Cơ sở phân vùng quy hoạch

Một phần của tài liệu Quy hoạch quản lý, khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất miền đồng bằng tỉnh quảng trị (Trang 107 - 121)

2.5.2 .Trữ lượng tĩnh

4.2. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KHAI THÁC VÀ CHÍNH SÁCH BẢO VỆ NGUỒN

4.2.2. Cơ sở phân vùng quy hoạch

Để phân vùng quy hoạch không thể chỉ dựa vào một yếu tố nào đó mà phải phân tích và tổng hợp nhiều yếu tố ảnh hưởng đến điều kiện khai thác, sử dụng nguồn nước của khu vực.

Từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có 3 sơ đồ phân vùng mức độ thuận lợi khó khăn về nguồn nước trong đó có nước dưới đất. Các sơ đồ của Đồn Văn Cánh và Lê Tiến Dũng (Đại học Mỏ - Địa chất, 2002) (Hình 4.1), Nguyễn Văn Lâm (Liên hiệp hội khoa học kỹ thuật, Trung tâm Nước sinh hoạt và VSMTNT tỉnh Quảng Trị, 2001) (Hình 4.2) và Đồn địa chất thủy văn 708 (2000) (Hình 4.3) đều phân vùng nước dưới đất tỉnh Quảng Trị dựa vào các cơ sở sau:

Hình 4.1. Sơ đồ phân vùng thuận lợi - khó khăn về nguồn nước của Đồn Văn

Hình 4.2. Sơ đồ phân vùng thuận lợi - khó khăn về nguồn nước của Nguyễn Văn

Hình 4.3. Sơ đồ phân vùng thuận lợi - khó khăn về nuồn nước của Đồn 708

- Tiềm năng các nguồn nước bao gồm nước dưới đất, nước mặt, nước mưa có trong vùng. Tiềm năng các nguồn nước, ngồi việc xác định các loại nguồn nước, cịn được đánh giá cả về trữ lượng, chất lượng cũng như ý nghĩa sử dụng vào các mục đích khác nhau của các nguồn nước này. Tiềm năng các nguồn nước của tỉnh còn phải xem xét số lượng các tầng chứa nước triển vọng có khả năng khai thác chúng trong vùng.

- Đặc điểm địa hình và khả năng thi cơng các cơng trình khai thác nước. Tùy thuộc vào dạng địa hình mà điều kiện khai thác, điều kiện sử dụng các nguồn nước, khả năng thi cơng cơng trình khai thác và sử dụng các nguồn nước sẽ

thuận lợi hay khó khăn.

- Mật độ dân số và phương thức phân bố dân cư - Mức độ phát triển kinh tế xã hội.

Với các cơ sở phân vùng như trên, các tác giả nêu trên đã tiến hành đánh giá tài nguyên nước mặt, nước dưới đất của tỉnh Quảng Trị bằng hình thức cho điểm cho từng yếu tố, trong đó yếu tố quan trọng nhất là tiềm năng của các nguồn nước, tiến hành tổng hợp xác định số điểm tích hợp cụ thể cho từng xã tương ứng với 5 vùng: vùng I: rất thuận lợi; vùng II: thuận lợi; vùng III: tương đối thuận lợi; vùng IV: khó khăn và vùng V: rất khó khăn.

Cách phân vùng này chỉ tiện lợi khi đánh giá hiện trạng và mức độ khó khăn về nước của từng xã, tuy nhiên cơ sở tính điểm mang nặng tính chất định tính và khơng đủ cứ liệu khoa học nên khó sử dụng khi phát triển quy hoạch khơng gian trong các giai đoạn tiếp theo.

