hầu bên chủ. Tâm sự với hiệp sĩ, bác tỏ ra là
người rất chân thành cởi mở. Bác nói : "Chúa hiểu thấu cho tơi là tơi có n lịng khơng nếu thấy ngài rên la khi bị cái gì làm cho đau đớn... Còn tôi, xin thưa với ngài rằng chỉ cần hơi đau một chút là tôi rên rỉ ngay". Như vậy, Xan-chô là người tốt nết, biết thương người khác, tận tuy với chủ đấy chứ ! Song, có lẽ thương người thì ít mà bác ta... thương mình nhiều hơn. Do đó, sau khi xin phép hiệp sĩ bằng vài lời qua quýt, Xan-chô thản nhiên lấy rượu và thức ăn ra đánh chén đến no say, chẳng nhớ gì đến những lời hứa hẹn của chủ, và cảm thấy cái nghê phiêu lưu này "cũng chẳng vất vả gì mà lại thoải mái nữa là khác". Thế rồi, sau khi ních chặt cái dạ dày toàn rượu thịt, đến tối hôm ấy, trong khi ông chủ trằn trọc thao thức thì giám mã, người hầu cận thân tín kia "ngủ một mạch", cho đến sáng hôm sau, vừa tỉnh dậy đã vớ ngay bầu rượu... để "buồn rầu vì trên quãng đường này khó kiếm đâu ra rượu để đổ vào cho đầy". Quan tâm tới những nhu cầu vật chất hằng ngày như việc ăn, ngủ là chuyện bình thường. Nhưng hình như giám mã Xan-chô quá chú trọng đến hai việc này, nhiều lúc quên hết, kể cả ơng chủ mà mình có nhiệm vụ hầu hạ, chăm sóc thì thật tầm thường và đáng chê trách ! Như vậy, cũng bằng ngòi bút sinh động, hóm hỉnh, nhà văn Xéc-van-tét đã khắc hoạ nhân vật giám mã Xan-chô với những nét ngoại hình và tính cách trái ngược hẳn với Đôn Ki-hô-tê. Nếu Đôn Ki-hô-tê biểu tượng cho loại người hoang tưởng, lãng mạn, thì Xan-chơ là hình ảnh của những người tỉnh táo, thực tế đến mức thực dụng, tầm thường.
Tóm lại, chỉ đọc một đoạn trích ngắn ngủi trong cuốn tiểu thuyết hàng ngàn trang của nhà vãn vĩ đại Xéc-van-tét, chúng ta cũng đủ hình dung hai hình tượng nhân vật khá rõ nét. Hai nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa tương phản với nhau, nhưng lại bổ sung cho nhau, cùng tô đậm cho nhau. Đơn Ki-hơ-tê dịng dõi quý tộc, cịn Xan-chơ Pan-xa nguồn gốc nông dân. Đôn Ki-hô-tê gầy gò, cao lênh khênh, lại cưỡi trên lưng con ngựa còm nên như càng cao thêm. Xan-chô đã béo lùn lại cưỡi trên lưng con lừa thấp, bước đi ậm ạch, nên càng lùn hơn. Ngài hiệp sĩ mang khát vọng cao cả, còn bác giám mã thì ước muốn tầm thường. Người kia mong giúp ích cho đời, người này chỉ nghĩ đến cá nhân mình. Đôn Ki-hô-tê mê muội, Xan-chô tỉnh táo. Đôn Ki-hô-tê hão huyền, Xan-chô thiết thực. Đôn Ki-hô-tê dũng cảm, Xan-chô hèn nhát,... Sự tương phản về mọi mặt giữa Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa đã tạo nên một cập nhân vật bất hủ trong văn học thế giới. Chỉ qua một cuộc phiêu lưu, một trận đánh kì quặc, đánh nhau với cối xay gió của ngài hiệp sĩ mộng mơ, chúng ta thấy Đôn Ki-hơ-tê thật nực cười, nhưng cũng đáng u vì có vài ba ưu điểm, cịn
Xan-chơ Pan-xa tuy có những mặt tốt đáng quý, như vẫn cịn đơi ba nét tính cách chưa tốt, đáng chê. Nếu có điều kiện đọc cả tác phẩm bất hủ Đôn Ki-hô-tê, chúng ta sẽ hiểu rằng hai nhân vật tuy rất trái ngược nhau, cả về hình dáng và tính cách nhưng vẫn là đôi tri kỉ thân thiết. Hai bên đã chịu ảnh hưởng của nhau. Nhờ sự can ngăn, khuyên nhủ của Xan-chô, cuối cùng, Đôn Ki-hô-tê tỉnh ngộ. Ngược lại, quá trình gần gũi, Đôn Ki-hô-tê, Xan-chô Pan-xa thêm giàu tinh thương con người, biết u tự do, cơng bằng và chính nghĩa. Câu chuyện phiêu lưu của thầy trị Đơn Ki-hơ-tê vì thế có ý nghĩa phản ánh bước chuyển mình vĩ đại của đất nước, dân tộc Tây Ban Nha trên con đường từ xã hội phong kiến lạc hậu lên xã hội tư bản chủ nghĩa đầy phức tạp, thử thách, rèn luyện con người. "Cuối cùng thì cái điên rồ của Đôn Ki-hô-tê cũng như cái mộng tưởng của Xan-chô chỉ là cái vỏ tạm thời rất xa lạ với bản chất của họ. Những phẩm chất tốt đẹp'của hai người này chung đúc lại đã làm nổi bật truyền thống đạo đức của nhân dân mình. Vì thế đọc truyện Đơn Ki-hơ-tê của Xéc-van-tét, chúng ta càng hiểu rõ và thêm yêu quý đất nước và nhân dân Tây Ban Nha..."(1).