MỘT GIẤC Mơ KÌ THÚ, NGƠNG NGHÊNH, LÃNG MẠN

Một phần của tài liệu BÌNH GIẢNG NGỮ văn 8 (Trang 83 - 84)

(Về bài thơ Muốn làm thằng Cuội của Tản Đà)

Sau hơn mười năm đầu thế kỉ XX bước vào thời kì hiện đại hố với những áng văn chương yêu nước nổi tiếng của Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu,... nền văn học nước ta bước vào giai đoạn chuyển biến cực kì sơi động. Từ những năm 20 trở đi, trên văn đàn xuất hiện các nhà văn mạnh dạn đổi mới cả nội dung lẫn hình thức văn chương. Họ kết hợp những vẻ đẹp của truyền thống với yêu cầu cách tân của thời đại, sáng tác ra những tác phẩm thơ văn đặc sắc mang hơi thở của một lớp người giàu khát vọng, yêu nước, yêu đời, nhưng bế tắc,... Một trong những người mở đầu cho dòng văn chương này là thi sĩ Tản Đà. Tản Đà đã sáng tác nhiều tác phẩm mà chỉ đọc tên, chúng ta cũng thấy rõ tính độc đáo, đầy mộng mơ, lãng mạn : Khối tình con I, II, III, Giấc mộng lớn, Giấc mộng

con,... Trong tập thơ Khối tình con có bài thơ Muốn làm thằng Cuội được nhiều

người coi là độc đáo nhất. Quả đúng như vậy. Qua nhan đề tác phẩm và ít phút đọc - hiểu ban đầu, chúng ta đã cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của bài thơ. Đây là một ước muốn khác đời, kì quặc, hay đây là một giấc mơ kì thú, ngơng nghênh, lãng mạn ? Muốn làm thằng Cuội tức là muốn bay lên cung trăng, muốn thoát li cuộc đời trần giới để sống với trăng sao, tiên cảnh ư ? Tại sào nhà thơ lại có ước muốn ấy ? Ước muốn ấy có ý nghĩa gì ?... Biết bao câu hỏi thú vị hấp dẫn, lôi cuốn chúng ta.

Cũng là thơ thất ngôn bát cú theo luật thơ Đường, cũng viết bằng chữ Nôm, nhưng so với nhiều bài thơ Nơm thời kì văn học trung đại và hai bài thơ ra đời trước đó ít năm của Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu, nhưng hồn thơ, giọng điệu và ngôn từ của Muốn làm thằng Cuội có nhiều nét khác hẳn. Bài thơ mang giọng điệu nhẹ nhàng, thanh thốt pha chút tình tứ hóm hỉnh, có nét phóng túng, ngơng nghênh của một hồn thơ lãng mạn, thốt li.

Hai câu thơ đầu (vào đề) là lời thở than buồn và chán của một thi sĩ, một con người trần thế :

Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi! Trần thế em nay chán nửa rồi,

Nét độc đáo dễ thấy là hai đại từ nhân xưng "chị" và "em" nghe thật duyên dáng. Nhân hoá vầng trăng, rồi nữ hoá trăng, gọi bằng cái tên Hằng (theo cách nói của nhiều thi sĩ xưa - Hằng Nga - ả Hằng), kèm theo đại từ "chị", xưng mình là "em", nhà thơ tạo ra một quan hệ bất ngờ, thân mật mà dân dã, đúng quan hệ để tâm sự sẻ chia nỗi niềm. Nỗi niềm của nhà thơ bộc bạch trực tiếp bằng hai từ biểu cảm buồn và chán. Buồn trong đêm thu là tâm trạng quen thuộc của các vãn nhân nghệ sĩ xưa nay. Bởi vì, mùa thu về, dẫn theo hơi thu se lạnh, gió thu nhè nhẹ hiu hiu, cây cỏ mùa thu héo úa, đợi ngày tàn lụi,... Biết bao thi sĩ dân tộc từ Nguyễn Trãi đến Nguyễn Du, từ Hồ Xuân Hương đến Bà Huyện Thanh Quan, rồi Nguyễn Khuyến, Tú-Xương,... đã từng thấm nỗi buồn của mùa thu để rồi làm đẫm ướt những dòng thơ. Là một thi sĩ tài danh, nhạy cảm, trước mùa thu, hẳn Tản Đà đã thấm cái hồn thu đất trời, cỏ cây tàn tạ và lây những dòng buồn của vã'n chương, của các thi sĩ. Đấy là nỗi buồn lãng mạn, nhè nhẹ, bâng khuâng, nhự vô cớ mà có dun. Cịn tâm trạng "chán nửa rồi" thì khơng cịn là lãng mạn vô cớ kiểu nghê sĩ nữa. Đó là nỗi buồn chán đẫm chất thế sự của một tâm hồn từng âu lo cho nước cho dân trong cảnh lầm than nô lệ. Đêm thu... buồn, cộng Trần thế... chán, cảnh đất trời thiên nhiên cộng với cảnh đời tối tăm đau khổ đã xui giục nhà thơ cất tiếng thở than, để tìm người chia sẻ. Có lẽ chưa tìm được ai xứng với mình, nên đành ngẩng mặt than với mây trời, với trăng sao. Trong vòm trời đêm mênh mơng kia, có lẽ chỉ mặt trăng đáng làm tri kỉ. Bởi vì trăng sáng ngời, tròn trịa, phúc hậu, vô tư, vô ngôn mà đầy gợi cảm. Dưới đôi mắt, đúng ra là qua trái tim nhạy cảm đa tình của mình, thi sĩ Tản Đà đã thấy ở vầng trăng hình ảnh một mĩ nhân có thể kết bạn tâm giao. Nhà thơ gọi trăng là "chị" - "chị Hằng", tôn xưng người đối thoại là "chị", nhận mình là "em" thật khéo, khéo trong ứng xử (nếu "chị Hằng" là có thật) và khéo trong dẫn dắt ý thơ. Hiện lên sau hai câu thơ cấu trúc kiểu lời gọi, tiếng than là một ước nguyện chân thành, tha thiết khiến người nghe, người được cây nhờ không thể chối từ và người đọc thơ cũng không thể dừng lại.

Đến bốn câu thực và luận, lời ước nguyện, cầu xin trở thành một giấc mơ độc đáo :

Cung quế đã ai ngồi đó chửa ?

Một phần của tài liệu BÌNH GIẢNG NGỮ văn 8 (Trang 83 - 84)