1.Thực trạng khách du lịch đến làng nghề
Để tự giới thiệu và bán trực tiếp sản phẩm dệt của mình, nhiều gia đình Vạn Phúc đã có cửa hàng riêng, đặt ngay đầu con đường vào tham quan làng lụa. Các biển hiệu được thiết kế rất hấp dẫn theo mô tuýp mới, bằng song ngữ Việt - Anh. Sản phẩm lụa Vạn Phúc trưng bày tại các gian hàng này được sắp xếp gọn gàng, chau chuốt chẳng kém gì gian hàng trong các hội chợ. Ngoài nét dịu dàng, thanh nhã của người làng lụa, các cô gái giới thiệu và bán sản phẩm tại các gian hàng này đều biết “một ít tiếng Anh, một chút tiếng Pháp thông dụng”, đủ để giao tiếp với các khách nước ngoài. Vào thăm các hộ dân làm nghề dệt ở Vạn Phúc, ở đâu du khách cũng được tiếp chuyện, được nghe họ giới thiệu về nghề truyền thống của quê lụa Hà Đông rất say sưa.
Khách đến phố lụa ngoài những bạn trẻ từ Hà Nội hay các tỉnh lân cận cịn có một số lượng đơng du khách nước ngồi. Khách nước ngồi đến Vạn Phúc ngày càng nhiều để tham quan và mua hàng. Cầm dải lụa màu cốm trên tay, cô Helen người Mỹ vui vẻ quàng vào cổ, rồi quay sang thử chiếc áo ấm có thêu hoa văn trước ngực. Cô cho biết: “Mùa hè mặc mát, mùa đông mặc ấm, lụa Việt Nam rất đẹp, mịn và hoa văn sắc sảo. Tôi mua
nhiều về làm quà cho bạn bè, người thân chắc chắn họ sẽ rất thích”. Ông Rober Roy, quốc tịch Canada nói: “Tơi đã sống ở Việt Nam nhiều năm, nhưng đây là lần đầu tiên tôi về Vạn Phúc. Cảm nhận của tơi là hình ảnh của một làng nghề truyền thống mang đặc trưng rất Việt Nam. Đó là vốn quý của đất nước các bạn”. Buổi tối, những cửa hàng lụa như lung linh hơn dưới ánh đèn, du khách vẫn tấp nập đi xem và mua hàng... và khi bước chân ra về dường như ai cũng có nụ cười mãn nguyện vì đã mua được những tấm lụa đẹp nổi tiếng của Việt Nam.
Người đến làng lụa khơng chỉ mua lụa, mà cịn muốn tìm lại trong đó khung cảnh của một làng nghề canh cửi nghìn năm. Chính vì vậy, thống kê từ Hội làng nghề, sau hai năm xây dựng điểm du lịch và xúc tiến thương mại, mỗi tháng làng Vạn Phúc thu hút từ 3.000 đến 5.000 khách tham quan, giao dịch. Khách du lịch đến Vạn Phúc gồm khách du lịch trong nước và quốc tế. Số lượng khách quốc tế theo thống kế hàng năm khoảng 1.000 lượt người. Khách trong nước cũng rất đông, ước khoảng 7.500 lượt người. Vào hè, nhu cầu dùng các sản phẩm về lụa tăng mạnh, vào những ngày cuối tuần trung bình làng đón khoảng 1.000 khách đến mua hàng, đơng chưa từng có. Khách tới du lịch Vạn Phúc thường do các công ty lữ hành tổ chức về thăm quan và do khách tự tới. Cũng như làng nghề gốm Bát Tràng, khách tới du lịch Vạn Phúc nhằm mục đích chủ yếu là đi xem lựa chọn các sản phẩm lụa tơ tằm. Việc thăm quan các quy trình sản xuất, tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển làng nghề cịn được ít người quan tâm. Ở Vạn Phúc, số người lao động tham gia vào nghề dệt lụa chiếm đến 60-70%. Để tạo ra sản phẩm dệt, người ta phải trải qua nhiều khâu trong dây chuyền công nghệ: quay tơ, hồ, dệt, nhuộm. Mỗi khâu đều thực hiện thủ công và rất công phu. Nếu hướng dẫn cho khách tham quan chắc chắn đây sẽ là những khâu tương đối hấp dẫn. Tuy nhiên, ở Vạn Phúc chỉ có một số cơ sở có điều kiện mặt bằng sản xuất (như cơ sở dệt lụa của ơng Triệu Văn Mão), đã biết bố trí quầy bán hàng, trưng bày sản phẩm và một xưởng đang thực
hiện các công đoạn để tạo thành các sản phẩm dệt các loại lụa, gấm… nhằm thu hút khách hàng song mới ở dạng tự phát.
