Chỉêh tranh và "người bản xứ"

Một phần của tài liệu BÌNH GIẢNG NGỮ văn 8 (Trang 158)

Người bản xứ, truớc mắt bọn thực dân, vốn chỉ là "những tên da đen bẩn thỉu", "những tên An-nam-mít bẩn thỉu", tưởng không liên quan gì đến các cuộc chiến tranh, thậm chí khơng biết gì về các cuộc chiến tranh. Cái họ biết chỉ là "kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta". Bởi vậy, khi đột ngột nhận được vinh dự đặc biệt, danh hiệu tối cao thì chính họ khơng sao hiểu nổi. Thì ra chiến tranh bùng nổ, họ là những vật hi sinh, họ phải đóng một thứ thuế khơng nằm trong văn bản luật định thông thường r thuế máu. Bọn đế quốc thời nay không hẳn giống bọn đê' quốc thời xưa, ở chỗ chúng khôn ngoan hơn. Không "uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ" (Hịch tướng sĩ), chúng lừa bịp những người dân đen bằng những lời đường mật. Bị cưỡng bức phải nghe theo (không nghe đã có roi vọt, có nhà tù), những người dân đen ấy lập tức phải rơi vào những cảnh ngộ thảm thương : xa lìa gia đình q hường, vật hi sinh cho lợi ích và danh dự của kẻ cầm quyền. Kẻ ở lại hậu tuyến chẳng khác nào người ra trân "đằng nào cũng thế thơi" có mà chạy đằng trời trước cuộc chiến tranh "để bảo vệ cho cái cơng lí và tự do mà chính họ khơng được hưởng một tí nào", sắc điệu trào phúng, mỉa mai trong ngơn từ, trong giọng điệu, đặc biệt là trong những quan hộ khơng ãn nhập gì với nhau, thậm chí đối lập với nhau dẫn đến hậu quả gây cười, một cách gây cười đối với trí tuệ, với nhận thức người nghe thật là sâu sắc. Ấy là chưa kể một văn phong theo kiểu thời thượng châu Âu, nhất là văn chương Pháp đã tạo nên một sự hoà nhập giữa văn học Việt Nam vào văn chương thế giới mà đây là tác phẩm đầu tiên.

Một phần của tài liệu BÌNH GIẢNG NGỮ văn 8 (Trang 158)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(177 trang)
w