(Vê bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu)
Học Ngữ vãn, nhất là độc - hiểu các văn bản, chúng ta được biết có nhiều loại văn văn miêu tả, kể chuyện, vãn biểu cảm, trữ tình. Từ bài mở đầu đến bài 11, sách Ngữ văn 8 đã giới thiệu các tác phẩm tự sự đặc sắc như đoạn trích tiểu thuyết Tắt đèn, tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê,... các truyện ngắn Lão Hạc, Cô
bé bán diêm, Chiếc lá cuối cùng,... các văn bản thuyết minh, nghị luân,...
Trong các loại văn bần ấy, ngoài những sự việc, chi tiết, những trí thức khoa học, những lí lẽ, dẫn chứng, các tác giả đã bộc lộ ít nhiều cảm xúc, lay động tình cảm chúng ta. Bắt đầu từ bài 12, chúng ta được đọc - hiểu và suy ngẫm về, một thể loại khác là thơ trữ tình, loại văn bản mà ở đó, người viết trực tiếp bày tỏ những tâm tư, tình cảm về cuộc sống của chính mình, cuộc sống mọi người nói chung. Điều đặc biệt là những tác phẩm mở đầu dòng vãn biểu cảm này lại là tiếng nói, những tâm tình của một lớp cha ông anh hùng, nghĩa sĩ trong buổi đầu đi tìm đường cứu nước, tuy gặp muôn vàn khó khăn gian khổ vẫn nêu cao phẩm giá làm người. Tiêu biểu cho những áng văn ấy là bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu, được sáng tác năm 1914 khi-ông bị bọn quân phiệt tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) bắt giam, ở trong bóng tối ngục tù dạy gian khổ, nhà chí sĩ, vị anh hùng dân tộc họ Phan đã tự hoạ bức chân dung tinh thần của chính mình mà nét vẽ tập trung nổi bật nhất là câu mở đầu "vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu...".
Về thể thơ, đấy là một bài thất ngôn bát cú Đường luật viết bằng chữ Nôm gồm tám câu, mỗi câu bảy âm tiết phối hợp thanh điệu, vần điệu, đối câu và bố cục một cách hài hoà. về đề tài, đây là loại thơ khẩu khí được tác giả ứng tác trong giây phút xuất thần ngẫu hứng từ một hoàn cảnh cụ thể. Thơ khẩu khí, cịn gọi là thơ tự tình, ngơn hồi, ngơn chí, thuật hồi, hoặc vơ đề,... vốn là loại văn chương trữ tình rất phổ biến trong kho tàng văn học dân tộc ta. Điều đặc biệt là, nếu các thi sĩ khác ngẫu hứng, tự tình trước thiên nhiên hùng vĩ, cảnh đời đa đoan - những hồn cảnh thơng thường - thì Phan Bội Châu suy ngẫm,cảm xúc về thân phận đang bị cầm tù của mình. Bị giam hãm, bị tước mất tự do tránh sao khỏi buồn, thâm chí có lúc bi quan, chán nản. Vậy mà, âm điệu chung của bài thơ lại không phải là ảo não, bi quan. Nói đúng ra, trừ câu hai (có hai tiếng ở tù') và câu cuối (có từ nguy hiểm) vương một chút buồn, cịn lại tồn bộ bài thơ hơn năm mươi âm tiết đã vang lên sang sảng, toả sáng một hồn thơ, một nhân cách con người hào hùng, ung dung coi thường gian khổ, vượt lên trên mọi gông cùm xiềng xích. Chính Phan Bội Châu kể rằng : sau khi làm xong bài thơ, ông đã "ngâm nga lớn tiếng rồi cả cười vang động bốn bức vách, hầu như không biết thân mình đang bị nhốt trong ngục"(1\ Đúng là như thế, đọc từng câu thơ, chúng ta cảm nhân rõ đây là tư thế hiên ngang, ung dung, tự tại của một đấng anh hùng hào kiệt.
Hai câu đầu gọi là "đề" vào ngay vấn đề cần nói tới :
vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu, Chạy mỏi chân thì hãy ở tù.
