CON NHÀ VÕ TƯỚNG NGHE VĂN (Về bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn)

Một phần của tài liệu BÌNH GIẢNG NGỮ văn 8 (Trang 137)

Nếu lấy tiêụ chí của một bài văn nghị luận mà xem xét thì trong nền văn học trung đại Việt Nam có hai áng văn đặc sắc : Hịch tướng sĩ và Bình Ngơ đại cáo. So với Bình Ngơ đại cáo, Hịch tướng sĩ như một khúc dạo đầu. Và tuy cọ là như thế thì nó vẫn là một bài văn mẫu mực. Tính nhất quán nếu là đòi hỏi hàng đầu thì trên phương diện này, ít có bài văn nào so sánh được : nhất quán trong vị thế phát ngôn, nhất quán trong kết cấu, bố cục, trình bày, nhất quán trong phong cách vừa hùng biện vừa trữ tình, có tác dụng khai trí, khai tâm mở đường cho hành động, nghĩa là một thái độ cần có của tì tướng và các binh sĩ dưới quyền ở vào thời điểm nước sôi lửa bỏng.

Mặc dù được cử làm tiết chế thống lĩnh, Trần Quốc Tuấn không dựa vào quyền uy, mà lấy việc thu phục nhân tâm làm kế sách, nghĩa là phát huy đến mức độ tối đa tinh thần tự nguyện để những người cầm vũ khí vì lí tưởng, vì đạo lí mà từ bỏ lối sống hưởng lạc thái bình, sẵn sàng giết giặc lập công, tất cả mọi người phải giỏi như Bàng Mông, Hậu Nghệ. Võ mà cần đến văn, có gươm giáo ở trong tay, nhưng trước hết lòng người cần được thức tỉnh. Cách nhìn, cách nghĩ của Trần Quốc Tuấn sâu sắc, xa rộng đến nhường nào ? Tuy vậy, muốn đi tới đích, phát ngơn của người chủ tướng phải dựa vào tài năng. Trí tuộ, tâm hồn và tài năng ấy không kết tinh lại dưới dạng một bài văn nguyên khối mà sức mạnh của nó được phân bố khoa học, tài tình đến từng đoạlì, từng câu.

Nếu xét một cách tồn cục thì bài văn có ba luân điểm lớn : trách nhiệm và đạo lí của kẻ làm tướng, trách nhiệm ấy đang bị chểnh mảng, lơ là, chỉ có một hành động duy nhất để sửa sai lúc này là học tập binh thư, sẵn sàng giết giặc. Cả ba luân điểm ấy đều xuất phát từ một sợi dây tinh thần nhất quán : ấy là đạo "thần chủ" mà kẻ làm tướng phải khắc cốt ghi xương.

Một phần của tài liệu BÌNH GIẢNG NGỮ văn 8 (Trang 137)