Hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê

Một phần của tài liệu BÌNH GIẢNG NGỮ văn 8 (Trang 39 - 41)

Chúng ta có thể gọi nhân vật này kèm theo các đại từ "ngài hiệp sĩ", "nhà hiệp sĩ", "lão hiệp sĩ", hoặc "chàng hiệp sĩ",... bởi vì Đôn Ki-hô-tê hiện lên lúc thật trang nghiêm, đáng kính', khi lại gàn dở, đáng cười, vừa già nua, lại vừa trai trẻ. Đọc tác phẩm và đoạn trích này, chúng ta hình dung một chàng hiệp sĩ tuổi trạc năm mươi, gầy gò, cao lênh khênh. Cưỡi trên lưng con ngựa cịm có cái tên mĩ miều Rơ-xi-nan-tê, mình mặc áo giáp, đầu đội mũ sắt, vai vác giáo dài, toàn những thứ han rỉ của tổ tiên để lại, rồi đem đánh bóng,... Đơn Ki-hơ-tê hiên ngang tiến bước với mục đích tốt đẹp là tiễu trừ quân gian ác, giúp đỡ người lương thiện. Trí óc Đơn Ki-hô-tê đầy hoang tưởng, có lúc mê muội. Nhìn thấy những chiếc cối xay gió, lão nghĩ là bọn khổng lồ gian ác, sau đó cho rằng đấy là phép thuật của phù thuỷ Phơ-re-xtôn. Với động cơ trong sáng, hồn nhiên - tiêu diệt lũ tàn ác, trừ hại cho dân - Đôn Ki-hô-tê đã dũng cảm xông vào đánh "lũ quỷ khổng lồ" (thực ra-là những chiếc cối xay gió), mặc dù chàng biết rằng đây là "cuộc giao tranh điên cuồng và không cân sức". Đơn thương độc mã, hỉệp sĩ bỏ mặc lời can ngăn của Xan-chơ, phóng ngựa, vừa quát mắng lũ quỷ khổng lồ, vừa tâm niệm nguyện cầu người tình lí tưởng - nàng Đuyn-xi-nê-a xinh đẹp - giúp mình trong lúc nguy nan. Trong giây phút tiến công kẻ thù ấy, hình ảnh chàng hiệp sĩ sáng chói lên, đẹp như một anh hùng, rất đáng kính phục. Nhưng, suy nghĩ tỉnh táo một chút, người đọc lại bật cười. Bởi vì mục đích và hành động của Đôn Ki-hô-tê là đúng đắn, tốt đẹp, nhưng đối tượng

hướng tới của chàng lại không phải là lũ quỷ khổng lồ gian ác mà chỉ là những chiếc cqi xay gió hiền lành vơ tội. Bởi vì đầu óc chàng đầy những hoang tưởng. Cho nên cái động cơ tốt đẹp, cái hành động dũng cảm kia của Đôn Ki-hô-tê trở thành hão huyền, mang tính phá phách. Cịn bản thân hiệp sĩ thì thất bại một cách đau đớn, "ngọn giáo gãy tan tành, người và ngựa ngã văng ra". Nhìn thấy hình ảnh Đôn Ki-hô-tê "nằm không cựa quậy", bác giám mã sợ quá và chắc cũng thương quá, đã phải "lạy Chúa", kêu trời. Còn chúng ta, đọc đến chi tiết này, cũng vừa thương vừa... không nén được tiếng cười. Song, xin bạn đọc chớ đùa cợt. Trong thời khắc nguy nan sau cuộc chiến đấu, thầy trò chàng hiệp sĩ lại tiếp tục tranh cãi một cách rất nghiêm chỉnh. Nghe Xan-chơ có ý phê mình là "đầu óc quay cuồng như cối xay gió", hiệp sĩ mắng lại : "Thôi im đi ! Chuyện chinh chiến thường biến hố khơn lường... Ta cho rằng chính lão pháp sư Phơ-re-xtôn biến những tên khổng lồ kia thành cối xay gió để tước đi của ta niềm vinh quang đánh bại chúng... nhưng rồi lão sẽ không thể nào đối chọi được thanh kiếm lợi hại của ta". Ý nghĩ và những lời lập luận của hiệp sĩ kể ra cũng sáng suốt và chật chẽ đấy chứ ! BỊ quật ngã đau đến lịm người như thế mà không một tiếng rên rỉ, xuýt xoa, trái lại vặn cháy bỏng một niềm tin, một quyết tâm hành động vì nghĩa lớn. Một bản lĩnh làm người như thế đáng khâm phục biết bao ! Chỉ có điều, cái bản lĩnh làm người ấy của Đôn Ki-hô-tê không bắt nguồn từ thực tế cuộc sống mà nó từ trong những cuốn sách hiệp sĩ cổ xưa mà lão đã ngốn ngấu đọc, rồi làm theo. Do đó, sau trân chiến thất bại ê chế, Đôn Ki-hô-tê vẫn chưa chịu tỉnh táo để rút ra bài học. Trái lại, lão vẫiì tiếp tục cuộc phiêu lứu, tiếp tục những suy nghĩ lãng mạn, hoang tưởng. Lão tâm sự với Xan-chô : "Ta không kêu đau vì các hiệp sĩ giang hồ có bị thương thế nào cũng không được rên rỉ, dù xổ cả gan ruột ra ngoài". Thế là tấm gương những hiệp sĩ trong sách vở sống dậy, giục giã, khích lệ lão. Trong khi giám mã Xan-chô ăn uống thì ngài hiệp sĩ "thấy chưa cần ăn", vì... hình như đang mải nghĩ tội những cuộc chiến đấu sắp tới. Cho tới đêm hôm ấy, chúng ta cũng không thấy hiệp sĩ ăn uống gì. Ngài bẻ một cành cây khô "rút cái mũi sắt ở chiếc cán gãy lắp vào làm thành ngọn giáo". Đêm ấy, Đôn Ki-hô-tê không ngủ để dành thời gian nghĩ tới nàng Đuyn-xi-nê-a, đúng như hiệp sí trong sách, thức trắng nhiều đêm ròng ở trong rừng hoặc noi hoang mạc nhớ tới tình nương của mình. Suy nghĩ và mộng mơ bay bổng đến nỗi, Đôn Ki-hô-tê không thèm để ý tới giám mã Xan-chô đang đánh một giấc ngon lành. Cho tới sáng hôm sau, hiệp sĩ cũng không muốn ăn sáng, vì "chàng nghĩ đến người yêu cũng đủ no rồi"... Có thể nói, dưới ngịi bút sinh động,vừa nghiêm chỉnh vừa bỡn cợt, trào lộng của Xéc-van-tét, hình ảnh hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê hiện lên là một con người đầy mộng mơ, ảo tưởng. Lão mang những khát vọng đẹp, hành động dũng cảm, bản lĩnh kiên cường,... nhưng lại có những

nhầm lẫn trong suy nghĩ, gàn dở trong việc làm chỉ vì lão bị ảnh hưởng quá nặng nề bởi những trang sách cũ kĩ, lỗi thời. Do đó, tìm hiểu về những mặt trái ngược của, tính cách Đôn Ki-hô-tê, chúng ta vừa buồn cười và mến yêu, vừa cảm thấy đáng trách mà lại đáng thương...

Một phần của tài liệu BÌNH GIẢNG NGỮ văn 8 (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(177 trang)
w