(Về bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ)
Trước hết, ta cần hiểu vì sao tác giả bài thơ lậi mượn "lời con hổ ở vườn bách thú" ? Chú thích cho một hình tượng thơ có lẽ khơng ngoài một dụng ý : tránh đi sự suy diễn, hiểu lầm. Hình tượng con hổ cho dù có là một sự hoá thân của thi sĩ, nó vẫn la một chủ thể trữ tình, nhất quán và tồn vẹn. Đó là phần nổi của bài thợ. Còn phía sau, phần chìm có thể liên tưởng đến hai lớp nghĩa có cả ý thức giải phóng cá nhân (cái tơi), có cả tâm trạng nhớ tiếc, ru hoài của một dân tộc đang bị xiềng xích, đang khao khát tự do, với thái độ phủ nhận thực tại mà hướng về quá khứ oanh liệt vàng son. Bởi vậy, khi phân tích bài thơ khơng thể bỏ qua cái nhìn chính diện.
Cái nhìn đối mặt với cảnh ngộ bị cẩm tù của con hổ, cơ sở của niềm u uất không nguôi, là một cái nhìn đầy bi kịch. Tính chất bi kịch này cần được hiểu theo hai cấp độ : một là hoàn cảnh đổi thay, nhưng con hổ không đổi thay. Sự "không đổi thay" của con hổ ở cả hai phương diện chủ quan và khách quan : một mặt nó khơng cam chịu hạ mình và một mặt nữa : nó khơng chấp nhận hồn cảnh-. Khơng chịu hạ mình vì con hổ luôn ý thức mình là một bậc đế vương, ngự trị trên cái ngai vàng vĩnh hằng của bậc vua chúa. Còn thái độ không chấp nhận hoàn cảnh cũng là từ đó mà ra : chấp nhận môi trường sống đã đổi thay, nó khơng cịn là chính nó. Khơng chấp nhận, không tự đổi thay tạo nên độ chênh và sự giằng xé dữ dội. Tâm trạng nguyên khối ấy tượng hình lên một con hổ với niềm u uất không nguôi chạy dọc bài thơ, đi vào từng câu thơ như những hồng cầu để nuôi cơ thể.
Hai đoạn thơ nói về hồn cảnh đã đổi thay (đoạn 1 và đoạn 4) tạo nên xung đột, một xung đột khơng thể dung hồ, thật là ngột ngạt. Nhưng trong cái vịng xốy của tâm tư ấy, mỗi đoạn thơ là một nỗi đau riêng. Có nỗi đau của sự bất đắc chí, bị "sa cơ", lỡ vận phải rơi vào cảnh ngộ trớ trêu (đoạn 1), phải chấp nhận một cảnh ngộ không thể nào chấp nhận : vừa giả tạo vừa tầm thường (đoạn 4). Đối lập thứ nhất (đoạn 1) là đối lập giữa hai giống lồi khơng thể nàolà "ngang bầy", là đồng loại, giữa con hổ với con người, giữa con hổ với cập báo yên phận, với bọn "gấu dở hơi". Ý thức về sự không thể "ngang bầy" nay đang phải chịu "ngang bầy" tạo nên cú sốc đầu tiên vô cùng chua chát:
Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Khác với hình thức của câu thơ thất ngôn kiểu cũ, câu thơ tám chữ đó là một sự cầch tân, nhưng sự đột biến của cuộc cách mạng thi ca phải nói đến ầm điệu, ở tỉ lệ những thạnh bằng, thanh trắc của câu. Tròng câu thơ Đường luật, tỉ lệ đó ngang bằng hoặc xấp xỉ ngang bằng, có sự phối hợp đan xen, còn ở đây tần số những thanh bằng bị áp đảo, không những thế, các thanh trắc đều dổn trọng tải vào đầu và cuối câu như những gọng kìm rắn chắc, những kim khí va chạm nhau. Uất ức và bất lực là tâm thế của các sinh vật bị giam cầm, nhất là vái giống lồi khơng chịu đựng được xiềng xích, giam cầm như loài hổ. Bất lực uất ức cộng với bất lực buông xuôi là đặc tả