2.5.2 .Trữ lượng tĩnh
3.2. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ NƯỚC DƯỚI ĐẤT MIỀN ĐỒNG BẰNG QUẢNG TRỊ
3.2.2. Tình hình thực hiện cơng tác quản lý nước dưới đất
Về tổ chức bộ máy
Bộ máy tổ chức thực hiện cơng tác quản lý nước nói chung và nước dưới đất nói riêng đã có thay đổi qua các thời kỳ. Tới nay chức năng quản lý nhà nước về nước dưới đất hoàn toàn thuộc về Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Ở Trung ương, giúp Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện công tác quản lý tài nguyên nước là Cục Quản lý tài nguyên nước. Trong Cục quản lý tài nguyên nước có Phịng Quản lý nước dưới đất giúp Cục công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước dưới đất.
Ở tỉnh Quảng Trị, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về tài nguyên nước là Sở Tài ngun và Mơi trường. Phịng Khống sản và Nước thuộc Sở có biên chế 3 cán bộ, tuy nhiên chưa có các cán bộ chuyên ngành về địa chất thủy văn.
Về thực hiện nhiệm vụ quản lý
đất thực hiện tương đối tốt. Cục Quản lý tài ngun nước và cơng trình thủy lợi, trước đây và Cục Quản lý Tài nguyên nước hiện nay, đã giúp Bộ ban hành được nhiều văn bản làm cơ sở cho việc quản lý nhà nước về tài nguyên nước dưới đất. Các văn bản nhìn chung là có chất lượng, đáp ứng được nhu cầu quản lý. Đã tiến hành cấp phép thăm dò, khai thác tài nguyên nước dưới đất và hành nghề khoan nước dưới đất. Tính tới giữa năm 2007 đã cấp 98 giấy phép thăm dò 114 giấy phép khai thác nước và 154 giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất.
Trong cấp phép thăm dị khai thác nước đã tính tới khả năng khai thác của nguồn nước, tính tới ảnh hưởng của việc khai thác tới cạn kiệt ô nhiễm nguồn nước dưới đất và môi trường, ảnh hưởng tới các hộ khai thác sử dụng nước dưới đất khác.
Ở cấp địa phương, việc quản lý nhà nước về tài nguyên nước đang bước đầu được thực hiện, chủ yếu là cấp giấy phép khai thác, hiện tại chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý. Trong việc cấp phép thăm dò khai thác tài nguyên nước cịn gặp một số khó khăn là thiếu số liệu về đánh giá nguồn nước, chưa có quy hoạch khai thác sử dụng và bảo vệ nguồn nước, thiếu số liệu về cả hiện trạng khai thác lẫn sử dụng nguồn nước.
Đặc biệt ở cấp tỉnh, năng lực để thẩm định các hồ sơ xin phép, nhất là thẩm định về mặt kỹ thuật cịn hạn chế vì vậy, việc cấp phép cũng như tính hợp lý của việc cấp phép thăm dò khai thác nước dưới đất còn để ngỏ. Do việc cấp phép hiện còn thiếu cơ sở rất quan trọng là quy hoạch phát triển khai thác, quản lý bảo vệ tài nguyên nước dưới đất cho nên, sự phù hợp của việc cấp phép với phát triển kinh tế xã hội là không cao.
Các hoạt động khoan thăm dò khai thác nước dưới đất, khảo sát địa chất, thăm dị khống sản rất dễ gây ơ nhiễm nước dưới đất nếu chưa được quản lý một cách chặt chẽ.
Để quản lý các hoạt động này việc cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất đã được thực hiện, trong cấp phép đã xem xét tới năng lực kỹ thuật của các đơn vị xin phép hành nghề. Đồng thời nghị định xử phạt về vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước cũng đã quy định việc xử phạt các tổ chức cá nhân vi phạm quy định giấy phép hành nghề, không thực hiện các biện pháp kỹ thuật khi khoan cũng như kết cấu giếng khoan.
Tuy nhiên tới nay mới chỉ thực hiện việc cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất mà chưa thực hiện việc cấp phép hành nghề cho các hoạt động khoan khảo sát địa chất, thăm dị khống sản ….
Hạn chế lớn nhất trong công tác quản lý các hoạt động khoan, bảo vệ tài nguyên nước dưới đất khi tiến hành các hoạt động khoan là việc kiểm tra thanh tra các hoạt động này. Hiện nay số lượng các đơn vị khoan khơng có giấy phép vẫn còn tồn tại. Việc kiểm tra, thanh tra việc khoan, kết cấu cũng như trám lấp các giếng khoan cũng được tiến hành rất hạn chế. Cho tới nay vẫn chưa có quy định chính thức về tiêu chuẩn kỹ thuật về kết cấu các giếng khoan khai thác nước.
Các tồn tại trong công tác quản lý nhà nước về nước dưới đất.
1. Về các văn bản pháp luật và các quy trình kỹ thuật
Cho tới nay về cơ bản các văn bản pháp lý phục vụ công tác quản lý đã được ban hành là cơ sở pháp lý tốt cho cơng tác quản lý nhà nước, tuy nhiên cịn có một số hạn chế chưa đáp ứng đầy đủ công tác phát triển, quản lý, bảo vệ và khai thác sử dụng nước dưới đất.
