ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN SINH TRÊN ĐỊA BÀN

Một phần của tài liệu Quy hoạch quản lý, khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất miền đồng bằng tỉnh quảng trị (Trang 96 - 99)

2.5.2 .Trữ lượng tĩnh

3.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN SINH TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH QUẢNG TRỊ ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT

Hiện tại ở Việt Nam có rất nhiều hoạt động của con người có ảnh hưởng tới số lượng chất lượng nước dưới đất song chưa được quản lý, giám sát chặt chẽ. Các hoạt động này bao gồm:

- Khoan thăm dò địa chất, thăm dị khai thác nước, xử lý nền móng.

- Thải chất thải, nước thải không được xử lý ra mặt đất và vào nguồn nước - Xây dựng các bãi rác thải, các cơng trình vệ sinh, các kho chứa ngun vật liệu có gây chất thải, hoặc các khu chứa chất thải.

- Khai thác mỏ, khai thác vật liệu xây dựng. - Chôn thải xác động vật.

- Sử dụng phân bón thuốc bảo vệ thực vật.

Việc khai thác nước thiếu quy hoạch, không xin phép, không dựa trên cơ sở thăm dò đánh giá nguồn nước vẫn còn tồn tại ở nhiều địa phương cũng là nguy cơ gây hạ thấp mực nước quá mức gây sụt lún mặt đất, tranh chấp giữa các hộ dùng nước, giảm công suất giếng, gây ô nhiễm, và xâm nhập mặn. Song cho tới nay chưa có các khảo sát đánh giá đầy đủ về tình trạng thải chất thải, tình trạng khai thác, hạ thấp mực nước và ơ nhiễm nước dưới đất, chắc chắn tình trạng ơ nhiễm nước dưới đất là lớn hơn so với các phát hiện hiện nay.

3.3.2. Nguy cơ nhiễm mặn và ô nhiễm nước dưới đất

Hoạt động khoan thăm dò địa chất và khai thác nước diễn ra khá mạnh mẽ nhất là trong các vùng đồng bằng. Để phục vụ cấp nước nơng thơn hàng ngàn giếng khoan đường kính nhỏ đã được khoan, trong số đó nhiều giếng lắp đặt ống chống ống lọc nhựa chất lượng kém đã bị dập vỡ, nhiều giếng khi khoan hỏng không được lấp là con đường gây ô nhiễm nước dưới đất. Đặc biệt trong các khu vực đơ thị nhiều giếng khoan địa chất cơng trình đã được khoan, có nhiều giếng khá sâu cắt vào cả các tầng chứa nước khai thác song không được chôn lấp tốt cũng dễ là con đường cho nước bẩn bề mặt và nước từ các tầng chất lượng kém nằm trên thâm nhập vào tầng chứa nước khai thác.

Ở các thị xã, khu dân cư, nước thải hầu như chưa được xử lý, thu gom. Nước dưới đất đang là nguồn cung cấp duy nhất cho ăn uống sinh hoạt và các mục đích khác, nước dưới đất được nước mưa cung cấp, một số vùng khả năng bảo vệ của nước dưới đất là kém cùng với lượng nước dưới đất được khai thác cũng rất lớn với tốc độ đơ thị hóa cao như hiện nay, tình trạng thải rác, thải nước thải của đô thị như hiện nay là dễ làm ô nhiễm nước dưới đất.

Việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu trong vùng cung cấp của nước dưới đất cũng diễn ra ở một số vùng, đặc biệt là các vùng bãi ven các sông, các khu vực ngoại thành, khu vực ven biển cũng là nguy cơ gây ô nhiễm nước dưới đất.

Việc khai thác mỏ, đặc biệt khai thác tận thu, khai thác các mỏ nhỏ hiện diễn ra khá mạnh dọc dải cát ven biển Quảng Trị. Khi khai thác và sơ tuyển quặng đã thải ra lượng phế thải, nước thải lớn không được thu gom, xử lý. Đồng thời các mong khai thác sau khi khai thác xong không được lấp, hồi phục lại môi trường, các mong này cũng là con đường gây ô nhiễm nước dưới đất nhất là các mong cắt sâu vào các tầng chứa nước.

Một số nơi, việc khai thác nước biển để tuyển quặng cũng đã làm cho nước ngầm bị nhiễm mặn.

suy giảm chất lượng và số lượng nước dưới đất còn chưa được quan tâm một cách đúng mức.

