Hoạch định chiến lược

Một phần của tài liệu Quy hoạch quản lý, khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất miền đồng bằng tỉnh quảng trị (Trang 104 - 107)

2.5.2 .Trữ lượng tĩnh

4.2. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KHAI THÁC VÀ CHÍNH SÁCH BẢO VỆ NGUỒN

4.2.1 Hoạch định chiến lược

Nước là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển môi trường sống. Nước là một loại tài nguyên thiên nhiên quý giá và có hạn, là động lực chủ yếu chi phối mọi hoạt động dân sinh kinh tế của con người. Nước được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, thuỷ điện, giao thông vận tải, chăn ni, thuỷ sản v.v.. Bởi vậy, tài ngun nước có giá trị và ở nhiều nơi được coi như là một loại hàng hố. Nước là loại tài ngun có thể tự tái tạo được và cần phải sử dụng hợp lý để duy trì khả năng tự tái tạo của nó.

Quy hoạch nguồn nước là sự hoạch định chiến lược sử dụng nước một cách hợp lý của một quốc gia, một vùng lãnh thổ hay một lưu vực sông gồm chiến lược đầu tư phát triển nguồn nước và phương thức quản lý nước nhằm đáp ứng các yêu cầu về nước đảm bảo sự phát triển bền vững.

Khi tiến hành quy hoạch tổng hợp nguồn nước thường gặp phải các mâu thuẫn: a) giữa các ngành dùng nước; b) giữa sử dụng và phát triển bền vững và c) giữa khai thác và bảo vệ mơi trường. Trên cơ sở đó, một ngun tắc cơ bản, mang tính chỉ đạo trong việc xây dựng chiến lược phát triển tài nguyên nước của tỉnh Quảng Trị là được xây dựng dựa trên quan điểm phát triển bền vững. Điều này được thể hiện rõ ở Văn kiện Đại hội Đảng IX về chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam và cũng là khẩu hiệu của Đại hội Đảng X « trí tuệ, đồn

kết...và phát triển bền vững ».

Phát triển bền vững được định nghĩa trong báo cáo của Ủy ban Brundtland 1987 như sau: "sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại mà không làm

tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ tương lai". Phát triển bền vững có ba thành phân cơ bản là: tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội, và bảo vệ môi trường.

Các nguyên tắc cụ thể của việc xây dựng một chiến lược phát triển tài nguyên nước là:

Phù hợp với chiến lược phát triển tài nguyên nước quốc gia (Việt Nam), vùng lãnh thổ (khu vực Miền Trung).

Gắn với các đặc điểm, hiện trạng và nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, và bảo vệ môi trường của tỉnh

Chiến lược phải đưa ra được các thứ tự ưu tiên phát triển và đầu tư

Kế thừa các chiến lược và quy hoạch đã có.

Năm 2006 "Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2010" được Bộ TN&MT hoàn thành và đã được chuẩn y. Đối với tỉnh Quảng Trị từ nay đến 2020, Quy hoạch tổng thể tài nguyên nước đến năm 2010, có định hướng đến 2020 (Nguyễn Thanh Sơn và cộng sự.., 2006) đã được UBND tỉnh phê duyệt đã khẳng định:

1. Tối ưu hố các lợi ích đa mục tiêu từ tài nguyên nước, đất đai và các tài nguyên thiên nhiên khác. Luận cứ này được xác lập trên cơ sở tính tốn cân bằng nước cho các lưu vực sông và các quy hoạch tổng thể cho nông nghiệp, công nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, thương mại và du lịch đã được duyệt, trong đó hai nhiệm vụ hàng đầu mang tính chất quốc gia là đảm bảo nước cho nông nghiệp và sinh hoạt.

2. Tối ưu hoá việc sản xuất điện năng. Nhiệm vụ này thường có mâu thuẫn với nhiệm vụ phịng chống lũ cần được giải quyết một cách hợp lý nhất, đặc biệt khi Thuỷ điện Rào Quán đi vào hoạt động.

3. Phòng chống lũ lụt. Rà soát và đánh giá lại các cơng trình phịng lũ, các tuyến đê, kè dọc các sơng Hiếu, Cam Lộ, Thạch Hãn, đồng thời khoanh các khu rừng phòng hộ đầu nguồn, xây mới các hồ chứa vừa nhằm mục đích tích trữ nước đồng thời làm nhiệm vụ điều tiết nước vào mùa lũ, giảm tải cho việc thoát lũ qua cửa Tùng và cửa Việt.

4. Đảm bảo cấp nước cho dân sinh và cơng nghiệp. Tính đến việc cấp nước cho hai thị xã Đông Hà và Quảng Trị, đặc biệt là Đông Hà, trong tương lai khi nâng cấp lên thành phố, các cơng trình cấp nước sạch cho cư dân ở nông thôn. Đảm bảo cấp nước cho các khu công nghiệp, các khu thương mại, các khu du lịch và các chợ đầu mối trên cơ sở cân bằng nước ở các lưu vực sông và đặc thù tài nguyên nước mặt và nước ngầm.

