MỘT TRẬN ĐÁNH KÌ QUẶC

Một phần của tài liệu BÌNH GIẢNG NGỮ văn 8 (Trang 37 - 39)

em bé bất hạnh, lay động trong ta tìnhthương và niềm tin ở con người, nhất thương và niềm tin ở con người, nhất là

những con người phải đối mặt với những khó khăn thử thách ở đời vẫn những khó khăn thử thách ở đời vẫn khơng

ngi mong muốn, khát vọng những điều tốt đẹp nhất. điều tốt đẹp nhất.

MỘT TRẬN ĐÁNH KÌ QUẶC...

(Vê đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió, trích tiểu thuyết Đơn Kỉ-hơ-tê của Xéc-van-tét)

Tính đến những năm đầu thế kỉ XXI này, cuốn tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê của nhà văn vĩ đại nước Tây Ban Nha Xéc-van-tét (1547 - 1616) đã sống trên ba trăm năm và chắc còn sống lâu hơn nữa. Bởi vì, qua tác phẩm của mình,

1

Từ điển Văn học, tập 1, NXB Khoa học xã hội, H., 1983.

Xéc-van-tét đã phản ánh và đặt ra những vấn đề lớn lao của một giai đoạn biến đổi quan trọng của lịch sử nước Tây Ban Nha và nhiều nước trên thế giới : chuyển tiếp từ xã hội phong kiến trung cổ lạc hậu sang xã hội tư bản chủ nghía phát triển về mọi mặt. Đọc Đôn Ki-hô-tê, người đọc hiểu rõ : "Tác giả chế giễu tàn dư của lí tưởng hiệp sĩ phiêu lưu, phê phán chế độ phong kiến... phê phán chế độ tư bản thời kì tích luỹ ban đầu... Mặc dù lỗi thời, gàn dở, hình tượng Đơn Ki-hơ-tê vẫn mang ý nghĩa nhân đạo sâu sắc : yêu quý tự do, bình đẳng, ghét thói xa hoa, ăn bám, trọng danh dự, đạo nghĩa"1. Qua những dòng văn rất sinh động, hóm hỉnh, trào lộng mà thâm thuý, Xéc-van-tét đưa chúng ta phiêu lưu hàng vạn dặm trên khắp nước Tây Ban Nha thơ mộng, chứng kiến nhiều việc làm vừa hào hiệp vừa gàn dở, khám phá được nhiều ý nghĩ lúc cao thượng, khi thấp hèn của hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê và giám mã Xan-chô Pan-xa. Một trong những việc làm, cũng là một cuộc phiêu lưu của họ là việc Đơn Ki-hơ-tê đánh nhau vói cối xay gió, một trận đárih kì quặc làm nổi bật lên tính cách của cả hai người.

Đi vào đoạn trích trong sách Ngữ văn 8, chúng ta có thể hình dung câu chuyện gồm ba phần với năm sự việc tiêu biểu. Mỗi phần mang một cái tên cụ thể, chẳng hạn như sau :

Phần một (từ đầu đến : "... và khơng cân sức"), có thể mang tên "Những cối

xay gió hay là những tên khổng lồ ghê gớm". Phần này có sự việc : Thầy trò nhà

hiệp sĩ tranh cãi, nhận định về kẻ thù.

1

Phần hai (từ câu : "Nói rồi, Đôn Ki-hô-tê thúc con ngựa..." đến "... bị toạc nửa vai")i có thể mang tên "Một trận giao chiến không cân sức". Phần này gồm hai sự việc. Một là : Đôn Ki-hô-tê thất bại, giáo gãy, người và ngựa ngã văng ra. Hai là : thầy trị hiệp sĩ dìu nhau đứng dậy trong hai tâm trạng khác nhau.

Phần cuối (đoạn còn lại), có tên là "Tiếp tục cuộc phiêu lưu". Phần này cũng gồm hai sự việc. Một là : Xan-chô ăn uống no say, trong khi Đôn Ki-hô-tê vẫn thản nhiên dấn bước. Hai là : Đôn Ki-hô-tê trằn trọc không ngủ, cịn Xan-chơ đánh một giấc ngon lành.

Từ dòng đầu cho đến chữ cuối của đoạn tiểu thuyết, nhất là qua năm sự việc chính nói trên, chân dung hai nhân vật - nhà hiệp sĩ xứ Man-cha Đôn Ki-hô-tê và bác giám mã Xan-chô Pan-xa - hiện lên mỗi lúc một rõ nét, rất cụ thể, sinh động, từ ngoại hình, trí tuệ, ước muốn đến hành động và quan niệm về cuộc sống. Chúng ta hãy lần lượt quan sát và suy ngẫm về từng người.

Một phần của tài liệu BÌNH GIẢNG NGỮ văn 8 (Trang 37 - 39)