Đó là một tuyên ngôn khẳng định tư thế làm người của mình. Người "hào kiệt" là người có tài năng, chí khí hơn hẳn người bình thường. "Phong lưu" là dáng vẻ của người trang nhã lịch sự, vừa giàũ có vừa sang trọng. Nhận mình là người hào kiệt, phong lưu vì "mỏi chân" nên nghỉ tạm ở nhà tù, cụ Phan quả là một đấng anh hùng. Điệp từ vẫn nhắc lại hai lần dẫn dắt hai danh từ gốc Hán
hào kiệt, phong lưu nhấn mạnh bản lĩnh không lay chuyển, trước sau như một
của người ánh hùng. Nó phủ nhận hoàn toàn cái cảnh ngộ đắng cay hiện tại. Trong thực tế, cụ Phan có nhận ra nỗi đắng cay của thân phận "ở tù" khơng ? Có ! Chính cụ đã kể rằng mình bị giải đi "nào xiềng tay, nào trói chặt", vào ngục lại bị giam "chung một chỗ với bọn tù xử tử,... Tôi biết sớm chiều gì đây, đầu tơi cũng lìa khỏi cổ, nhưng tôi vẫn lấy làm vui vẻ..."(2). Như vậy, mang bản chất của người anh hùng không bao giờ chịu khuất phục hoàn cảnh nên Phan
Bội Châu khống để cho cảnh ngộ đè bẹp mình mà đứng caò hơn nhà tù, vượt lên trên gông cùm xiềng xích của kẻ thù, để hoàn toàn tự do thanh thản về mặt tinh thần. Do đó, trước một hiện thực tăm tối, một sự kiện trọng đại, như bước ngoặt của đời, người chí sĩ vẫn nói bằng một giọng đùa vui như thế. Đây cũng là giọng điệu quen thuộc của thơ khẩu khí khá phổ biến trong thơ ca dân tộc ta.
Chúng ta đọc được khẩu khí ấy trong bài Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh. Và sau này chính Hồ Chí Minh, người kế tục sự nghiệp anh hùng của cụ Phan cũng có những vần thơ khẩu khí tương tự :
Ăn cơm nhà nước, ở nhà cơng, Binh lính thay phiên để hộ tùng. Non nước dạo chơi tưỳ sở thích, Làm trai như thế cũng hào hùng /1
Hai câu thơ mở đầu bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác đúng là một tuyên ngôn về nhân cách, về bản lĩnh vừa ung dung tự tại vừa hóm hỉnh lạc quan. Từ đó, người chiến sĩ biến thế bị động thành chủ động, biến thân xác mất tự do thành sự tự do về tinh thần để tự động viên mình giữ vững lí tưởng, suy ngẫm sự đời.
Xuống bốn câu thơ giữa - hai câu 3, 4 (gọi là hai câu "thực") và hai câu 5, 6 (gọi là hai câu "luận"), tác giả trực tiếp giãi bày những suy ngẫm về lí tưởng, về cuộc đời chính mình :
Đã khách khơng nhà trong hơh biển, Lại người có tội giữa năm châu.
