Phát triển làng nghề du lịch phải góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của làng nghề và vùng phụ cận. Để đạt được hiệu quả kinh tế cao, quy hoạch phát triển làng nghề du lịch cần kết hợp với quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội của địa phương. Làng nghề du lịch sẽ là cầu nối giữa nông nghiệp và công nghiệp, giữa nông thôn và thành thị, giữa truyền thống và hiện đại và là nấc thang phát triển quan trọng trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Theo đó, làng nghề truyền thống cần được phát triển theo hướng kết hợp hài hòa nhiều quy mơ, nhiều loại hình tổ chức và sở hữu, lựa chọn cơng nghệ, thiết bị thích hợp, kết hợp cơng nghệ hiện đại với công nghệ truyền thống, thiết bị tiên tiến với thủ công tạo ra các sản phẩm mang đậm nét văn hóa dân tộc và hiện đại. Cách thức chế tạo các sản phẩm thủ công làng nghề nhất thiết phải giữ lại những khâu, công đoạn sản xuất thủ công quan trọng nhất, kết tinh những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, tạo nên nét độc đáo của sản phẩm. Bên cạnh đó, phát triển các làng nghề du lịch phải gắn với phát triển nơng nghiệp và nơng thơn, có mối quan hệ chặt chẽ với lao động,
nguyên liệu, thị trường và môi trường, giải quyết tốt mối quan hệ tương hỗ, bổ trợ làm cho kinh tế - xã hội ở nông thôn phát triển bền vững, đời sống của dân cư ở nông thôn được sung túc.
3.Phát triển làng nghề du lịch phải góp phần bảo tồn và khơi phục nghề truyền thống
Phát triển làng nghề du lịch phải góp phần bảo tồn và khơi phục nghề dệt truyền thống. Bên cạnh nguồn thu từ các sản phẩm làng nghề, người dân làng nghề còn được hưởng lợi từ các hoạt động du lịch như bán đồ lưu niệm và cung cấp các dịch vụ phục vụ khách tham quan. Thông qua du lịch, các làng nghề truyền thống phát triển tạo ra ngày càng nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo một cách nhanh chóng và chắc chắn. Chỉ khi sống được với nghề, người dân làng nghề truyền thống mới quyết tâm theo đuổi và phát triển nghề.