Cao thêm một bậc nữa là thuốc lá gặm nhấm tâm hồn và lối sống của con người, nhất là thế hệ trẻ Bố và anh, chú và bác hút thuốc không chỉ đầu

Một phần của tài liệu BÌNH GIẢNG NGỮ văn 8 (Trang 66 - 68)

con người, nhất là thế hệ trẻ. Bố và anh, chú và bác hút thuốc không chỉ đầu độc thể lực mà còn nêu gương xấu cho con cháu. Tác giả nói như thế, rồi dẫn

chứng số tiền thanh thiếu niên Âu Mĩ, thanh thiếu niên Việt Nam mua bao thuốc và nhấn mạnh : "đã hút là phải hút thuốc sang. Chỉ có một cách là trộm

cắp... Từ điếu thuốc sang cốc bia rổi đến ma tuý, con đường phạm pháp đã mở

đầu với điếu thuốc. Người lớn hút thuốc... chính là đã đẩy con em vào con đường phạm pháp". Ở đây, tác giả tập trung phê.phán người lớn để đệm thêm

cho tiếng báo động về tệ nạn nghiện thuốc lá. Song thế hệ trẻ, những học sinh

THCS và THPT chúng ta cũng cần lắng nghe để giữ mình, đừng nên đổ íỗi hồn tồn cho người lớn. Bởi vì, những người lớn nghiện hút nêu gưong xấu trước mặt trẻ em, nếu trẻ em ý thức được cái xấu ấy, khơng đua địi học theo thì

thuốc lá khơng dễ gì hồnh hành, tác u tác qi. Có thể nói, tiếng cịi báo động của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện về nạn nghiện thuốc lá, tác hại và cách gâyhại của thuốc lá mỗi lúc một gióng cao thêm, vang xa hơn và thấm sâu vào

trong lòng tất cả mọi lớp người.

Vào phần cuối của bài viết, giọng văn dịu đi chút ít để thơng báo về các chiến dịch chống ’thuốc lá ở nhiều nước trên thế giới. Tác giả đưa ra những con số cụ thể những tên nước cụ thể với những yêu cầu, những khẩu hiệu cụ thể. Từ đó, đối chiếu với nước ta, vị bác sĩ, nhà khoa học rất mực thương dân, luôn lo lắng cho tương lai đất nước ấy đã thốt ra những lời nói thống thiết : "Nước ta... đang còn trong tình trạng có nhiều bệnh tật do vi trùng, kí sinh trùng gây nên, nay lại... nhiễm thêm các bệnh do thuốc lá ; sốt rét, bệnh phong, lao, ỉa chảy, chưa thanh toán được, lại ôm thêm ôn dịch thuốc lá này. Nghĩ đến mà kinh ! Đã đến lúc mọi người phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch này.". Đoạn văn không chỉ thuyết minh, thông báo khoa học mà đã chuyển sang kêu gọi mạnh mẽ. Tiếng báo động chuyển thành lời kêu gọi chiến đấu khẩn trương, quyết liệt. Tác giả vừa biểu cảm - "nghĩ đến mà kinh", rùng mình, kinh .sợ thuốc lá, nạn nghiện thuốc lá, vừa truyền cảm, giục giã người đọc. Đọc đến

dòng văn cuối cùng, nhất là cụm từ mệnh lệnh : "Đã đến lúc mọi người phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch này", lòng chúng ta không khỏi xáo động, chân tay chúng ta không khỏi... ngứa ngáy. Tiếng báo động cất lên ở đầu bài văn đến đây đã thành tiếng kêu cấp cứu.

Tóm lại, giống như ôn dịch, nạn nghiện thuốc lá rất dễ lây lan và gây những tổn thất to lớn cho sức khoẻ và tính mạng con người. Song nạn nghiện thuốc lá còn nguy hiểm hơn cả ôn dịch. Nó gặm nhấm sức khoẻ con người nên không dễ nhận biết, nó gây tác hại nhiều mặt đối với cuộc sống gia đình và xã hội, mọi người hãy tìm cách chống lại nó, ngăn chặn nó. Muốn thế, ta cần có quyết tâm lớn, tự giác cao và nhiều biện pháp triệt để hơn cả việc phịng chống ơn dịch.

Một phần của tài liệu BÌNH GIẢNG NGỮ văn 8 (Trang 66 - 68)