta cần phải có biện pháp khuyến khích người nghèo mở rộng quy mơ sản xuất kinh doanh phát triển, để tăng mức vay bình quân của mỗi hộ lên cao hơn. Từ khi có chính sách hỗ trợ vay vốn cho người nghèo phát triển sanr xuất đã có rất nhiều hộ nghèo thốt nghèo. Theo báo cáo của Ngân hang Chính sách xã hội huyện trong 7 năm từ năm 1998 đến năm 2004, nhờ chính sách cho hộ nghèo vay vốn đã giúp cho 15.556 lượt hộ thốt nghèo, góp phần hạ tỷ lệ hộ nghèo của huyện xuống cịn 6,1% vào năm 2004.

Ngồi chính sách chung của Nhà Nước, từ năm 2001 huyện Như Thanh - Thanh Hố cịn thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất cho hộ nghèo vay vốn với lãi suất bằng 0% đối với các xã nghèo và lãi suất cho hộ nghèo vay với lãi suất bằng 50% cho các xã vùng 3. Năm 2004 hỗ trợ lãi suất cho 11.084 hộ nghèo với số tiền khoảng 1.500 triệu đồng.

Theo số liệu điều tra của Phòng Nội vụ- Lao động Thương binh và Xã hội huyện Như Thanh - Thanh Hố năm 2003, thì có khoảng 60,2 % trong tổng số hộ nghèo trong huyện thiếu vốn làm ăn phát triển sản xuất, nhưng chỉ có khoảng 30,3% số hộ nghèo vay vốn, số còn lại chưa được vay vốn do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu là do người nghèo không biết sử dụng đồng vốn vay vào việc gì. Trongn số hộ nghèo được vay vốn chỉ có khoảng 59,8% vay từ nguồn quỹ Xố đói giảm nghèo, cịn lại là từ các nguồn khác như từ Hội phụ nữ, Hội nơng dân... Vì vậy, để nhiều người nghèo có cơ hội được tiếp cận với dịch vụ tín dụng hơn nữa chúng ta nhất là ngân hàng chính sách xã hội phải đẩy mạnh khâu quảng bá, tuyên truyền đến từng thôn bản nơi tập trung nhiều người nghèo để họ biết và hiểu rõ chính sách tín dụng hộ nghèo. Người nghèo hiện nay đang trong tình trạng thiếu vốn nhưng lại khơng dám vay vì khơng biết sử dụng đồng vốn vay vào việc gì, tâm lý sợ vay rồi khơng trả được. Ngân hang chính sách xã hội nên kết hợp việc rải ngân với việc hướng dẫn cách làm ăn. Cụ thể là xuống trực tiếp địa bàn dân cư hướng dẫn, định hướng cho người nghèo trồng , nuôi cây gì, chăm sóc như thế nào...

Vấn đề tương đối quan trọng, đó là người nghèo thường có nguy cơ rủi ro cao, chẳng hạn như ốm đau, tai nạn, mất mùa, dịch bệnh, thiên tai... Điều này phần nào hạn chế khả năng trảnợ vay của họ và có thể làm cho họ đã nghèo lại càng nghèo hơn. Vì vậy ngồi việc hỗ trợ bù lãi suất cho vay hộ nghèo, Nhà nước ta nên có hình thức mua bảo hiểm tài chính cho người

nghèo nhằm giảm tác động xấu đến người nghèo và bảo tồn được quỹ cho Nhà nước khi có rủi ro về thiên tai, bệnh dịch xảy ra.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp xoá đói giảm nghèo ở huyện như thanh – thanh hoá (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)