chân dung đầy ấn tượng ỏ hai câu đầu. Nó được phân bố tinh vi đến từng âm tiết. Nếu câu đầu, những âm thanh chối tai đặc quánh lại thì đến câu sau, nó mất hút, nó bị thay thế : những thanh bằng buông xuôi, trải rộng, lan xa khơng cịn sinh khí nữa. Cái khinh và cái tức của con hổ chỉ còn được nén lại trong lòng như một nỡi niềm u ẩn. Nó cứ dày thêm trầm tích của niềm đau. Không phải ngẫu nhiên trong đoạn thơ tiếp nối sáu câu, có đến bốn câu nói đến lồi người. Đành rằng ở đây, giữa con hổ với con người, giữa con hổ với đồng loại (gấu, báo) đã diễn ra một sự thay bậc đổi ngôi, nhưng có lẽ niềm căm phẫn với con người, với giống người mới đủ sức tạo nên một giọng thơ hằn học. Là bởi vì với con hổ thì lồi báo, loài gấu vốn là những con vật hiền lành, vô hại, nhưng với con người đã diễn ra một tương quan đối nghịch giữa thắng vẩ thua.
Mà sự thua thắng này, oan uổng thay, không do thực tài thực sức (có lẽ loài người chỉ hơn loài hổ ở sự túc trí đa mưu). Cái lẽ ra phải thua đã thắng, đôi mắt hạt đậu đã có thể chế giễu cả rừng thiêng. Sự hạ nhục đối với loài hổ, đau đớn thay là vị thế phải tôn thờ, sùng bái (ông ba mừơi) chỉ còn là "trò lạ mắt, thứ đồ chơi". Còn câu thơ nói về cặp báo, bọn gấu chẳng qua chỉ là một thứ vĩ thanh của cái mặt bằng hèn kém mà con hổ phải rơi vào. Nếu đoạn một của bài thơ
nói về sự đổi thay vị trí thì đoạn bốn của bài thơ nói về tâm trạng của con hổ khi phải đối mặt với cái mà nó khơng muốn đối mặt. Tâm trạng ấy giống như một quả bóng bị xì hơi, ấy là tâm trạng của giống chim trời bị trói cánh. Cũng là cảnh rừng thiêng nhưng chỉ là sự "học đòi bắt chước vẻ hoang vu", nó tầm thường nhạt nhẽo. Nó có đủ nhưng thật ra khơng có gì, vì cảnh thiên nhiên tưởng như là có cả, nhưng linh hồn của nó thì khơng :
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng ; Dải nước đen giả suối, chẳng thơng dịng Len dưới nách những mơ gị thấp kém...
Nếu sự đổi mới của thơ ca hắt đầu từ nhịp điệu, thì đây là một .trường hợp mở đầu, một ví dụ điển hình. Nếu ngắt nhịp, ta có câu một : 2/2/2/2, câu hai : 5/3, câu ba : 3/5 thật là phóng túng. Nó diễn tả sự chật chội, bị bó buộc, gị bó cần phải phá tung ra để nói được cái thật của cảm nghĩ, cái khao khát được tháo cũi sổ lồng.
Ghìm nén và tung phá, ấy là xung lực độc khởi của từng đoạn thơ. Nó cũng cịn là cảm hứng của toàn bộ bài thơ nếu nhìn một cách vĩ mô tổng thể. Ngay sự đan cài giữa cái hôm nay và cái hôm qua, cái mất, cái còn, cái nhạt tẻ và cái huy hoàng ngày xưa của nó, tất cả đều hỗ trợ cho nhau, soi chiếu vào nhau mà trở nên lấp lánh. Tuy nhiên, về cơ bản, bài thơ như một hoài niệm. Ngày xưa mới là cái đích cuối cùng, là cứu cánh. Gội rễ mà niềm say đắm hướng về không phải là hôm nay mà từ hôm nay hướng về hôm qua, về cái một đi không trở lại : "Nơi ta khơng cịn được thấy bao giờ", "Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa". Tiếng nấc nghẹn ngào ấy hướng về cái phía rừng thiêng - nguồn cội của niềm tự hào khi "hầm thiêng" đang là bá chủ.
