kiến đề xuất với UBND tỉnh, xin lại 4.600m2 đất cạnh đường quốc lộ 430 mà trước đây tỉnh Hà Tây đã thu hồi để giải quyết chính sách tái định cư cho dân khi làm con đường này còn thừa để bán đấu giá lấy tiền đầu tư cho dự án làng nghề theo kiểu “đổi đất lấy cơ sở hạ tầng”, nhưng vẫn chưa được phúc đáp. Để Vạn Phúc thực sự trở thành một làng nghề vừa giữ được nét truyền thống vừa mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội như mong đợi thì cần phải có sự quan tâm đúng mức của các cấp, các ngành hữu quan.
IV. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA LÀNG NGHỀ VẠNPHÚC PHÚC
IV. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA LÀNG NGHỀ VẠNPHÚC PHÚC mẫu mã sản phẩm nổi tiếng có chất lượng cao được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến và ưa chuộng. Thương hiệu Lụa Vạn Phúc ngày càng khẳng định được chỗ đứng trên thị trường trong nước và quốc tế. Sản xuất CN-TTCN ở làng nghề dệt lụa Vạn Phúc đã kết hợp được công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại ở những công đoạn khác nhau của sản phẩm nhờ đó sản phẩm đạt được tính thẩm mỹ, tinh xảo, chất lượng đạt yêu cầu. Các sản phẩm của làng nghề luôn giữ được bản sắc riêng của vùng nông thôn, nên đã được thị trường chấp nhận dù phải cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của những cơ sở công nghiệp hiện đại trong và ngồi nước.
Nghề dệt đã có tác dụng rất to lớn đến đời sống của người dân Vạn Phúc. Giá trị sản xuất của làng nghề tăng trưởng mạnh. Làng nghề phát triển đã đưa Vạn Phúc từng bước đi lên, tạo được nhiều công ăn việc làm,