5. Duy trì chất lượng nước theo các tiêu chuẩn chất lượng hiện hành (Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN–1995) đối với các đối tượng sử dụng nước. Đặc biệt lưu ý với các nguồn cấp nước sinh hoạt, du lịch và nghỉ dưỡng tại các lưu vực sông chảy qua các thị xã, các khu sinh thái và vấn đề xâm nhập mặn tại các vùng cửa sông và vùng ven biển.

6. Quy hoạch cần tính đến sự duy trì bền vững mơi trường. Khi quy hoạch cần tính đến vấn đề dự trữ nước để đảm bảo phát triển bền vững tránh cho việc khai thác làm tổn hại đến khả năng tái tạo của tài nguyên nước mặt cũng như nước ngầm.

7. Duy trì phát triển thuỷ sản. Quy hoạch tài nguyên nước đáp ứng các khu ni trồng thuỷ sản, tính các diện tích mặt nước để khai thác một cách hợp lý ở các đầm nuôi, các hồ chứa trên các lưu vực sông.

8. Quy hoach tài nguyên nước đáp ứng các quy hoạch chuyên ngành và

chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Trị đến 2020, chú ý đến sự đáp

ứng về tài chính và khả năng đầu tư các cơng trình. Đặc biệt ưu tiên cho các cơng trình thuỷ lợi, cấp nước và phịng lũ.

Cùng với sự phát triển toàn diện nền kinh tế của tỉnh nhằm nâng cao mức thu nhập và mức sống của người dân thì khơng chỉ nhu cầu về nước sạch ngày càng tăng mà nhu cầu về nước phục vụ sản xuất công nghiệp, nông nghiệp cũng rất lớn. Để thỏa mãn nhu cầu về nước ngày càng cao có thể dẫn đến việc khai thác quá lưu lượng cho phép, sử dụng khơng hiệu quả cũng như sử dụng nhiều hình thức và phương pháp khai thác làm ảnh hưởng xấu đến tài ngun nước. Chính vì vậy, việc quy hoạch khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn nước, đặc biệt là nước dưới đất, phục vụ cho các mục đích khác nhau là hết sức cần thiết.

Quy hoạch sử dụng khai thác và quản lý nước dưới đất không thể tách rời với việc quy hoạch tài nguyên nước tổng thể trên cơ sở cân đối các loại nguồn nước có thể khai thác, sử dụng trên địa bàn tỉnh. Công tác quy hoạch khai thác sử dụng nước chính là căn cứ vào các thông tin về các nguồn nước, ý nghĩa sử dụng của chúng, điều kiện địa lý tự nhiên và phát triển kinh tế xã hội của từng vùng để phân chia vùng nghiên cứu thành những vùng có khả năng khai thác và sử dụng các nguồn nước với các mức độ thuận lợi và khó khăn khác nhau. Trên cơ sở đặc thù của mỗi vùng xác lập các loại hình khai thác phù hợp cho nó cũng như xác định ý nghĩa sử dụng của các nguồn nước. Quy hoạch khai thác sử dụng nguồn nước nhằm đạt được các mục đích sau đây:

- Trên cơ sở những vùng có khả năng khai thác sử dụng với mức độ thuận lợi, khó khăn khác nhau làm định hướng cho công tác kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

- Quy hoạch khai thác sử dụng nguồn nước phục vụ cho công tác tổ chức quản lý khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn nước đảm bảo sự phát triển ổng định và lâu bền.

- Định hướng cho việc lập kế hoạch dài hạn về cung cấp nước.

Theo báo cáo "Quy hoạch tổng thể tài nguyên nước tỉnh Quảng Trị đến

2010 có định hướng đến 2020" đã được UBND tỉnh phê duyệt với phương châm

tận dụng tối đa tài nguyên nước mặt, coi nguồn nước dưới đất là nguồn dự trữ chiến lược nhằm đảm bảo an toàn quỹ dự trữ và phát triển tài nguyên nước, nên quy hoạch tài nguyên nước dưới đất chủ yếu là cung cấp nguồn nước sạch phục vụ sinh hoạt và bổ sung cho những khu vực thiếu hụt nghiêm trọng về nước mặt cụ thể như sau:

Lợi dụng tối đa tài nguyên nước mặt hiện có trong quy hoạch khi thực hiện bài tốn cân bằng nước

Đề xuất các giải pháp cơng trình (trạm bơm tưới tiêu, hồ chứa) đối với các vùng có nguy cơ cao về hạn và úng

Bổ sung nguồn nước ngầm để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước

Một phần của tài liệu Quy hoạch quản lý, khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất miền đồng bằng tỉnh quảng trị (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)