Cả ba sơ đồ phân vùng thuận lợi khó khăn nêu trên đều dựa vào cách tính điểm dựa trên các tiêu chí về nguồn nước, địa hình, dân cư và mức độ phát triển kinh tế xã hội. Đây là một phương pháp luận đúng đắn. Tuy nhiên, khi áp dụng cụ thể cả ba sơ đồ phân vùng được nêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị bộc lộ những hạn chế cơ bản như sau:

- Về đánh giá nguồn nước: Các sơ đồ đều đánh giá chi tiết nguồn nước mặt, nước ngầm cho từng xã. Tuy nhiên cách tính đó lại q thơ sơ vì đã chấp nhận lấy một giá trị trung bình cho tồn tỉnh và tính cho từng xã qua việc sử dụng phương pháp thu – phóng diện tích (coi giá trị tài ngun nước tỷ lệ thuận với diện tích xã). Như vậy, mặc nhiên xã nào có diện tích lớn thì sẽ có tổng lượng nước lớn mà tổng lượng nước thì khơng phải là đại lượng để so sánh mức độ giàu nghèo của từng vùng về tài nguyên nước. Nếu ta chia tổng lượng nước cho diện tích từng xã sẽ thấy tất cả các xã đều có lớp dịng chảy bằng nhau, vì thế dựa vào số liệu này để tính điểm thực chất sẽ khơng phân biệt được tiềm năng nguồn nước của từng xã, và vơ hình chung tiêu chí này bị cào bằng.

- Về đánh giá địa hình, mức độ dân cư, và mức độ phát triển kinh tế xã hội hoàn tồn được đánh giá theo định tính, khơng có chỉ tiêu cụ thể nào để quy đổi các loại hình sản xuất, mức độ dân trí và đầu tư khoa học cơng nghệ dùng để so sánh nên việc cho điểm hoàn toàn phụ thuộc vào ý chủ quan của người chấm.

- Việc đánh giá các tiêu chí trên cho từng xã lại càng khơng phản ánh được những hoạt động kinh tế xã hội có quy mơ liên xã, hoặc quy mơ cấp huyện, tỉnh trên địa bàn cũng như các đặc điểm tự nhiên có tính chất quy mơ vùng.

- Việc sử dụng bài tốn phân tích đa tiêu chí làm triệt tiêu mục đích đánh giá riêng nước ngầm và khả năng khai thác tài nguyên này phục vụ phát triển kinh tế xã hội cho nhứng mục đích quy hoạch theo Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Trị đến năm 2020.

Cả ba sơ đồ trên chỉ ra khả năng đáp ứng nguồn nước chứ không bàn đến việc quản lý và bảo vệ nguồn nước dưới đất.

Nhằm khắc phục các hạn chế đã nêu, trong khuôn khổ dự án, Quy hoạch này tiến hành trên các luận cứ sau:

- Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng nước mặt khá phong phú, nhưng biến đổi phức tạp theo từng vùng trong tỉnh, chính vì vậy mà ý nghĩa sử dụng của các nguồn nước mặt này cũng có sự khác biệt nhau giữa các vùng. Nguồn nước mặt được sử dụng trong việc lập bản đồ quy hoạch tài nguyên nước dưới đất miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị lấy theo tài liệu đã được UBND tỉnh phê duyệt vào năm 2006 trong « Báo cáo quy hoạch tổng thể tài nguyên nước tỉnh Quảng Trị đến

2010 có định hướng 2020 »

- Nguồn nước dưới đất ở tỉnh Quảng Trị không lớn. Việc khai thác nước dưới đất bằng các cơng trình thu nước tập trung chỉ chủ yếu trong các trầm tích bở rời tuổi Holoxen và Pleistocen hoặc trong Bazan lỗ hổng và trầm tích Carbonat. Tuy nhiên trầm tích Carbonat và Bazan lỗ hổng có diện tích phân bố khơng lớn, cịn các tầng chứa nước khác chỉ có thể khai thác với quy mơ vừa và nhỏ. Bản đồ địa chất thủy văn và bản đồ mơ đun dịng ngầm và bản đồ chất lượng nước được sử dụng trong "Quy hoạch quản lý, khai thác sử dụng và bảo vệ nước dưới đất

miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị".

- Việc phân vùng quy hoạch dựa trên sự tích hợp các đặc điểm địa lý tự

nhiên: đất, tiềm năng các nguồn nước, địa hình… cũng như Chiến lược phát triển của các ngành trong tỉnh, lấy cấp huyện làm đơn vị cơ sở quản lý kinh tế xã hội có

tính chất liên ngành và liên vùng, miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị đã được chia thành 5 vùng có điều kiện khai thác, sử dụng nước khác nhau theo chiều Bắc – Nam và các tiểu vùng theo hướng Tây - Đông.

