2.2. BẢN ĐỒ ĐỊA CHẤT THỦY VĂN
2.2.1. Nguyên tắc xây dựng bản đồ địa chất thủy văn
Việc đánh giá tài nguyên nước dưới đất được thực hiện trên cơ sở các kết quả nghiên cứu địa chất thủy văn (ĐCTV), được tổng hợp trên Bản đồ địa chất thủy văn của vùng. Bản đồ ĐCTV miền đồng bằng Quảng Trị thể hiện các nội dung chính sau:
Diện phân bố của các tầng và các đới chứa nước
Diện phân bố của các tầng chứa nước lộ trên mặt đất được thể hiện bằng cách đánh màu liên tục. Đới chứa nước phân bố không liên tục được thể hiện theo các đường sọc màu. Màu được lấy theo thang màu bản đồ địa chất.
Các tầng chứa nước bị che phủ được thể hiện bằng các đường bao có mũi tên hướng về phía diện phân bố của chúng.
Đặc điểm về độ giàu, nghèo và trữ lượng
Trữ lượng khai thác tiềm năng nước dưới đất được thể hiện bằng các
đường đẳng modun (tính bằng l/s.km2). Độ giàu nghèo được thể hiện bằng số,
đường kính, kích thước của các điểm nghiên cứu.
Đặc điểm về chất lượng nước
được thể hiện bằng số và màu tại điểm nghiên cứu theo quy định thống nhất. Nước có thành phần anion chủ yếu là bicacbonat – tô màu xanh da trời, thành phần chủ yếu là sulphat – tô màu vàng, thành phần là clorua – tơ màu đỏ.
Ngồi ra trên các điểm nghiên cứu còn thể hiện lưu lượng của lỗ khoan hay mạch nước, mực nước tĩnh, chiều sâu cơng trình.
Tất cả các cơng trình nhân tạo đều được thể hiện bằng màu đỏ.
Tuổi địa chất của đất đá chứa nước được giữ nguyên để thống nhất với bản đồ địa chất, nhưng có thể một số đơn vị địa có tính chất địa chất thủy văn giống nhau thì được gộp lại thành một đơn vị địa chất thủy văn.
Vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Trị bao gồm chủ yếu các tầng chứa nước lỗ hổng trong các trầm tích bở rời hệ Đệ Tứ, các trầm tích gắn kết yếu hệ Neogen chạy dọc theo bờ biển phía Đơng của tỉnh Quảng Trị, bắt đầu từ xã Vĩnh Thái huyện Vĩnh Linh dọc theo Quốc lộ 1A xuống tới ranh giới phía Nam của tỉnh Quảng Trị với tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngồi ra trong vùng cịn có các thành tạo Bazan (βQ) phân bố ở khu vực Hồ Xá, Gio Linh và ngồi đảo Cồn Cỏ. Lót dưới đáy mặt cắt địa chất là các thành tạo Ocdovic – Silua. Tổng diện tích của đồng bằng khoảng 1067,57 km2, chiếm 23,69% diện tích của tồn tỉnh.
Theo đặc điểm tồn tại của nước dưới đất, có thể phân chia mặt cắt ĐCTV vùng đồng bằng ven biển ra làm các đơn vị ĐCTV sau.
Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích bở rời đa nguồn gốc Holocen.
Tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích sơng Pleistocen
Tầng chứa nước lỗ hổng – khe nứt các thành tạo phun trào Bazan Neogen – Đệ Tứ.
Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Neogen
Đới chứa nước khe nứt các trầm tích Ocdovic – Silua