Luật tài nguyên nước có thể nói là tương đối hồn chỉnh và phù hợp với giai đoạn phát triển kinh tế xã hội của nước ta hiện nay. Luật đã đề cập hầu hết các vấn đề về phát triển, quản lý, bảo vệ, khai thác sử dụng tài nguyên nước, phòng chống tác hại do nước gây ra. Tuy nhiên Luật tài ngun nước tới nay cịn có một số hạn chế và cần được hồn thiện bổ sung, cụ thể là:
- Quy định về công tác điều tra cơ bản về tài nguyên nước, trong đó có điều tra cơ bản về nước dưới đất; quy hoạch lưu vực sông, quy hoạch khai thác, phát triển sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước các vùng lãnh thổ còn chưa đầy đủ. Vấn đề tài chính và kinh tế nước cũng cịn ít được đề cập trong luật.
- Về mối quan hệ giữa Luật tài nguyên nước với các luật khác cũng cần được xem xét thêm để khơng có chồng chéo, mâu thuẫn.
- Về thẩm quyền quản lý nhà nước về tài nguyên nước khoản 2 điều 58 quy đinh: “Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước”. Song, hiện nay Nhà nước đã trao cho Bộ Tài nguyên Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước vì vậy khơng phù hợp.
Các văn bản dưới luật phục vụ công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước dưới đất cịn ít. Một số văn bản rất quan trọng cho công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước chưa được ban hành như: Các quy định về Bảo vệ tài nguyên nước dưới đất, các quy định về quy hoạch phát triển khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước, các quy định chi tiết về thuế tài nguyên, trong đó có nước dưới đất.
Đặc biệt các văn bản quy định kỹ thuật phục vụ công tác đánh giá bảo vệ quản lý tài nguyên nước dưới đất cịn rất thiếu. Cho tới nay chưa có một quy trình quy phạm chính thức về điều tra, thăm dị đánh giá tài ngun nước vì vậy cơng tác điều tra, thăm dị đánh giá tài nguyên nước được tiến hành không theo một quy chuẩn nhất định và nhiều khi tùy tiện.
Các quy định kỹ thuật liên quan tới bảo vệ nước dưới đất cũng còn thiếu như quy định về kết cấu giếng về đới phòng hộ vệ sinh cơng trình khai thác. Các quy định về ngưỡng khai thác, mực nước tới hạn trong các vùng.
2. Về đánh giá tài nguyên nước và quy hoạch khai thác sử dụng, phát triển, bảo vệ tài nguyên nước dưới đất.
- Công tác điều tra đánh giá tài nguyên nước còn chưa gắn với quy hoạch phát triển kinh tế của đất nước, chưa gắn với công tác quy hoạch khai thác nguồn nước. Công tác quy hoạch khai thác nguồn nước chủ yếu tập trung vào quy hoạch khai thác, sử dụng nước mặt, ít quan tâm tới nước dưới đất (chưa có quy hoạch nào về khai thác, sử dụng và bảo vệ nước dưới đất).
- Trong quá trình lập bản đồ ĐCTV, tìm kiếm nước dưới đất chưa nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện các yếu tố liên quan đến tài nguyên nước, nhất là các yếu tố môi trường. Các công tác này chủ yếu tập trung vào nghiên cứu các tầng nước nhạt, chưa quan tâm nghiên cứu các tầng nước mặn, cũng như nghiên cứu thông số của các tầng cách nước. Vì vậy, thiếu số liệu để đánh giá quan hệ giữa các tầng chứa nước, quan hệ giữa các tầng chứa nước với môi trường.
- Công tác nghiên cứu địa chất thuỷ văn khu vực còn chưa được đẩy mạnh, còn tồn tại nhiều vấn đề địa chất thuỷ văn khu vực chưa được nghiên cứu, làm rõ,
- Vấn đề giám sát số lượng, chất lượng nước, dự báo cạn kiệt, biến đổi môi trường chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt thiếu các thơng số phục vụ cho tính tốn nhiễm bẩn, xâm nhập mặn.
- Chất lượng tài liệu quan trắc chất lượng nước trong mạng quan trắc Quốc gia chưa cao. Kết quả phân tích chất lượng nước ở một số trạm quan trắc biến đổi rất bất thường, khó giải thích. Chất lượng phân tích của các phịng phân tích chất lượng nước chưa cao. Đặc biệt thiếu hệ thống quản lý chất lượng nước. Quản lý số liệu phân tích chất lượng nước.
Mạng quan trắc động thái nước dưới đất thưa thớt, nhiều vùng còn thiếu. Nhiều vùng chưa được điều tra chi tiết, mảng này coi như vẫn là « vùng trắng ».
- Cho tới nay, hầu như chưa có được các số liệu đáng tin cậy về con số trữ lượng động, trữ lượng tĩnh của các tầng chứa nước của khu vực và của cả nước vì khơng có một chương trình nào nghiên cứu đầy đủ về vấn đề này.