Việc đánh giá khả năng đáp ứng nguồn nước dưới đất dựa trên mô đun khai thác tiềm năng của từng vùng (bảng 4.1) với phân loại như sau:

Rất tốt: M > 800 m3/ngày.km2

Tốt: M > 400 - 800 m3/ngày.km2

Kém M < 100 m3/ngày.km2

Bảng 4.1. Chỉ tiêu đánh giá tiềm năng các tiểu vùng sử dụng nước dưới đất

TT Tên tiểu vùng Diện tich (km2) tiềm năng (mTrữ lượng khai thác3/ngày) tiềm năng (mMô đun khai thác 3/ngày.km2) Đánh giá chung

(1) (2) (3) (4) (5) (6) 1. I.1 115 2082 18.1 Kém 2. I.2 65 32687.6 502.9 Tốt 3. I.3 91 40128.3 441.0 Tốt 4. I.4 75 73171.5 975.6 Rất tốt 5. II.1 119 31189.0 262.1 Trung bình 6. II.2 38 16541.5 435.3 Tốt 7. II.3 65 50021.01 769.6 Tốt 8. II.4 49 45528.1 929.1 Rất tốt 9. III.1 40 9351.1 233.8 Trung bình 10. III.2 68 19619.1 288.5 Trung bình 11. III.3 49 646.2 13.2 Kém 12. IV.1 133 816.8 6,1 Kém 13. IV.2 47 10565.6 224.8 Trung bình 14. IV.3 106 80528.5 759.7 Tốt 15. IV.4 72 72074.2 1001 Rất tốt 16. V.1 277 1938.0 7.0 Kém 17. V.2 82 28477.8 347.3 Trung bình 18. V.3 81 50567.2 624.3 Tốt 19. V.4 52 47479.6 913.1 Rất tốt

Vùng I: miền đồng bằng huyện Vĩnh Linh gồm 4 tiểu vùng

Vùng II: miền đồng bằng huyện Gio Linh gồm 4 tiểu vùng

Vùng III: thị xã Đông Hà và miền đồng bằng huyện Cam Lộ gồm 3 tiểu vùng

Vùng IV: miền đồng bằng huyện Triệu Phong gồm 4 tiểu vùng

Vùng V: thị xã Quảng Trị và miền đồng bằng huyện Hải Lăng gồm 4 tiểu vùng

Về quy hoạch bảo vệ nước dưới đất, dự án đưa ra tiêu chí với khu vực bảo vệ nghiêm ngặt và khu vực cần bảo vệ.

Khu vực bảo vệ nghiêm ngặt là vùng bổ cập nước dưới đất , khi bị ô nhiễm

xâm nhập có thể gây ra ơ nhiễm một khu vực rộng lớn, khơng chỉ đối với nội tiểu vùng mà cịn ảnh hưởng tới vùng khác. Trong vùng bảo vệ nghiêm ngặt tuyệt đối nghiêm cấm: việc khai thác nước dưới đất tầng sâu, quy hoạch nghĩa địa, quy hoạch chôn lấp rác thải, xây dựng nhà máy và kho bãi hóa chất, chất phóng xạ, khai thác khống sản và khoan cấp nước , phun tuốc trừ sâu và xả thải chưa được xử lý.

Khu vực cần bảo vệ là khu vực thuộc miền bổ cập gồm lưu vực hồ tự nhiên

phủ xanh đất trống đồi trọc. Cấm khai thác rừng và các hoạt động: khai thác mỏ, khoan nước ngầm quy mô cấp nước tập trung. Chỉ giải quyết cấp nước hộ gia đình dưới hình thức giếng đào và giếng khoan đường kính nhỏ.

