Phát triển làng nghề du lịch trên cơ sở khai thác mọi nguồn lực, thu hút và tạo ra mối liên kết chặt chẽ hơn giúp nhiều bên liên quan cũng tham gia phát triển. Quan điểm này thống nhất với chủ trương thực hiện xã hội hóa trong việc đầu tư, bảo vệ, tơn tạo các di tích, cảnh quan mơi trường, các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, làng nghề phục vụ phát triển du lịch của Tổng cục du lịch. Những nhân tố chính tham gia vào q trình phát triển làng nghề du lịch là các cấp chính quyền, nhà đầu tư kinh doanh du lịch và người dân trong khu vực làng nghề. Nhà nước cần có các cơ chế chính sách và nguồn kinh phí hỗ trợ phát triển các làng nghề nói chung và làng nghề du lịch nói riêng, đồng thời, lập quy hoạch tổng thể, xây dựng hạ tầng cơ sở, tu bổ, tơn tạo các di tích lịch sử, văn hóa làng nghề. Phát triển du lịch làng nghề cần có sự tham gia của các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế trong việc xây dựng các cơ sở kinh doanh, cung cấp dịch vụ du lịch… Bên cạnh đó, cần có sự khuyến khích hợp tác giữa các nghệ nhân, khuyến khích các trường dạy nghề, cơng ty hợp tác với các nghệ nhân để
dạy nghề cho lớp trẻ, khôi phục kỹ thuật sản xuất truyền thống. Người dân trong làng nghề cần được tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ và xây dựng mơi trường văn hóa, cảnh quan mang đậm bản sắc văn hóa của làng nghề.
5.Phát triển làng nghề du lịch phải trên cơ sở gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa và bản sắc dân tộc
Xây dựng và và phát triển làng nghề du lịch phải trên cơ sở gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa và bản sắc dân tộc Việt Nam. Với nhận thức sự phát triển của văn hóa đóng vai trị then chốt trong sự phát triển của xã hội và sự thăng hoa của văn hóa chính là đỉnh cao nhất của sự phát triển, sự sáng tạo văn hóa là nguồn gốc của sự tiến bộ lồi người, sự đa dạng trong văn hóa là kho tàng quý báu nhất của nhân loại và là một yếu tố cần thiết của phát triển. Việc xây dựng và phát triển làng nghề du lịch phải trên cơ sở gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa và bản sắc dân tộc Việt Nam. Xây dựng và phát triển làng nghề du lịch phải trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại để vừa đảm bảo tính hiệu quả tinh xảo của sản phẩm, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, đồng thời vẫn giữ được những nét cổ điển độc đáo để thu hút khách du lịch.
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG LỤA VẠN PHÚC THÀNH LÀNG NGHỀ DU LỊCH
1. Giải pháp bảo tồn và phát triển nghề dệt lụa truyền thống ở Vạn Phúc
Phát triển làng nghề là hướng đi thích hợp thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, giải quyết việc làm, cung cấp nguồn lao động có trình độ, kỹ năng cao, đồng thời duy trì được khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Muốn phát triển làng nghề đúng hướng và có hiệu quả cao, cần phải có các chính sách riêng, thích hợp, có nhiều giải pháp đồng bộ từ làng nghề đến chính sách vĩ mơ và tăng cường các biện pháp hỗ trợ làng nghề như: tiếp cận thị trường, vốn, tư vấn đổi mới công nghệ và nhất là bảo vệ môi trường, mở rộng thị trường, tăng nhanh xuất khẩu, xây dựng thương hiệu hàng hóa; phát triển mạnh các DN vừa và nhỏ, HTX, tổ nhóm, hiệp
hội, câu lạc bộ; tăng cường áp dụng kỹ thuật công nghệ mới; đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực; xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng, thiết chế văn hoá; bảo đảm về nguyên liệu cho các làng nghề...
2. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực để phát triển nghề dệt truyền thống
Nguồn nhân lực cho khôi phục và phát triển nghề, làng nghề cần được quan tâm, hỗ trợ bằng những chính sách cụ thể của địa phương. Trước hết phải có chính sách tơn vinh và đãi ngộ đối với các nghệ nhân. Đây là nguồn nhân lực quý có giá trị cần được quan tâm đãi ngộ, khuyến khích, tơn vinh và khai thác.