1
vẫn cái giọng thơ hào sảng tiếp nối âm điệu hai câu "đề", nhưng đến hai câu "thực" nhạc thơ có chút chùng xuống, xót xa, tóm tắt chặng đường gian khổ mà mình vừa trải qua. Hình ảnh "khách không nhà" phác ra chặng đường người chiến sĩ cách mạng đã trải qua gần mười năm trời từ lúc xuất dương đến khi bị cầm tù. Tìm hiểu tiểu sử của Phan Bội Châu mà chính cụ đã ghi lại trong sách Ngục trung thư, chúng ta hiểu rõ : bản thân cụ đã phải dấn thân vào cuộc đời phiêu bạt không nhà cửa, không người thân thích ở bên suốt từ Trung Quốc, sang Nhật Bản, vòng về Thái Lan, rồi trở lại Trung Quốc,... Cuộc đời ấy gian khổ, vất vả biết bao nhiêu. Nhưng đây là những gian khổ vì một lí tưởng lớn lao. Đây là một cuộc đời ngang dọc tung hoành của những anh hùng nghĩa hiệp, của các bậc danh nho mà họ Phan từng biết. Do đó "khách khơng nhà" kia mang phong thái của những anh hùng bốn biển, đáng tự hào. Nhưng, giờ đây, người anh hùng ấy đang trong thân phận "người có tội". Thật là nghịch lí và phi lí. Bọn quân phiệt Trung Quốc bấy giờ đã liên kết với thực dân Pháp gáncho Phan Bội Châu cái tội kì quái, tội "chống lại nhà nước bảo hộ". Cụm từ "lại người có tội..." cất lên nghe phảng phất âm điệu hài hước, giễu cợt bản án phi chính nghĩa, phản cơng lí của kẻ thù. Đồng thời cũng pha chút chua chát tự cảm nhận mình có lỗi, sơ xuất để rơi vào tay giặc. Do đó, tiếp sau với từ "có tội" là cụm từ "giữa nãm châu", như hàm một ý sâu sắc rằng : mình có tội với đồng bào, đồng chí, với bạn bè năm châu vì... giữa đường bị đứt gánh. Hai câu thơ tả thực mà hàm biết bao ý nghĩa bóng bẩy, mở rộng. Điều thú vị nữa là, tác giả đã sử dụng nghệ thuật đối xứng khá chặt chẽ.
"Đã khách" đối với "lại người", "không nhà trong bốn biển" đối với "có tội giữa năm châu". Từng cặp từ ngữ đối nhau, từng ý đối nhau, hài hồ, vẽ lại hình ảnh một con người từng trải qua cuộc đời lưu li chìm nổi, nhưng đáng tự hào. Tự hào kiêu hãnh, nhưng vẫn khiêm tốn nhận rõ lỗi lầm của mình. Đó là nét đẹp cụ thể thứ nhất của bức chân dung người anh hùng hào kiệt Phan Bội Châu.
Nét đẹp cụ thể thứ hai được thể hiện ở hai câu "luận" :
Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế, Mở miệng cười tan cuộc oán thù.
Tuy là "luận" nhưng hình ảnh và nội dung thơ không "suy luận" tản mạn mà vãn tập trung vào chân dung nhân vật trữ tình bằng những chi tiết nhỏ và một âm điệu ngân vang. Nghệ thuật đối tiếp tục được hồn chỉnh. Hình ảnh "bủa tay ôm chặt" đối xứng với "mở miệng cười tan" đặc tả dáng hình và ý chí một con người mang lí tưởng đẹp, quyết tâm cao, luôn kiên định với lí tưởng của mình' Hình ảnh "bồ kinh tế" đối chọi với "cuộc oán thù" giải thích rõ những đối tượng mà người,anh hùng "ôm chặt" và "cười tan". Bồ kinh tê'nghĩa gốc là "kinh bang tế thế", ơ đây, tác giả muốn nhấn mạnh và tự dặn mình khơng bao giờ ra rời lí tưởng trị nước, cứu đời mà mình đang theo đuổi. Cuộc
oán thù là cách nói khái quát cuộc đấu tranh quyết liệt giữa cái thiện và cái ác
giữa bọn ngoại xâm và nhân dân các dân tộc bị áp bức, cụ thể hơn nữa, đây chính là cuộc chiến đấu ngoan cường của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược, ở câu năm, tác giả dùng cụm từ ôm chặt vừa như một lời tâm niệm vừa là một lời thề chiến đấu, đến câu sáu được đối xứng bằng cụm từ cười
tan thật lơ gích chặt chẽ, thể hiện rõ dự cảm ngày mai cuộc chiến đấu sẽ thắng
lợi, người chiến sĩ sẽ nhân được niềm vui có thể ngạo nghễ cười tan. Vậy là,phép đối từ ngữ của thơ đã thể hiện rõ quan hệ nhân quả trong cuộc đời, quan hệ biện chứng trong cảm xúc, suy nghĩ của tác giả. Trong thơ ca truyền thống Việt Nam, chúng ta từng bắt gặp những câu thơ đăng đối, hoặc đối xứng, hoặc đối lập rất thú vị tương tự như những câu thơ nói trên của cụ Phan. Chẳng hạn, trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan có câu :
Nhớ nước đau lịng, con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
Ở hai câu "thực" và "luận" trong bài thơ nấy, những câu thơ đối nhau góp phần tạo ‘ám hưởng hào hùng, lãng mạn, kiểu anh hùng ca. Các cặp từ đối "bốn biển," - "nãm châu" ; "bủa tay" - "mở miệng" ; "bồ kinh tế" - "cuộc oán thù" khắc hoạ rõ nét tầm vồc của nhân vật trữ tình, càng về sau càng lớn lao, kì vĩ, mạnh mẽ, phi thường, rất phù hợp giọng điệu lãng mạn hào hùng của toàn bài thơ.