Mong muốn của khách du lịch khi tới đây không chỉ là chiêm ngưỡng cảnh quan của làng nghề, mà cịn mong được tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của làng nghề thơng qua hệ thống các di tích lịch sử văn hóa, hệ thống bảo tồn của làng nghề; được các nghệ nhân, thợ giỏi của làng giới thiệu, hướng dẫn tham quan các xưởng dệt, tận mắt ngắm nhìn cơng nghệ tạo ra sản phẩm lụa tinh xảo, độc đáo được làm từ những bàn tay khéo léo của các nghệ nhân. Tuy nhiên, các công ty lữ hành cũng như làng Vạn Phúc chưa làm thỏa mãn những mong muốn của khách du lịch.
2.Các tour du lịch đến làng lụa hiện có
Hiện tại, các công ty du lịch, các tổ chức lữ hành trong nước và quốc tế đã bước đầu quan tâm khai thác thế mạnh du lịch của các làng nghề truyền thống. Nhiều công ty du lịch lữ hành đã triển khai các tour đến các làng nghề thủ công. Các tour đi về trong ngày như: Hà Đông - lụa Vạn Phúc - mây tre đan Phú Vinh - chùa Trầm - chùa Trăm Gian; Hà Đông - mộc Tràng Sơn - Hữu Bằng - chùa Thầy - chùa Tây Phương, Hà Đơng - chùa Bối Khê - Nón Chng - lồng chim Canh Hoạch - Đình màn Hồng Xá; Hà Đơng - sơn mài Hạ Thái - tiện gỗ Nhị Khê - thêu Quất Động - điêu khắc Nhân Hiền - đền thờ Nguyễn Trãi; Hà Đông - cỏ tế Lưu Thượng - khảm trai Chuyên Mỹ - trang trại Nam Hải - chùa Đậu. Tour kéo dài 2 ngày 1 đêm: Hà Đông - tạc tượng Sơn Đồng - rèn Hạ Mỗ - làng nghề dệt kim - bánh kẹo La Phù - làng diều Bá Giang - mộc cao cấp Vạn Điểm - lăng đá Quận Vân - khảm trai Chuyên Mỹ - đền thờ Nguyễn Trãi. Mỗi tour khách được tham quan 3 - 5 làng nghề kết hợp với thăm đình chùa, di tích lịch sử cấp quốc gia. Đến bất kỳ làng nghề nào, du khách cũng được tận mắt thấy những người thợ thủ công tài hoa đang chế tác sản phẩm, được nghe giới thiệu về nguồn gốc, sự hình thành, phát triển của làng nghề, các loại sản
phẩm làm ra và cả mức thu nhập của người thợ... Nếu muốn khách có thể chọn mua các sản phẩm ưng ý mà giá rẻ hơn nhiều so với giá thị trường vì những người thợ làng nghề rất quý mến khách. Họ có thể được tham gia vào các quy trình sản xuất để hiểu hơn về nghề truyền thống Việt Nam. Tất cả các tour làng nghề đều xuất phát và kết thúc tại khách sạn Sông Nhuệ thị xã Hà Đơng. Khách cũng có thể mua tour đi lẻ thơng qua một số cơ sở làm du lịch tư nhân ở Hà Nội hay Công ty du lịch Hà Nội... Qua đó, ta có thể thấy Vạn Phúc đã trở thành một địa điểm hấp dẫn trong nhiều tour du lịch ngắn ngày. Xin được giới thiệu một vài tour du lịch đến làng lụa Vạn Phúc đang được các công ty du lịch lữ hành khai thác:
Tour Hà Nội - Chùa Hương - Làng lụa Vạn Phúc (1 ngày)
Bảng giá:
1-5 pax 6-10 pax 11-19 pax 20-30 pax Từ 30 Pax Trở lên
638.000 332.000 304.000 230.000 200.000
Bao gồm: Xe đời mới, điều hịa đưa đón đồn, hướng dẫn viên kinh nghiệm, nhiệt tình, ăn theo chương trình, mỗi người 1 chai nước, khăn lạnh, vé tham quan, đò tham quan Chùa Hương, bảo hiểm du lịch.
