Xuất phương án khai thác chính

Một phần của tài liệu Quy hoạch quản lý, khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất miền đồng bằng tỉnh quảng trị (Trang 121 - 122)

2.5.2 .Trữ lượng tĩnh

4.2. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KHAI THÁC VÀ CHÍNH SÁCH BẢO VỆ NGUỒN

4.2.3. xuất phương án khai thác chính

Trên cơ sở số liệu hiện có về nhu cầu cấp nước, có thể định hướng cơ bản cho khai thác sử dụng nước như sau:

Thị xã Đông Hà: vừa sử dụng nước trên mặt vừa đầu tư khai thác nước ngầm Gio Linh và chuyển về thị xã bằng đường ống

Thị xã Quảng Trị: trước mắt, có thể vẫn sử dụng nước trên mặt từ trạm cấp nước Bích Tường. Về sau, có thể điều tra để khai thác nước từ các trầm tích Pleistocen thượng (amQIII) phân bố rộng rãi ở Tích Tương – Trường Xuân

Thị trấn Cam Lộ và khu cơng nghiệp Tây Đơng Hà, có thể khai thác nước ngầm từ trầm tích Carbonat (D2cb) để cấp nước.

Cảng Cửa Việt: cần đầu tư vào việc khai thác nước ngầm trong các tầng (mQIV) với các cơng trình nằm ngang hay giếng tia

Phương án quy hoạch nguồn nước dưới đất vùng cát là:

(1) Tạo tuyến đê ngăn cát trôi xuống đồng bằng, đồng thời trên đê và dưới chân đê là các hồ cát chứa nước giữ ẩm và trồng cây giữ đất như hình thức đê cát phía Hải Lăng đã làm. Tạo cơ chế thơng thống để người dân lên lập các trang trại trên cát trồng cây che bóng mát và giữ ẩm.

(2) Tạo các giếng khoan và tưới bằng hình thức tiết kiệm nước. Mỗi hố khoan phụ trách 0,5 ha. Cây trồng chủ yếu là cây trồng cạn. Để thực hiện phương án này cần quy hoạch nông nghiệp, xác định rõ cây và con trên vùng đất cát. Như vậy việc đầu tư cho vùng cát phụ thuộc chủ yếu vào khả năng tài chính và sức hấp dẫn của cây trồng vùng cát đối với người dân ở các xã vùng cát và cả những tài chủ có khả năng đầu tư của Quảng Trị. Theo đánh giá sơ bộ nước ngầm ở vùng cát đủ khả năng cấp cho 2.500 ha cây trồng cạn. Về quy hoạch, cơng trình này đề nghị chọn phương án dùng nước ngầm để tưới với ưu điểm:

(1) Ở đâu đầu tư nơng nghiệp có thể khoan cấp nước ngay ở đó, khơng phụ thuộc vào kế hoạch chung.

(2) Dễ làm có thể đảm bảo tưới chủ động cho dân.

(3) Quy mô nhỏ, dễ quản lý và trực tiếp đến từng thửa ruộng để dân phát triển trang trại.

(4) Kết hợp được giữa trồng cây lâm nghiệp và đầu tư sản xuất nông nghiệp. Để tạo được vùng chuyên canh cây trồng cạn trên cát cần có thời gian từ 10 – 15 năm mới cơ bản cải tạo tương đối và hình thành được vùng trồng cây trồng cạn.

Một phần của tài liệu Quy hoạch quản lý, khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất miền đồng bằng tỉnh quảng trị (Trang 121 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)