2.5.2 .Trữ lượng tĩnh
4.3. VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT MIỀN ĐỒNG BẰNG TỈNH
TỈNH QUẢNG TRỊ
Một khía cạnh quan trọng trong quy hoạch và quản lý nước ngầm là bảo vệ chất lượng nước của các tầng chứa nước. Có khá nhiều các nguồn ơ nhiễm do con người gây nên làm ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm. Các nguồn này là các khu vực chôn rác thải, các bể chứa và xử lý nước thải đơ thị, các vùng chơn chất phóng xạ, các khu nghĩa trang, các khu mỏ, các vùng nuôi thủy sản, vùng canh tác cây nơng nghiệp (phân bón, thuốc trừ sâu).v.v.
Ơ nhiễm nước ngầm cũng có nguy cơ khi mà nước kém chất lượng được vận chuyển tới những khu vực giếng khai thác mà trước đây chất lượng nước rất tốt. Ví dụ điển hình trong trường hợp này là các giếng ở gần vùng bờ biển. Khi khai thác quá giới hạn sẽ có hiện tượng nước giếng nhiễm mặn. Hiện tượng này xảy ra khá phổ biến ở các xã ven biển tỉnh Quảng Trị như Triêụ Phước, Triệu Độ, Triệu Trung, Gio Hải, Hải Hồ, Hải Khê.
Một cơng việc quan trọng nhất của bảo vệ nước dưới đất khỏi bị ô nhiễm là phải xác định được các miền bổ cập của các tầng chứa nước. Các vùng bổ cập này phải được quy hoạch phân vùng thành các vùng bảo tồn chất lượng nước ngầm, với các biện pháp kiểm soát chặt chẽ các nguồn gây ô nhiễm.
Các miền cấp nước thường nằm ở các vùng địa hình cao và ngược lại các miền thốt nước thường nằm ở các vùng địa hình thấp. Ở các miền cấp nước thường tồn tại các tầng chứa nước không áp nằm sâu so với mặt đất và ở các miền thốt nước thì các mặt nước ngầm của tầng chứa nước không áp thường nằm sát mặt đất.
Tại hiện trường, thực vật và nước mặt thỉnh thoảng được dùng để xác định miền thốt. Ví dụ như sự hiện diện các loại thực vật thường gập ở các vùng đất ướt có thể là chỉ thị của vùng thốt nước ngầm.
Dịng chảy ngầm cũng thường thốt ở các sơng, suối, lạch, hồ. Tuy nhiên những điều này không phải ln đúng. Ví dụ như ở các tầng chứa nước có cấu trúc khơng đồng nhất có xuất hiện các túi nước (nước ngầm treo) mà ở đó cũng hình thành các vùng đất ẩm hay đầm lầy. Vì vậy việc đánh giả cẩn thận về cấu trúc địa chất thủy văn cần được thực hiện.
Từ việc đánh giá tài nguyên nước ngầm miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị, chiến lược bảo vệ chất lượng nước ngầm trong quy hoạch là: giảm thiểu ô nhiễm tầng nước khơng áp Holocen và tập trung phịng tránh ô nhiễm các tầng chứa nước có áp Pleitocen và Neogen.
4.3.1. Đối với tầng chứa nước không áp Holocen
Đây là tầng chứa nước không áp, nguồn cung cấp cho tầng chứa nước chủ yếu là nước mưa, có thể một phần đáng kể là nước ngưng tụ. Nước có thể thấm xuống cung cấp cho các tầng chứa nước nằm bên dưới hoặc thoát ra các thung lũng thấp hoặc các chân cồn cát dọc theo bờ biển. Động thái của tầng chứa nước biến đổi theo mùa, biên độ dao động không lớn. Mùa mưa nước trong các cồn cát như tràn trên mặt đất, mùa khô mực nước nằm cách mặt đất khoảng từ 0,5 đến 1,6 m. Bề dày tầng chưa nước giao động từ 10 đến 30 m. Là tầng chứa nước có
độ trữ nước thay đổi lớn theo khơng gian từ nghèo qua trung bình và đến giàu. Nguồn gây ơ nhiễm của tầng này có thể chủ yếu từ các hoạt động nơng nghiệp sử dụng phân bón. Hàm lượng Nitơ (N03 + N02 + NH4) ở một số vùng đang có dấu hiệu tăng cao như một số dải nước nhỏ thuộc địa phận các xã Hải Hòa, Hải Thọ, Hải Ba, Hải Quế huyện Hải Lăng; xã Triệu Hóa, Triệu Lương, Triệu Phước huyện Triệu Phong. Đồng thời, vấn đề nhiễm mặn cũng là một vấn đề cần khắc phục. Ngoại trừ một số vùng gần sống Thạch Hãn như một phần của các xã Triệu Hòa, Triệu Phước, Triệu Độ huyện Triệu Phong nước đã bị nhiễm mặn, một số vùng khác cũng đang có dấu hiệu nhiễm mặn như Cửa Tùng, xã Vĩnh Lâm huyện Vĩnh Linh, xã Triệu Trung, Triệu Tài huyện Triệu Phong và xã Hải Hòa huyện Hải Lăng.