Phủ nhận cái trước mắt, cái hiện thời, lối thốt chỉ cịn hai hướng : trở về quá khứ hoặc ngưỡng vọng tới tương lai' Con hổ khơng có tương lai, nó chỉ cịn q khứ. Đối lập hai vùng không gian ấy, cảm hứng lãng mạn trào dâng những giai điệu say mê. Quá khứ đã trở nên một vầng hào quang chói lọi khác thường do những tưởng tượng được đẩy lên đến mức tột cùng sảpg khoái. Thơ mới nói riêng và chủ nghĩa lãng mạn nói chung đã t,ự tạo cho mình một miền đất, một khoảng trời riêng để tự do vùng vẫy. Cái lớn lao, cái dữ dội, cái phi thường trong màn sương bí ẩn lung linh, huyền ảo của quá khứ hiện ra có ý nghĩa giải thoát "một khối căm hờn" không tan của hiện tại. Ây là một quá khứ rất đặc trưng của loài hổ : cả thời gian, cả không gian, cả niềm nhớ tiếc cái thuở huy hoàng một đi không trở lại. Các yếu tố thuộc ngoại cảnh và thuộc nội tâm trên đây được nhào nặn lại nhằm khắc hoạ, làm nổi bật chủ thể trữ tình là nhân vật tự gọi là "ta" nhưng thực chất là "cái tôi" bừng thức, "cái tồi" trung tâm của một "thời oanh liệt", cảnh rừng thiêng vì sao có lúc được gợi ra với "bóng cả,cây già", khi thì bóng tối âm thầm với "lá gai cỏ sắc", cả những cỏ hoa không tuổi không tên ? Ba cung bậc của tự nhiên gắn với độ trường cửu, vĩnh hằng, với sự hoang dã, âm u và với cả một nền hoa cỏ vô danh nhằm tôn vinh một nhân vật thần thánh mà tất cả phải cúi dầu "Ta biết ta chúa tể cả mn lồi". Nhân vật thần thánh đường bệ, uy nghiêm ấy hiện ra bằng một bức tranh đặc tả, cả ngoại hình và sức mạnh bên trong ghê gớm. Một bước chân của loài hổ, một vũ điệu lượn vờn tự nhiên của nó khơng giống đồng loạị, không giống một ai. Sự phong phú và nhất quán trong hệ thống động tác ngoại hình nàý là để chuẩn bị cho một phút cao trào khi tất cả trở thành sở hữu riêng của nó, do nó chế ngự':
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc, Là khiêh cho mọi vật đều ỉm hơi.
Cảm giác của người đọc chúng ta là con hổ đang ngược thời gian, bơi trong dịng hồi niệm miên man không phải là vô cớ. Chính con hổ cũng tự nhận : "Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ". Những câu thơ tám chữ vốn có dung lượng lớn hơn câu thơ thất ngôn được liên kết bằng những từ nối ở đầu nhịp, đầu câu chẳng phải là vơ tình như những điệp khúc bắc cầu cho "tình thương nỗi nhớ" ấy dài ra :
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già, Với tiêhg gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi, Với khi thét khúc trường ca dữ dội...
Cũng đều là những hoài niệm về quá khứ, nhưng đoạn ba không giống với đoạn hai vì trước hết nó gắn với nỗi xót xa, nhớ tiếc (cịn đoạn hai là đặc tả chân dung). Nỗi nhớ tiếc đến quận thất nỗi lòng ấy tạo ra bởi ngữ điệu riêng. Những chữ "đâu" như xát muối cứ như kiếm tìm vào một hoang vắng, xa xôi đứng ở đầu câu để kết thúc bằng những dấu hỏi tu từ như oán than, như ngơ ngác :
Nào đâu những đêm vàng bên bở suối... Đâu những ngày mưa chuyển bôh phương ngàn... Đâu những bình minh...