Vùng I nằm gọn ở phía Bắc sơng Bến Hải được chia ra 4 tiểu vùng theo

mục đích sử dụng và tiềm nang khai thác theo hướng Tây – Đông như sau:

Tiểu vùng I.1 có diện tích khoảng 115 km2, nằm trên địa phận các xã Vĩnh

Chấp, Vĩnh Thủy, Vĩnh Sơn và một phần của xã Vĩnh Long. Vùng này có nguồn tài nguyên nước mưa, nước mặt và nước ngầm phong phú, chất lượng đảm bào. Vùng này có khả năng khai thác và sử dụng cả hai tầng chứa nước Holoxen và Pleistoxen có mức độ chứa nước tốt, địa hình đồng bằng, khả năng thi công dễ dàng. Trữ lượng động khoảng 2082 m3/ngày, trữ lượng khai thác tiềm năng 2082 m3/ngày. Mơ đun dịng chảy ngầm trung bình năm là 3,58 l/s.km2, mơ đun trung bình mùa kiệt là 1,34 l/s.km2, mơ đun tháng kiệt nhất là 0,74 l/s.km2. Tài nguyên nước dưới đất vùng này chủ yếu sử dụng để phục vụ cung cấp nước cho ăn uống, sinh hoạt và sản xuất cây cơng nghiệp, có thể khai thác nước ngầm bằng giếng khoan đường kính nhỏ, sâu 20 đến 30 m, giếng đào sâu 5 đến 10 m. Vùng được chỉ định tốt nhất để phát triển cây công nghiệp với mức độ đảm bảo nguồn nước khá tốt, nước dưới đất có khả năng đáp ứng bổ sung mức độ trung bình. Chất lượng nước đảm bảo cho sinh hoạt và sản xuất. Tiểu vùng này là khu vực nước dưới đất cần được bảo vệ.

Tiểu vùng I.2 nằm phía Đơng Bắc huyện Vĩnh Linh có diện tích khoảng 65

km2, bao gồm các xã vùng cát là Vĩnh Thái, Vĩnh Tú và một phần xã Vĩnh Chấp, được dự kiến để phát triển lâm nghiệp và du lịch. Nguồn nước ngầm ở đây được đánh giá đáp ứng ở mức độ trung bình, chất lượng nước tốt. Trữ lượng động khoảng 10171 m3/ngày, trữ lượng tĩnh là 750555000 m3 trữ lượng khai thác tiềm năng 32687 m3/ngày. Mô đun dịng chảy ngầm trung bình năm là 2,63 l/s.km2, mơ đun trung bình mùa kiệt là 2,45 l/s.km2, mơ đun tháng kiệt nhất là 1,55 l/s.km2.

Tiểu vùng I.3 nằm ở các xã Vĩnh Long, Vĩnh Thạch, Vĩnh Lâm, Vĩnh Sơn

và Vĩnh Thành, có diện tích tự nhiên khoảng 75 km2. Nguồn nước ngầm ở vùng

này chủ yếu tồn tại trong các trầm tích Holocen, Pleistocen, Neogen có mức độ chứa nước tốt. Trữ lượng động khoảng 15302 m3/ngày, trữ lượng tĩnh là 1874145000 m3 trữ lượng khai thác tiềm năng 40128 m3/ngày. Mơ đun dịng chảy ngầm trung bình năm là 2,37 l/s.km2, mơ đun trung bình mùa kiệt là 1,68 l/s.km2, mô đun tháng kiệt nhất là 0,30 l/s.km2. Nước trong tầng chứa nước Pleistocen chủ yếu được sử dụng để cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất. Nước tầng trên Holocen và nước mặt có thể sử dụng cung cấp nước với quy mô nhỏ, khả năng

đáp ứng mức độ nước dưới đất thuộc loại trung bình, chủ yếu cho phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Chất lượng nước đảm bảo.