Giải pháp để bảo vệ chất lượng nước tầng chứa nước này là tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng của nông dân ở các huyện, thị miền đồng bằng ven biển về vấn đề bảo vệ môi trường nước ngầm và nguy cơ ô nhiễm.
4.3.2. Đối với tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích nguồn gốc sơngPleistocen Pleistocen
Đầy là tầng chứa nước có áp, có mức độ chứa nước trừ trung bình đến giàu với tỷ lưu lượng giao động từ 0,1 đến 7 l/sm. Chiều sâu mực nước tĩnh thay đổi từ 0,2 – 17,65 m, có nơi nước tràn trên mặt đất tới +0,1 m (Gio Linh, Đông Hà).
Miền cung cấp nước cho tầng chứa nước này là phần tầng chứa nước lộ trên mặt ở phía Tây vùng nghiên cứu, từ đây nước mưa có thể cung cấp trực tiếp cho tầng chứa nước, hoặc ngấm qua tầng chứa nước qh ở phía trên. Miền thốt có thể dọc theo sông Cam Lộ, sông Thạch Hãn, sông Bến Hải. Động thái mực nước thay đổi theo mùa, thường từ 1,0 - 8,2 m.
Phần lớn nước dưới đất tồn tại trong tầng chứa nước Pleistocen có chất lượng tốt. Trong tầng chứa nước này còn tồn tại một dải nước mặn lớn ở đoạn cuối của sông Thạch Hãn bao gồm một phần các xã Gio Hải, Gio Việt, Gio Quang huyện Triệu Phong và Đông Bắc thị xã Đông Hà. Một vài dải nước nhỏ khác thuộc xã Hải Vĩnh, Hải Ba, Hải An, Hải Hòa, Hải Thuận huyện Hải Lăng.
Giải pháp bảo vệ chất lượng nước của tầng này là hạn chế các hoạt động có nguy cơ gây ơ nhiễm nước ngầm ở các miền bổ cập: xã Vĩnh Tú, Vĩnh Thái thuộc Vĩnh Linh, Tây Nam thị xã Đông Hà … Không quy hoạch và xây dựng các khu chôn rác tại các khu vực này. Quy hoạch xây dựng một số các giếng quan trắc chất lượng nước ngầm tại các khu vực này để theo giõi kịp thời diễn biến chất
lượng nước của tầng chứa nước. Đồng thời, thực hiện nghiêm túc việc trám lấp các giếng khoan khơng cịn được sử dụng theo Quyết định 14 /2007/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên Môi trường về việc Ban hành Quy định về việc xử lý, trám lấp giếng không sử dụng.
4.3.3. Đối với tầng Bazan Neogen – Đệ Tứ
Đây là tầng nước không áp, phân bố thành hai khối lớn thuộc miền đồng bằng. Khối thứ nhất ở phía Bắc sơng Thạch Hãn thuộc một phần địa phận các xã Gio Phong, Gio Bình, Gio An, Gio Sơn huyện Gio Linh với diện tích lộ ra khoảng 79 km2. Khối Bazan thứ hai có diện tích khoảng 100 km2 chiếm 9,3% diện tích đồng bằng phân bố ở ven biển phía Bắc Cửa Tùng thuộc một phần của các xã Vĩnh Kim, Vĩnh Phong, Vĩnh Hòa, Vĩnh Quang và Vĩnh Giang huyện Vĩnh Linh. Tầng chứa nước khá phong phú, mức độ chứa nước thay đổi từ giàu ở trung tâm, ở ven rìa của khối Bazan thì nghèo nước. Mức độ chứa nước cũng giảm dần từ trên xuống dưới. Tỷ lưu lượng thay đổi từ 0,003 l/sm đến 2,04 l/sm.
Tầng này được nước mưa cung cấp trực tiếp và thấm xuống cung cấp cho các tầng chứa nước bên dưới. Chất lượng nước tốt, khơng bị nhiễm mặn, độ tổng khống của nước nhỏ hơn 0,5 g/l. Các tài liệu quan trắc trong vùng cho biết biên độ dao động mực nước theo mùa từ 2,1 – 6,1 m.
Giải pháp phịng ngừa ơ nhiễm của tầng này cùng giống như tầng Holocen là sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hợp lý trong nơng nghiệp ở một số khu vực thuộc hai huyên Gio Linh và Vĩnh Linh.
