Dấu hiệu của cuộc chiến tranh kết thúc không phải bằng sự im lặng của tiếng súng đại bác sau khi "đã ngấy thịt đen, thịt vàng rồi", mà bằng sự im lặng của "các quan cai trị nhà ta". Họ im lặng cũng phải, vì thân xác, sinh mạng của những người sống sót trở về như những món hàng lỗi mốt. Trước con mắt của nhà cầm quyền, họ đâu còn là những "chiến sĩ bảo vệ cơng lí và tự do", họ trở về cái thân phận của chính họ lúc ban đầu sau khi chịu đóng thuế máu cho các quan cai trị, họ mặc nhiên trở lại là "giống người bẩn thỉu".
16 0
Công lao của những kẻ đáng thương ấy không phải là không, được nhớ đến. Chỉ có cách mà họ (nhà cầm quyền) nhớ đến thì chính nạn nhân của họ không ngờ. Ấy là sự tước đoạt trắng trợn tất cả những gì mà người dân bản xứ mua được sau khi đã đóng đủ "thuế máu" trong cuộc chiến tranh. Cũng chính những con người ấy bị đối xử như súc vật trước khi họ được chào đón (lúc trở về với mảnh đất quê hương) bằng một bài diễn văn sặc mùi "yêu nước" đại loại như : "Các anh đã bảo vệ Tổ quốc, thế là tốt. Bây giờ, chúng tôi không cần đến các anh nữa, cút đi !". Đó là những nạn nhân người thuộc địa, cịn với chính người Pháp (những tử sĩ, thương binh' của họ) thì sao ? Họ (hay thân nhân họ) được cấp môn bài bán lẻ thuốc phiện. Lời cảm ơn của người nhận quà, theo tác giả khơng cịn một cách nào khác hơn là "nhổ vào mặt kẻ tặng quà", y như cái nhổ vào mặt tên toàn quyền Va-ren của Phan Bội Châu vây (Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu - Nguyễn Ái Quốc).