Nhiều hoạt động có khả năng gây ơ nhiẽm nước dưới đất như thải chất thải rắn, nước thải, xây dựng cơng trình, khoan đào khảo sát địa chất, khai thác mỏ, khai thác nước dưới đất sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu chưa được quản lý và kiểm sốt và đã làm suy giảm chất lượng và số lượng nước dưới đất.

Việc thải chất thải rắn, lỏng cũng như sử dụng phân bón thuốc trừ sâu quá mức cùng với các hoạt động khoan đào thăm dò địa chất, khai thác nước, khai thác mỏ… không tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường đã gây ô nhiẽm nguồn nước dưới đất, nhất là các tầng chứa nước không áp nằm nơng.

Ơ nhiễm nặng nhất là trong các khu đô thị, khu dân cư. Ở đây lượng chất thải rắn, nước thải ngày một tăng không được quản lý, xử lý đã làm cho nguồn nước mặt cũng như mặt đất nhiều vùng bị ơ nhiễm nặng vì vậy các tầng chứa nước nơng bị ô nhiễm, nhất là về mặt vi sinh.

Kết quả điều tra sơ bộ cho thấy các giếng đào trong vùng nông thôn miền đồng bằng thuộc tỉnh bị nhiễm bẩn vi sinh khá nặng. Ngồi ơ nhiễm về mặt vi sinh, ô nhiễm kim loại nặng cũng đã phát hiện ở một số vùng.

Vấn dề quan tâm nhất về là hàm lượng Arsenic trong nước dưới đất. Sau khi nổi lên sự kiện hàm lượng arsenic trong nước dưới đất ở Băngladet cao gây ảnh hưởng tới sức khỏe của nhân dân, Chính phủ Việt Nam và tổ chức UNICEF đã có các cuộc khảo sát về arsenic trong nguồn nước và đã tiến hành chương trình điều tra đánh giá ơ nhiễm arsenic trong nước uống và xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm.

Kết quả nghiên cứu ban đầu cho thấy thường vùng mà trầm tích Đệ Tứ có chứa nhiều vật chất hữu cơ thì hàm lượng arsenic thường cao, vùng có hàm lượng sắt cao arsenic cũng cao. Các vùng ven sông thường có hàm lượng arsenic cao hơn các vùng khác. Arsenic có nguồn gốc địa chất, và tồn tại chủ yếu trong môi trường khử. Vật chất hữu cơ thúc đẩy q trình khử giải phóng arsenic từ trầm tích vào tầng chứa nước. Hàm lượng arsenic thường giảm nhanh sau khi lọc vì kết tủa cùng với sắt.

Nước dưới đất ở một số vùng đã bị ô nhiễm amoni và nitơ, vượt quá tiêu chuẩn cho ăn uống sinh hoạt. Kết quả phân tích amoni tại một số giếng khoan khai thác chỉ ra, hàm lượng amoni trong nước có xu hướng tăng theo thời gian. Có nhiều đầm hồ ni cá, lượng chất thải lớn, đồng thời đây cũng là vùng phát triển trồng trọt. Nhiễm bẩn amoni có thể là do nhiễm bẩn nitơ mà chủ yếu là

Nitorat từ trên mặt, trong quá trình di chuyển xuống sâu theo nước dưới đất Nitorat bị khử và chuyển thành amoni.

Trên vùng cồn cát dọc ven biển, nước dưới đất là nguồn cung cấp chủ yếu cho ăn uống sinh hoạt của nhân dân trong vùng cũng đang bị ô nhiễm do hoạt động sản xuất như trồng trọt, nuôi thủy sản, khai thác mỏ.

Hiện việc thải nước thải chứa chất thải rắn ngày càng tăng, các hoạt động khoan khảo sát địa chất cơng trình và khai thác nước, khai thác mỏ, xử lý nền móng, lấy đất làm vật liệu xây dựng phát triển mạnh, song không được quản lý giám sát chặt chẽ, làm cho nguồn nước dưới đất có nguy cơ ơ nhiễm cao.

Chương 4

QUY HOẠCH KHAI THÁC SỬ DỤNG, QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT MIỀN ĐỒNG BẰNG TỈNH QUẢNG TRỊ

Một phần của tài liệu Quy hoạch quản lý, khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất miền đồng bằng tỉnh quảng trị (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)