Tiểu vùng I.4 bao gồm TT. Hồ Xá và các xã Vĩnh Trung, Vĩnh Kim và Vĩnh

Nam. Vĩnh Hiền, Vĩnh Hòa, Vĩnh Quang, Vĩnh Tân, Vĩnh Giang nằm trên địa khối Bazan sát biển có diện tích tự nhiên khoảng 91 km2, là vùng giàu tiềm năng nước dưới đất nhất vùng và có thể là nhất cả tỉnh Quảng Trị. Trữ lượng động khoảng 16947 m3/ngày, trữ lượng tĩnh là 827550000 m3 trữ lượng khai thác tiềm năng 73172 m3/ngày. Mơ đun dịng chảy ngầm trung bình năm là 2,16 l/s.km2, mơ đun trung bình mùa kiệt là 2,16 l/s.km2, mô đun tháng kiệt nhất là 1,42 l/s.km2. Nước dưới đất tiểu vùng này có khả năng đáp ứng rất tốt để phát triển cây công nghiệp và du lịch. Tuy nhiên một số nơi, ven sông Bến Hải, gần Cửa Tùng nước ngầm có nguy cơ bị nhiễm mặn cao. Đây là tiểu vùng nằm trên khối Bazan, tầng đất dày, thấm tốt nên có nguy cơ xâm nhập ơ nhiễm cao, nước dưới đất cần được bảo vệ nghiêm ngặt.

Như vậy, vùng I là vùng có tiềm năng nước dưới đất vào loại từ trung bình đến rất tốt và có khả nang đáp ứng cho các mục đích sử dụng phát triển cây cơng nghiệp, lâm nghiệp và du lịch trong phát triển kinh tế xã hội cũng như đáp ứng các nguồn nước sinh hoạt cho cộng đồng dân cư. Hình thức khai thác nước phù hợp cho vùng này là khai thác bằng các lỗ khoan công nghiệp sâu từ 50 đến 80 m, với lưu lượng > 200 m3/ngày để có thể cấp nước tập trung quy mơ lớn. Ngồi ra, các khu vực khơng tập trung đơng dân cư có thể khai thác nước ngầm bằng giếng khoan đường kính nhỏ, sâu 20 đến 30 m, giếng đào sâu 5 đến 10 m. Trừ một số vùng nhỏ ven cửa sơng có nguy cơ nhiễm mặn, chất lượng nước tốt đảm bảo cho sinh hoạt và sản xuất.

Vùng II gồm các xã, thị trấn thuộc miền đồng bằng huyện Gio Linh, cũng

được phân thành 4 tiểu vùng theo hướng Tây – Đông:

Tiểu vùng II.1 bao gồm các xã Gio Phong, Gio Bình, Gio An, Gio Sơn và

Linh Hải có diện tích tự nhiên khoảng 119 km2. Trữ lượng động khoảng 13175

m3/ngày, trữ lượng tĩnh là 600474000 m3 trữ lượng khai thác tiềm năng 31189 m3/ngày. Mơ đun dịng chảy ngầm trung bình năm là 1,29 l/s.km2, mơ đun trung bình mùa kiệt là 1,27 l/s.km2, mơ đun tháng kiệt nhất là 1,09 l/s.km2. Đây là vùng tiềm năng phát triển cây công nghiệp và du lịch với mức đáp ứng nước dưới đất vào loại trung bình. Vùng này với địa hình đồng bằng và đồi núi thấp, nước ngầm chủ yếu tồn tại trong các trầm tích Holoxen (QIV), Ocdovic-Silua (O1-S1lđ), Devon (D2cb), Bazan ( Q1) với mức độ chứa nước trung bình. Hình thức khai thác nước hợp lý cho vùng này là các lỗ khoan công nghiệp sâu khoảng 50 đến 80 m nhằm

cấp nước tập trung, các lỗ khoan nhỏ sâu khoảng 20 đến 30 m, các hành lang thu nước ngầm nông, giếng đào, khơi dẫn mạch lộ. Chất lượng nước đảm bảo. Tiểu vùng này chính là khu vực bổ cập nước cho toàn bộ vùng II, khi bị ơ nhiễm sẽ gây hậu quả cho tồn vùng nên nước dưới đất cần được bảo vệ nghiêm ngặt.

Tiểu vùng II.2 bao gồm thị trấn Gio Linh và các xã Gio Châu và Gio Quang

với diện tích đât tự nhiên khoảng 38 km2, dành để phát triển khu công nghiệp và đơ thị. Tiểu vùng này có tiềm năng khai thác nước dưới đất vào loại tốt. Nguồn

Một phần của tài liệu Quy hoạch quản lý, khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất miền đồng bằng tỉnh quảng trị (Trang 107 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)