4.3.4. Đối với tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Neogen
Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Neogen có diện phân bố khá rộng nhưng hồn tồn bị che phủ và có quan hệ thủy lực chặt chẽ với tầng chứa nước Pleistocen phân bố ở phía trên. Nhiều nơi khó tách biệt hai tầng. Chiều dày trung bình là 43,5 m. Độ sâu phân bố của đáy tầng từ 92,8 m -132,2 m. Là tầng chứa nước rất giàu nước với tỷ lưu lượng từ 2,38 – 7,68 l/sm, trung bình 4,08 l/sm.
Các mẫu phân tích hóa học và vi trùng cho thấy nước có chất lượng tốt, độ tổng khống hóa từ 0,03 – 0,176 g/l, các nguyên tố độc hại khơng có, nước khơng bị nhiễm bẩn, khơng có vi trùng gây bệnh.
Đây là tầng chứa nước có áp, mực nước áp lực cách mặt đất từ 0,8 m đến 3,5 m, trung bình là 1,48 m. Nguồn cung cấp nước cho tầng chủ yếu là từ phía trên ngấm xuống qua các cửa sổ địa chất thuỷ văn. Miền thốt là các hệ thống sơng Bến Hải, sơng Sa Lung và có thể thốt trực tiếp ra biển.
Do tính liên thông giữa tầng chưa nước này và tầng Pleitocen nên giải pháp bảo vệ chất lượng nước của tầng Neogen cũng chính là các giải pháp để bảo vệ chất lượng nước của tầng Pleitocen đã được đề cập ở trên.
4.3.5. Đối với tầng chứa nước khe nứt Odovic – Silua
Tầng chứa nước có áp này phân bố trên tồn bộ diện tích đồng bằng và chìm sâu dưới mặt đất. Chiều sâu gặp mái tầng ở khoảng độ từ 10 m đến 132,2 m. Phần có diện lộ phân bố với quy mơ rất lớn ở phía Bắc và Nam tỉnh Quảng Trị (vùng gò đồi và núi). Mức độ chứa nước phong phú và không đồng nhất với tỷ lưu lượng thay đổi từ 0,01 l/sm đến 1,88 l/sm. Nước có chất lượng tốt, độ tổng khống hóa từ 0,12 g/l đến 0,35 g/l. Nguồn cung cấp nước cho tầng chủ yếu là nước mưa ngấm xuống tại phần lộ trên mặt. Miền thoát là các thung lũng thấp, các suối xuyên cắt trong vùng. Mực nước dao động theo mùa. Về mùa mưa mực nước nằm cách mặt đất 0,1 – 1,2 m, có nơi tràn qua miệng lỗ khoan. Mùa khô mực nước hạ thấp, chiều sâu mực nước từ 1,3 đến 8,5 m.
Giải pháp nhằm bảo vệ chất lượng nước của tầng này là sử dụng hợp lý phân bón, thuốc trừ sâu cho việc canh tác cây nồng nghiệp, công nghiệp ở các huyên miền núi và gị đồi phía Bắc (xã Vĩnh Sơn, Vĩnh Thuỷ, Vĩnh Chấp), phía Nam (Cam Hiếu, Triệu Ái, Triệu Thượng, Hải Lệ, Hải Lâm, Hải Chánh).
Tóm lại, quy hoạch bảo vệ chất lượng nước ngầm là một thành tố quan trọng trong quy hoạch tài nguyên nước nói chung và tài nguyên nước ngầm nói riêng. Quảng Trị là một tỉnh có chất lượng nước dưới đất còn tốt.
Tuy nhiên khi mức độ phát triển kinh tế xã hội tăng nhanh trong các năm tới thì số lượng các khu chơn lấp chất thải đô thị, chất thải công nghiệp cũng như các khoa chứa cũng sẽ tăng theo. Điều này có thể đe doạ tới chất lượng nước của các tầng ngậm nước của tỉnh.
Như vậy dự án đề xuất khi quy hoạch các khu chơn lấp chất thải cần tính tốn, tránh các khu vực bổ cập của các tầng chứa nước. Đồng thời, ơ nhiễm do phân bón và thc trừ sâu dùng trong nơng nghiệp đã có dấu hiệu xuất hiện ở một số nơi trên địa bàn tỉnh (tổng nitơ cao). Do đó cần thiết phải nâng cao nhận thức của nông dân trong vấn đề bảo vệ chất lượng nước ngầm trong thời gian sắp tới.
Việc xây dựng các giếng quan trắc chất lượng nước cũng nên được xem xét để theo dõi kịp thời diễn biến chất lượng nước dưới đất. Tình trạng các giếng bỏ hoang không dược trám lấp là khá phổ biến trên toán địa bàn tỉnh. Cần xin nguồn vốn trung ương để Sở TNMT thống kê và tiến hành trám lấp đối với những giếng bỏ hoang không chủ.