4.1.Dự án phát triển giao thông ở làng lụa Vạn Phúc
Giao thơng có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với sự phát triển của
các làng nghề. Nó khơng những là con đường thơng thương trao đổi hàng hóa và nguyên vật liệu từ làng nghề ra thị trường mà cịn là con đường đưa du khách đến với làng nghề.
Vì vậy, để khai thác tiềm năng từ du lịch làng nghề thì việc đầu tư phát triển giao thơng là khơng thể thiếu. Trước những triển vọng phát triển
du lịch làng nghề, các cấp chính quyền, ngành Du lịch và nhân dân địa phương đã nỗ lực đầu tư cơ sở hạ tầng ban đầu nhằm phát triển du lịch làng nghề, trong đó, đầu tư phát triển mạng lưới giao thơng làng nghề đang là hướng quan tâm chính.
Trong những năm qua, với sự hỗ trợ của Tổng cục Du lịch, Quỹ hỗ trợ phát triển làng nghề Trung ương và UBND tỉnh Hà Tây, Sở Du lịch đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá, trên cơ sở đó quy hoạch tổng thể phát triển du lịch làng nghề. Một số làng nghề tiêu biểu đã được lựa chọn hỗ trợ đầu tư xây dựng đường giao thông. Trong 4 năm, từ 2001 - 2005, UBND tỉnh đã triển khai được 20 tuyến đường vào các điểm du lịch làng nghề với tổng kinh phí là 25 tỷ đồng tại những làng nghề có nhu cầu cấp thiết về cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. Đó là các tuyến đường: Hồng Dương, Nhị Khê, Chuyên Mỹ, Phú Vinh, Hữu Bằng, Kiến Hưng, Vạn Phúc, La Phù, Quảng Phú Cầu, Thanh Thùy, Phùng Xá, Đức Thượng, Dũng Tiến, Trường Thực.
Nhằm phát triển nghề dệt lụa, mới đây Tổng cục Du lịch đã đầu tư cho xã Vạn Phúc 1 tỷ đồng để xây dựng thêm 3 tuyến phố. Bên cạnh đó, Sở Du lịch Hà Tây và nhiều cơng ty du lịch trong, ngồi nước đã tổ chức thêm các tour tham quan làng lụa, vừa xem dệt vừa mua hàng... Theo ơng Đỗ Minh Tâm, Bí thư phường Vạn Phúc, những hỗ trợ này đã và đang tạo ra những hiệu quả thiết thực tới đời sống bà con làng lụa.
4.2.Dự án qui hoạch làng lụa Vạn Phúc thành làng nghề du lịch
Sau khi khảo sát hàng trăm làng nghề trong toàn tỉnh, lãnh đạo tỉnh Hà Tây quyết định chọn thí điểm 10 làng nghề có thể kết hợp du lịch để quy hoạch trong đợt 1: làng lụa Vạn Phúc (thành phố Hà Đông); mây tre đan Phú Nghĩa (Chương Mỹ); khảm trai Ngọ Hạ (Chuyên Mỹ - Phú Xuyên); may Trạch Xá (Hoà Lâm - Ứng Hoà); dệt Phùng Xá (Mỹ Đức); nghề tiện ở Nhị Khê (Thường Tín); tạc tượng Sơn Đồng (Hồi Đức); may thú nhồi bông Tam Hiệp (Phúc Thọ); thêu Đại Đồng (Phú Xuyên); điêu khắc Dư Dụ (Thanh Thùy - Thanh Oai). Sau khi đã chọn được 10 làng nghề
trên, UBND tỉnh giao Sở Cơng nghiệp (cũ) chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan quy hoạch lại làng nghề kết hợp du lịch để phát huy hiệu quả tối đa. Hiện tại, các sở, ngành nói trên đang xúc tiến việc quy hoạch lại các làng nghề. Theo đó, tỉnh hỗ trợ: điện, nước, đường giao thơng, kết hợp với ngân sách của huyện và sự đóng góp của bà con khi chuyển vào khu, cụm công nghiệp.
Vạn Phúc đang xây dựng khu sản xuất tiểu thủ cơng nghiệp có diện tích 12,8ha, khu chợ rộng 2ha, đồng thời phối hợp với Bộ NN&PTNT và tổ chức JICA (Nhật Bản) thực hiện dự án cải tạo môi trường, ngôi làng cũ sẽ được cải tạo thành khu du lịch… để đảm bảo cho tương lai phát triển bền vững của vùng đất này.
4.3.Dự án qui hoạch khu sản xuất tập trung của làng nghề
Năm 2003, UBND tỉnh Hà Tây đã phê duyệt Dự án chi tiết về “Quy hoạch khu sản xuất làng nghề dệt lụa Vạn Phúc” có tổng diện tích 14,65 ha. Theo dự án, làng nghề sẽ xây dựng khu sản xuất tập trung nằm biệt lập ở rìa làng mục đích tập trung các hộ sản xuất nằm rải rác ở cùng khu dân cư vào một vùng qui hoạch, mở rộng mặt bằng sản xuất cũng như để thuận tiện cho việc tập trung xử lý nước thải nhằm giải quyết ô nhiễm mơi trường và ơ nhiễm tiếng ồn. Đây là chương trình rất lớn của làng nghề với tổng số vốn đầu tư 60-70 tỷ đồng cho xây dựng cơ sở hạ tầng. Theo quy hoạch, khu sản xuất này sẽ được chia lô cho các hộ tự xây nhà xưởng và lắp đặt máy móc thiết bị. Sẽ có hai khu vực biệt lập dành cho sản xuất và bán hàng. Dự án này đã được thông báo cho các chủ cơ sở dệt lụa ở đây từ lâu và được hứa là sẽ triển khai ngay. Tuy nhiên, cho đến giờ phút này “dự án khả thi” ấy vẫn trong thời gian tìm vốn. Tất cả vẫn nằm trên giấy tờ, những cơ quan có chức năng khơng có động tĩnh gì tỏ ra có tinh thần xây dựng. Trao đổi với ơng Nguyễn Văn Tứ - Phó giám đốc sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Hà Tây, thì được biết: Dự án này đang bị “tắc” do khơng có vốn đầu tư. Lúc đầu tỉnh có kế hoạch đấu giá đất ở làng Vạn Phúc để lấy vốn, sau thấy
không khả thi nên chuyển cho doanh nghiệp thầu ứng vốn ra trước để xây dựng. Sau khi hoàn thành sẽ thu hồi vốn bằng cách bán các suất đất trong khu quy hoạch cho các hộ kinh doanh với giá 300.000đ/m2. Tuy nhiên kế hoạch này cũng không thành, do các hộ dân không đủ tiền mua, các doanh