2.4 .Cơ cấu chi tiêu của các nông hộ nghèo
3. Phân bố đói nghèo trong huyện
Nhìn chung thực tế các hộ nghèo nằm ở tất cả các xã kể cả thị trấn. Tuy nhiên so với mặt bằng các xã khác thì có một số xã có nhiều hộ nghèo hơn và được xếp vào các xã nghèo nhất trong huyện. Những xã này chủ yếu là các xã thuộc vùng 135 và một số xã khác có điều kiện khí hậu, kinh tế xã hội ... khơng thuận lợi cho đời sống của người dân và cho q trình sản xuất. Bên cạnh các hộ đói nghèo được phân bố theo các xã thì ta cũng cần chú trọng tới
phân bố hộ nghèo theo tiêu chí đối tượng cụ thể. Để thấy rõ việc phân bố của đối tượng hộ nghèo theo tiêu này ta có thể dựa vào thống kê sau:
Bảng 10.2 : Phân bố hộ nghèo theo đối tượng năm 2005.
TT Đối tượng Tổng số hộ trong
toàn huyện Số hộ nghèo Tỷ lệ (%) Ghi chú 1 Hộ là người dân tộc 17.682 4.366 55,9 2 Hộ chính sách xã hội 17.682 438 6,2% 3 Hộ chính sách NCC 17.682 244 3,1% 4 Đối tượng khác 17.682 2.862 34,8%
(Nguồn số liệuPhòng Nội vụ- LĐTBXH thống kê năm 2006./)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy rằng khi phân loại hộ nghèo theo tiêu chí đối tượng đã có sự chênh lệch nhau khá rõ rệt giữa các nhóm.Đối với nhóm hộ là người dân tộc thì số hộ nghèo chiếm tỷ lệ lớn(55,9%) trong khi đó nhóm hộ chính sách người có cơng(NCC) tỷ lệ hộ nghèo là khơng đáng kể (3,1%) và 6,2% đối với nhóm hộ chính sách xã hội. Điều này được lý giải đơn giản như sau: Về mơi trường sống dường như khơng có sự chênh lệch đáng kể, tuy nhiên với hộ gia đình chính sách người có cơng và hộ chính sách xã hội họ có thêm thu nhập hay nói chính xác hơn là phần phụ cấp của Nhà nước. Do đó, những hộ chính sách và người có cơng họ có mức sống cao hơn, ổn định hơn. Vì vậy số hộ nghèo chiếm tỷ lệ thấp. Việc các hộ nghèo phân bố không đồng đều là một trong những đặc điểm nổi bật với các huyện thuộc vùng núi. Như Thanh - Thanh Hố cũng vậy, mặc dù chỉ có 17 xã, thị trấn tuy nhiên đói nghèo dường như tồn tại ở tất cả địa phương. Và đối với bất kỳ nơi nào vấn đề nghèo đói ln ln là vấn đề cấp thiết. Đối với mỗi xã, thị trấn việc áp dụng các hình thức Xố đói giảm nghèo sao cho hiệu quả khơng đơn giản mà rất phức tạp. Chính vì vậy vẫn có một số xã thực tế rất nghèo đói, đa số các hộ thuộc diện các hộ nghèo. Ta có thể thấy rõ hơn qua bảng số liệu sau:
Bảng 11.2 : Phân bố các hộ nghèo trong huyện năm 2005.
TT Tên xã, thị trấn Tổng số
hộ nghèoSô hộ Tỷ lệ(%) Thuộc diện Ghi chú
1 Thanh Kỳ 768 180 24,5 Vùng cao 2 Thanh Tân 1.244 300 26,1 Xã 135 3 Yên Lạc 998 135 13,6 Miền núi 4 Xuân Thái 680 254 36,8 Xã 135 5 Xuân Thọ 417 107 26,2 Xã 135 6 Yên Thọ 1.847 220 11,3 Miền núi 7 Xuân Phúc 717 210 29,8 Xã 135 8 Phúc Đường 406 20 4,7 Miền núi 9 Hải Vân 784 20 2,5 Miền núi 10 Hải Long 748 40 5,4 Miền núi 11 Xuân Khang 1.269 190 16,1 Miền núi 12 Phú Nhuận 1.630 110 6,7 Miền núi 13 Mậu Lâm 1.664 280 17,4 Miền núi 14 Phượng Nghi 838 200 26,6 Xã 135 15 Xuân Du 1.397 216 15,3 Miền núi 16 Cán Khê 1.104 135 12,3 Miền núi 17 TT.B Sung 1.171 13 1,1 Thị trấn
Tổng cộng 17.682 2.630 15,0
(Nguồn số liệuPhòng Nội vụ- LĐTBXH thống kê năm 2006./)
Qua số liệu bảng trên ta thấy rằng ở các xã thuộc diện 135 số hộ nghèo vẫn cịn rất cao. Huyện có 5 xã thuộc xã 135 tuy nhiên cả 5 xã đều có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất huyện. Thực tế điều tra cho thấy, ngồi nơng nghiệp thuần tuý thì người dân nghèo ở đây khơng có thêm ngành nghề phụ nào để tăng thêm thu nhập. Hàng năm số gạo và tiền dùng cho việc cứu đói ở các xã này ln là vấn đề đau đầu với các cấp các ngành trong huyện. Ngân sách của huyện và xã có hạn, trong khi việc cứu đói là cấp bách. Nhìn nhận khách quan cho thấy khó khăn của chương trình Xố đói giảm nghèo tại huyện mà đặc biệt là tại các xã 135. Tuy nhiên, các xã khơng thuộc đối tượng xã 135 thì cũng là các xã miền núi và vùng cao. Nghèo đói có giảm hơn song so với các địa phương khác vẫn còn khá cao về số hộ nghèo.