Về hỗ trợ truyền nghề và học nghề tại địa phương: thực tế cho thấy, muốn sản phẩm có sức cạnh tranh, có chỗ đứng trên thị trường phải có cơng nghệ tốt và con người sử dụng nó. Muốn có nguồn lao động chất lượng cao, có những “bàn tay vàng”, người lao động phải trải qua trường lớp và thực tiễn công việc dưới sự hướng dẫn, đào tạo của các chuyên gia, thợ lành nghề. Chính vì vậy hiện nay, để phát triển nghề dệt truyền thống thì Vạn Phúc cần phải tập trung vào phát triển nguồn nhân lực, đào tạo những thợ giỏi đáp ứng được yêu cầu sản xuất ngày càng cao, và đặc biệt là truyền nghề cho chính con cháu trong làng để họ tiếp tục phát triển nghề truyền thống của tổ tiên.
3.Giải pháp hỗ trợ vốn để phát triển sản xuất
Hỗ trợ cho người dân vay vốn với lãi suất thấp, điều kiện vay vốn đơn giản. Có vốn các cơ sở sản xuất mới hoạt động được. Làng nghề dệt lụa cổ truyền đang rất cần có vốn đầu tư mở rộng sản xuất, đầu tư cho cơ sở hạ tầng và nhiều vấn đề khác. Vốn có vai trị quan trọng trong việc đầu tư mua trang thiết bị, cải tiến công nghệ, nâng cao năng suất lao động. Đây là vấn đề cấp thiết vì cơng nghệ của làng nghề hiện nay rất lạc hậu. Sản phẩm làm ra khơng phong phú, cịn thơ sơ, dựa nhiều vào đơi bàn tay thủ cơng. Vì thế nó làm giảm năng suất lao động, gây ơ nhiễm mơi trường, có hại cho
sức khỏe người lao động và dân cư nói chung. Nhà nước có thể hỗ trợ vốn cho làng nghề thơng qua hình thức cho vay vốn sản xuất tại các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng hỗ trợ người nghèo, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nơng thơn. Đối với làng nghề cần có riêng chế độ ưu đãi với lãi suất hàng tháng, quý, năm. Phần chênh lệch do vay ưu đãi được nhà nước cấp. Ngồi ra cần chú trọng phát triển quỹ tín dụng nhân dân để hỗ trợ tích cực cho nhu cầu vốn của các hộ sản xuất - kinh doanh trong làng nghề.
4.Giải pháp đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, công nghệ - kỹ thuật cho sản xuất
Cần đầu tư quy hoạch và phát triển kết cấu hạ tầng, tạo thuận lợi về mặt bằng sản xuất cho các cơ sở sản xuất kinh doanh ở làng nghề. Đồng thời cũng khẩn trương tiến hành quy hoạch chi tiết các cụm công nghiệp, TTCN, làng nghề để triển khai đầu tư hạ tầng kỹ thuật đáp ứng nhu cầu mặt bằng sản xuất của các cơ sở sản xuất.
Về thị trường cơng nghệ, cần khuyến khích đầu tư cơng nghệ tiên tiến nước ngồi đồng thời phát huy tính sáng tạo và chuyển giao cơng nghệ trong nước. Bên cạnh đó cần phát triển hoạt động tư vấn và dịch vụ cho nghiên cứu, ứng dụng khoa học – công nghệ và chuyển giao công nghệ cho quá trình sản xuất tại làng nghề. Tăng cường ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, kết hợp công nghệ thủ công truyền thống mới và đổi mới mẫu mã sản phẩm. Trong thời đại ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển rất nhanh chóng, việc ứng dụng các thành tựu của nó trong sản xuất là cần thiết, tuy nhiên việc ứng dụng và chuyển giao các công nghệ mới cho làng nghề truyền thống phải phù hợp với loại ngành nghề và năng lực của cơ sở sản xuất, áp dụng trong một số công đoạn của sản xuất, riêng cơng đoạn thể hiện tính độc đáo, tinh t của sản phẩm thì cần sử dụng bí quyết, cơng nghệ truyền thống. Có như vậy, sản phẩm làm ra có chất lượng ổn định, năng suất tăng, giá thành hạ và có điều kiện bảo vệ môi trường tốt hơn, đồng thời vẫn giữ được bản sắc văn hóa địa phương.