Hai câu 7, 8 thuộc phần'kết bài thơ tuy âm điệu có chút lắng lại để soi rọi, tiếp tục suy ngẫm về cảnh ngộ hiện tại nhưng vẫn có nét gân guốc, bướng bỉnh muốn thách thức tất cả :
Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp, Bao nhiêu nguy hiểm .sợ gì đâu.
Nếu ở những câu thơ trên tác giả dùng nhiều từ gốc Hán trang trọng với âm điệu lãng mạn bay bổng thì trong hai câu thơ này, trừ một từ "sự nghiệp" gốc Hán, còn lại là những từ nôm na, mộc mạc, gần gũi với cuộc đời. Ngôn ngữ thơ hạ cánh đậu xuống thân phận, cảnh ngộ đầy hiểm nguy của nhà thơ. Song khơng vì thế mà mất đi chất hào hùng của đấng hào kiệt, phong lưu. Chỉ có điều, cách nói, cách nghĩ và thái độ ứng xử dường như thiết thực, mộc mạc hơn. Hai câu thơ như một lời tự nhủ, một lời tuyên thệ với chính mình. Thề rằng : "Thân ta còn đây, ta còn sống đây thì sự nghiệp cách mạng, cuộc chiến đấu của ta và các đồng chí, đồng bào vẫn còn đây... Gian khổ hiểm nguy không làm ta run sợ, đầu hàng...". Nghĩa nôm na là như thế, nhưng ý nghĩa nhân sinh thì vẫn lồng lộng, sáng ngời một tư thế người anh hùng đứng cao hơn tù ngục, hiểm nguy, cao hơn cái chết, để khẳng định ý chí gang thép của mình mà không kẻ thù nào khuất phục nổi. Từ còn lặp lại hai lần gắn kết hai hình ảnh "thân ấy" với "sự nghiệp" vừa nhấn mạnh quyết tâm, niềm tin của con người vừa ngân vang âm điệu dõng dạc, dứt khốt. Cả hình thức nghệ thuật và ý nghĩa nộidung, hai câu thơ kết bài này đăng đối hài hoà với hai câu thơ mở đầu, góp phần nhấn mạnh, nâng cao chủ đề bài thơ. Nó thẳng băng, trực diện, sáng tỏ, vừa đóng khung lại bức chân dung con người tinh thần mà Phan Bội Châu tự hoạ, vừa mở ra những dự báo bao nhiêu nguy hiểm, khó khăn đang chờ ở phía trước...
Tóm lại, bằng giọng điệu hào hùng có sức lôi cuốn mạnh mẽ, bài thơ
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác là bức chân dung tự hoạ con người tinh
thần của Phan Bội Châu với phong thái ung dung, đường hồng và khí phách kiên cường, bất khuất vượt lên trên cảnh tù ngục khốc liệt để tự an ủi mình giữ vững lí tưởng, niềm tin và khát vọng cứu nước, cứu dân. Học Văn và sử, chúng ta còn được biết sau này - năm 1925, cụ Phan lại bị giặc bắt một lần nữa. Chân dung của cụ, bản lĩnh làm người của cụ vẫn tiếp tục toả sáng mà Nguyễn Ái Quốc từng ca ngợi là "bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, được hai mươi triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng..."^\ Lúc bấy giờ nước ta mới có 20 triệu người. Ngày nay, qua thơ văn của chính cụ Phan và thơ văn người khác viết về cụ, chắc rằng hơn bảy mươi triệu trái tim Việt Nam đều rung cảm và nhớ đến Phan Bội Châu như một tấm gương để soi sáng, để noi theo...