HAN006: Tour Làng lụa Vạn Phúc - Chùa Trăm Giang (1 ngày)
Cách Hà Nội 11km về hướng đông, theo quốc lộ 6 đến thị xã Hà Đơng - một trung tâm kinh tế văn hố của tỉnh Hà Tây. Nơi đây, có rất nhiều những ngơi làng cổ với những làng nghề truyền thống, trong đó có làng lụa Vạn Phúc được nhiều du khách thập phương biết đến.
Sáng: 8h00: Xe và hướng dẫn viên đón quý khách tại điểm hẹn khởi hành chuyến thăm làng lụa Vạn Phúc - một làng lụa nổi tiếng. Tới đây quý khách sẽ thấy những “xưởng dệt lụa” tại mỗi nhà dân, được chiêm ngưỡng những tấm lụa tơ tằm mang nhiều màu sắc ưa nhìn ln là món q hấp dẫn du khách. Sau đó quý khách tham quan chùa Trăm Giang - một ngôi chùa cổ tại Việt Nam. 11h00: Ăn trưa, nghỉ ngơi. Chiều: Quý khách lên xe trở về Hà Nội. 16h00: Về tới Hà Nội, kết thúc chương trình.
3.Thực trạng công tác xúc tiến du lịch của làng nghề
Làng lụa Vạn Phúc đang tích cực quảng bá hình ảnh của làng nghề qua 4 lần tham gia “Hội du lịch làng nghề truyền thống Hà Tây” do ngành du lịch tỉnh tổ chức vào tháng 11/2001, 12/2003, 12/2005, 12/2007 và các hội chợ lớn ở Nhật Bản, Pò Chài Trung Quốc; các hội chợ tại Hà Nội, Vinh, Huế, Đà Năng, thành phố Hồ Chí Minh, “Tuần du lịch làng nghề, phố nghề Việt Nam” được Hiệp hội làng nghề tổ chức tại Hà Nội…. Ở những lần tham gia đó, lụa Vạn Phúc đều được đánh giá cao về chất lượng và thương hiệu trên thị trường trong nước và quốc tế. Nhiều đoàn quan chức, ngoại giao, thương mại, du lịch và cả các nguyên thủ quốc gia của một số nước cũng đã đến thăm làng dệt Vạn Phúc. Theo lãnh đạo phường Vạn Phúc, ngoài giá cả, kênh thơng tin tun truyền cũng đóng vai trị quan trọng để có thể thu hút khách. Từ năm 2001 đến nay, lụa Vạn Phúc đã tham gia 12 kỳ hội chợ cả trong và ngồi nước, qua đó phát được hàng trăm nghìn tờ rơi, tờ gấp đến tận tay khách du lịch và người tiêu dùng.
Làng lụa Vạn Phúc được giới thiệu rộng rãi trên các website của Tổng cục du lịch, các công ty du lịch lữ hành, các báo điện tử… Song hiện vẫn chưa có trang web chính thức của làng lụa Vạn Phúc để giới thiệu, cung cấp các thông tin về truyền thống lịch sử cũng như sản phẩm của làng nghề cho du khách. Trong thời đại ngày nay thì Internet chính là cơng cụ quảng bá rất đắc lực cần phải được khai thác, tận dụng.
4.Các dự án đầu tư cho phát triển du lịch ở Vạn Phúc
4.1.Dự án phát triển giao thông ở làng lụa Vạn Phúc
Giao thơng có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với sự phát triển của
các làng nghề. Nó khơng những là con đường thơng thương trao đổi hàng hóa và nguyên vật liệu từ làng nghề ra thị trường mà còn là con đường đưa du khách đến với làng nghề.
Vì vậy, để khai thác tiềm năng từ du lịch làng nghề thì việc đầu tư phát triển giao thông là không thể thiếu. Trước những triển vọng phát triển
du lịch làng nghề, các cấp chính quyền, ngành Du lịch và nhân dân địa phương đã nỗ lực đầu tư cơ sở hạ tầng ban đầu nhằm phát triển du lịch làng nghề, trong đó, đầu tư phát triển mạng lưới giao thơng làng nghề đang là hướng quan tâm chính.
Trong những năm qua, với sự hỗ trợ của Tổng cục Du lịch, Quỹ hỗ trợ phát triển làng nghề Trung ương và UBND tỉnh Hà Tây, Sở Du lịch đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá, trên cơ sở đó quy hoạch tổng thể phát triển du lịch làng nghề. Một số làng nghề tiêu biểu đã được lựa chọn hỗ trợ đầu tư xây dựng đường giao thông. Trong 4 năm, từ 2001 - 2005, UBND tỉnh đã triển khai được 20 tuyến đường vào các điểm du lịch làng nghề với tổng kinh phí là 25 tỷ đồng tại những làng nghề có nhu cầu cấp thiết về cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. Đó là các tuyến đường: Hồng Dương, Nhị Khê, Chuyên Mỹ, Phú Vinh, Hữu Bằng, Kiến Hưng, Vạn Phúc, La Phù, Quảng Phú Cầu, Thanh Thùy, Phùng Xá, Đức Thượng, Dũng Tiến, Trường Thực.