Thiếu các nghiên cứu về cung cấp cũng như, lượng thoát của các tầng chứa nước. Ở tất cả các vùng chưa xác định được lượng nước có thể khai thác, mực nước tới hạn để làm cơ sở cho việc quy hoạch khai thác, phân bổ nguồn nước, bảo vệ nước dưới đất và cấp phép thăm dò, khai thác nguồn nước.
- Cơng tác thăm dị đánh giá trữ lượng nước dưới đất cịn chưa được chuẩn hóa, thiếu các quy trình, quy phạm kỹ thuất; lâu nay vẫn sử dụng quy phạm đánh giá trữ lượng nước của Liên Xô cũ để phân cấp trữ lượng nước dưới đất, quy phạm này tới nay khơng cịn phù hợp diện tích đã được thăm dò đánh giá trữ lượng khai thác cịn nhỏ, nhiều cơng trình khai thác nước dưới đất chưa được đánh giá trữ lượng, trữ lượng khai thác được đánh giá là nhỏ hơn rất nhiều lượng nước đang khai thác...
Ở Việt Nam, nói chung và Quảng Trị, nói riêng, Sở Tài nguyên và Môi trường đều không nắm được đặc điểm nguồn nước dưới đất, số lượng, chất lượng nguồn nước, lượng nước dưới đất có thể khai thác được do thiếu tài liệu điều tra đánh giá cũng như chưa thu thập và tổng hợp được tài liệu đã có.
Chưa kiểm kê được đầy đủ hiện trạng khai thác tài nguyên nước. Việc nắm bắt số liệu và tình hình khai thác nước dưới đất cũng rất hạn chế. Hiện tại việc khai thác nước ở một số khu vực khá phát triển, song tới nay chưa có một kiểm kê, điều tra đầy đủ về hiện trạng khai thác nước dưới đất, như số lượng cơng trình khai thác, tổng lưu lượng khai thác, biến đổi của số lượng cơng trình khai thác và lượng nước khai thác trong các năm cũng như biến đổi chất lượng nước, mực nước trong các vùng, các tầng chứa nước.
Sự thiếu tài liệu về nguồn nước và hiện trạng khai thác nước là một khó khăn lớn trong công tác quản lý tài nguyên nước dưới đất, cấp phép thăm dò khai thác nước dưới đất.
- Cho tới nay chưa có được các quy hoạch về bảo vệ nước dưới đất, xác định các đới phòng hộ vệ sinh cơng trình khai thác nước, vùng hạn chế các hoạt động gây ô nhiễm tới nước dưới đất.
3. Về quản lý và trao đổi thông tin
Số liệu, thông tin về tài nguyên nước còn phân tán thiếu các cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin, khai thác thông tin một cách hiệu quả,
Nhiều địa phương không báo cáo về bộ các thơng tin về tình hình cấp phép theo quy định.
4. Về công tác truyền thông
Công tác tuyên truyền về tài nguyên nước, luật tài nguyên nước cũng như các văn bản pháp luật liên quan tới tài nguyên nước nói chung và nước dưới đất nói riêng cịn hạn chế. Thực tế, khơng chỉ nhân dân không hiểu biết về luật tài nguyên nước mà thậm chí một số cán bộ nhà nước cũng chưa biết tới luật tài nguyên nước.
5. Về thực hiện cấp phép
Việc cấp phép tài nguyên nước dưới đất ở các địa phương nói chung yếu. hầu hết các địa phương triển khai việc cấp phép còn chậm, tới nay nhiều hộ khai thác nước vẫn chưa xin phép, chưa được quản lý, nhiều hộ hành nghề khoan chưa xin phép, chưa được quản lý. Nhiều địa phương lúng túng trong việc cấp phép do thiếu các cơ sở tài liệu về nguồn nước, quy hoạch khai thác và bảo vệ nguồn nước, hiện trạng khai thác, đặc biệt về năng lực thẩm định hồ sơ xin phép khai thác nước còn yếu.
6. Về công tác thanh tra kiểm tra
Công tác kiểm tra việc khai thác nước, việc hành nghề khoan, việc thực hiện giấy phép cũng rất hạn chế ngay cả ở cấp Trung ương lẫn địa phương. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là thiếu nhân lực. Việc kiếm tra không chỉ khơng được thực hiện thường xun trong q trình thực hiện giấy phép mà ngay cả trong quá trình thẩm định hồ sơ xin phép.
7. Nguồn nhân lực hạn chế
Nhân lực thực hiện công tác quản lý tài nguyên nước ở cả cấp trung ương và địa phương là rất hạn chế cả về số lượng, chất lượng. Hầu như các tỉnh chỉ có 1 vài cán bộ quản lý tài nguyên nước, nhiều cán bộ khơng có trình độ chun mơn về tài ngun nước cũng như về quản lý nhà nước vì vậy hạn chế cả về trình độ chun mơn trong hiểu biết và đánh giá tài nguyên nước dưới đất mà còn trong quản lý nhà nước về tài nguyên nước, thậm chí chưa hiểu hết được nội dung, nhiệm vụ quyền hạn của quản lý nhà nước về tài nguyên nước ở địa phương.