5.Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm
Đặc biệt, làng nghề cần nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã và đẩy nhanh việc ứng dụng tiến bộ khoa học vào quá trình sản xuất. Thị trường sản phẩm ln mang tính quyết định đến chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh. Biện pháp trước mắt là phải nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm bằng cách luôn thay đổi mẫu mã, đáp ứng nhu cầu của thị trường một cách nhạy bén đổi mới cơng nghệ, tìm thị trường liên doanh hồn thiện và nâng cao chất lượng, trình độ quản lý, trình độ sản xuất.
Phải tăng cường các lớp tập huấn về quản lý, kỹ thuật, trang trí mẫu mã, phương pháp tiếp cận thị trường cho làng nghề. Đưa công nghệ thông tin, các phương tiện thông tin đại chúng và những thành tựu khoa học công nghệ mới vào phát triển làng nghề. Nghiên cứu, nắm bắt và cung cấp thông tin về thị trường bao gồm thông tin về đặc điểm thị trường, hàng hoá, chất lượng và giá cả, phương thức mua bán, thị hiếu người tiêu dùng, các chính sách và quy định liên quan cho người dân làng nghề.
Để tăng sức cạnh tranh đáp ứng nhu cầu thị trường, sản phẩm của làng nghề phải luôn đổi mới về mẫu mã, cần hợp tác với các nghệ nhân, thợ bậc cao và các doanh nghiệp đầu mối, làm hàng xuất khẩu, để nghiên cứu, sáng tác các mẫu mã mới phù hợp với từng đối tượng khách hàng, từng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng mối quan hệ giữa nhà khoa học - nhà quản lý - doanh nghiệp - cơ sở sản xuất làng nghề. Khuyến khích sự kết hợp giữa các loại hình doanh nghiệp lớn, vừa, nhỏ và cực nhỏ trong quan hệ sản xuất kinh doanh của các làng nghề để tận dụng các lợi thế, tạo ra nguồn hàng lớn, đủ sức cạnh tranh trong hội nhập. Để làng nghề phát triển, bản thân các cơ sở sản xuất ở làng nghề phải biết liên kết lại với nhau để thành những cơ sở, những doanh nghiệp mạnh ở ngay trong làng. Khi làm được điều này, làng nghề sẽ có lực để bước ra, tìm hiểu thị trường và theo sát được nhu cầu của thị trường.
Tập trung hình thành các doanh nghiệp, đơn vị làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm, làm “bà đỡ” cho các làng nghề. Đây là khâu đột phá quan trọng, tạo nên đầu ra cho sản phẩm làng nghề. Một mặt họ thu gom sản phẩm của nghề, làng nghề đưa đến nơi tiêu thụ, mặt khác họ thường xuyên cung cấp các thông tin giúp các cơ sở sản xuất thay đổi mẫu mã, chất lượng kịp thời, tạo sức cạnh tranh sản phẩm, và có thể hỗ trợ một lượng vốn, hỗ trợ đào tạo kỹ thuật cho các làng nghề. Nhờ đó, các cơ sở sản xuất trong làng nghề sẽ có điều kiện để hợp tác, liên kết, hoặc chun mơn hố một số công đoạn trong sản xuất, đồng thời chú trọng hơn đến việc xây dựng nhãn hiệu cho sản phẩm làng nghề.
Về thị trường nguyên vật liệu, cần tìm kiếm thị trường, bạn hàng vững chắc, đảm bảo cung cấp nguyên liệu thường xuyên đồng thời chất lượng vẫn không đổi.
6.Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm
Bên cạnh đó, làng nghề tích cực tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại, hình thành nên các kênh phân phối sản phẩm khơng chỉ trong nước mà vươn ra tồn thế giới.
Tổ chức và tham gia có hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại như quảng cáo, giới thiệu hàng hố, tham gia hội chợ triển lãm trong và ngồi nước, tham gia các đoàn khảo sát thị trường nhằm giới thiệu và khuếch trương sản phẩm và hoạt động của mình.
Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá, tiếp thị các sản phẩm của nghề, làng nghề truyền thống trên các phương tiện thông tin đại chúng, tờ rơi, thông qua hội chợ, triển lãm, các kỳ Festival, các điểm trưng bày bán sản phẩm, các tour du lịch làng nghề. Khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu hàng hố, làng nghề xây dựng nhãn hiệu tập thể và xuất xứ sản phẩm. Hàng năm tổ chức hội thi sáng tác mẫu lụa mới, hàng lưu niệm. Cần xây dựng website về giới thiệu sản phẩm, đào tạo nghề, cung cấp thông tin cho làng nghề... Xây dựng các trung tâm giới thiệu (hoặc văn
phòng trưng bày sản phẩm), giao dịch và mua bán sản phẩm ngành nghề truyền thống ở địa phương.
7.Giải pháp về đầu tư phát triển du lịch
Phải tăng cường đầu tư phát triển du lịch, đầu tư xây dựng cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch, tăng cường chỉ đạo, đổi mới quản lý, gắn kết các hoạt động du lịch với hoạt động văn hố - thơng tin.
Cần tiến hành trùng tu tơn tạo các cơng trình kiến trúc cổ hiện có như đình đền chùa miếu các di tích lịch sử, nhà lưu niệm Bác Hồ. Cần quy hoạch lại làng nghề để tạo ra cảnh quan du lịch với một dự án phát triển tổng thể mơ hình làng nghề làng du lịch như xây dựng một trung tâm thương mại để trưng bày giới thiệu và bán sản phẩm của làng nghề. Xây dựng nhà truyền thống ở đó trưng bày sản phẩm và các dụng cụ sản xuất qua các thời kỳ để du khách có thể thấy được lịch sử phát triển lâu đời của làng nghề. Cải tạo lại khu phố lụa hiện nay để đưa vào quản lý tập trung và phát triển theo quy hoạch phù hợp với mơi trường cảnh quan.
Hồn thiện sản phẩm du lịch theo hướng bảo tồn và phát triển sản phẩm làng nghề, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách đến tham quan. Bảo tồn di sản văn hóa làng nghề, tổ chức khơi phục lại các lễ hội truyền thống mang bản sắc làng nghề, đặc biệt cần tái hiện lại một cách chân thực quá trình hình thành và phát triển của làng nghề, ông tổ của nghề và những nét đẹp trong bản thân q trình tạo ra sản phẩm làng nghề đó. Có chính sách tơn vinh tổ nghề, nghệ nhân, những bàn tay vàng. Phát triển làng nghề không thể tách rời việc bảo tồn các yếu tố truyền thống độc đáo của dân tộc đã in đậm trên các sản phẩm thủ công. Đồng thời hỗ trợ phát triển các sản phẩm ấy lên một bước mới bằng cải tiến kỹ thuật sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng thời hiện đại. Đó cũng chính là nét đặc thù của du lịch làng nghề đang thu hút đông khách du lịch.
Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng phục vụ khách tại các khu, điểm du lịch, trong
các khách sạn, nhà hàng, trong hoạt động hướng dẫn, đón tiếp khách nhằm kéo dài thời gian lưu trú và tăng khả năng chi tiêu của khách. Đa dạng hóa nhưng phải giữ những nét đặc trưng, tinh tế của sản phẩm làng nghề và trên cơ sở những nhu cầu của khách du lịch. Thiết lập thương hiệu và lôgô cho sản phẩm làng nghề, qui định những tiêu chuẩn cho sản phẩm của làng nghề. Xây dựng phịng đón tiếp khách, trưng bày giới thiệu sản phẩm. Tổ chức hướng dẫn tại điểm làng nghề, có thể tổ chức cho du khách thử nghiệm tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm tạo sự thích thú và hấp dẫn đối với khách, đồng thời phải đảm bảo vệ sinh môi trường của làng nghề, phát triển các dịch vụ bổ sung phục vụ nhiều đối tượng của khách du lịch.
Làng nghề nên lựa chọn những gia đình cịn giữ được nghề truyền thống, có mặt bằng rộng để có thể giới thiệu cho khách du lịch tham quan hoặc tham gia vào một số công đoạn của quá trình sản xuất. Tùy theo điều kiện cụ thể thành lập phòng giới thiệu sản phẩm chung hoặc ở từng hộ gia đình để tạo hệ thống dịch vụ, bán sản phẩm, đồ lưu niệm cho du khách, giúp tăng thu nhập cho nhân dân trong vùng. Ngồi ra, làng nghề cần có