Nhằm phát triển nghề dệt lụa, mới đây Tổng cục Du lịch đã đầu tư cho xã Vạn Phúc 1 tỷ đồng để xây dựng thêm 3 tuyến phố. Bên cạnh đó, Sở Du lịch Hà Tây và nhiều cơng ty du lịch trong, ngồi nước đã tổ chức thêm các tour tham quan làng lụa, vừa xem dệt vừa mua hàng... Theo ơng Đỗ Minh Tâm, Bí thư phường Vạn Phúc, những hỗ trợ này đã và đang tạo ra những hiệu quả thiết thực tới đời sống bà con làng lụa.
4.2.Dự án qui hoạch làng lụa Vạn Phúc thành làng nghề du lịch
Sau khi khảo sát hàng trăm làng nghề trong tồn tỉnh, lãnh đạo tỉnh Hà Tây quyết định chọn thí điểm 10 làng nghề có thể kết hợp du lịch để quy hoạch trong đợt 1: làng lụa Vạn Phúc (thành phố Hà Đông); mây tre đan Phú Nghĩa (Chương Mỹ); khảm trai Ngọ Hạ (Chuyên Mỹ - Phú Xuyên); may Trạch Xá (Hoà Lâm - Ứng Hoà); dệt Phùng Xá (Mỹ Đức); nghề tiện ở Nhị Khê (Thường Tín); tạc tượng Sơn Đồng (Hồi Đức); may thú nhồi bông Tam Hiệp (Phúc Thọ); thêu Đại Đồng (Phú Xuyên); điêu khắc Dư Dụ (Thanh Thùy - Thanh Oai). Sau khi đã chọn được 10 làng nghề
trên, UBND tỉnh giao Sở Công nghiệp (cũ) chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan quy hoạch lại làng nghề kết hợp du lịch để phát huy hiệu quả tối đa. Hiện tại, các sở, ngành nói trên đang xúc tiến việc quy hoạch lại các làng nghề. Theo đó, tỉnh hỗ trợ: điện, nước, đường giao thông, kết hợp với ngân sách của huyện và sự đóng góp của bà con khi chuyển vào khu, cụm cơng nghiệp.
Vạn Phúc đang xây dựng khu sản xuất tiểu thủ cơng nghiệp có diện tích 12,8ha, khu chợ rộng 2ha, đồng thời phối hợp với Bộ NN&PTNT và tổ chức JICA (Nhật Bản) thực hiện dự án cải tạo môi trường, ngôi làng cũ sẽ được cải tạo thành khu du lịch… để đảm bảo cho tương lai phát triển bền vững của vùng đất này.
4.3.Dự án qui hoạch khu sản xuất tập trung của làng nghề
Năm 2003, UBND tỉnh Hà Tây đã phê duyệt Dự án chi tiết về “Quy hoạch khu sản xuất làng nghề dệt lụa Vạn Phúc” có tổng diện tích 14,65 ha. Theo dự án, làng nghề sẽ xây dựng khu sản xuất tập trung nằm biệt lập ở rìa làng mục đích tập trung các hộ sản xuất nằm rải rác ở cùng khu dân cư vào một vùng qui hoạch, mở rộng mặt bằng sản xuất cũng như để thuận tiện cho việc tập trung xử lý nước thải nhằm giải quyết ô nhiễm môi trường và ô nhiễm tiếng ồn. Đây là chương trình rất lớn của làng nghề với tổng số vốn đầu tư 60-70 tỷ đồng cho xây dựng cơ sở hạ tầng. Theo quy hoạch, khu sản xuất này sẽ được chia lô cho các hộ tự xây nhà xưởng và lắp đặt máy móc thiết bị. Sẽ có hai khu vực biệt lập dành cho sản xuất và bán hàng. Dự án này đã được thông báo cho các chủ cơ sở dệt lụa ở đây từ lâu và được hứa là sẽ triển khai ngay. Tuy nhiên, cho đến giờ phút này “dự án khả thi” ấy vẫn trong thời gian tìm vốn. Tất cả vẫn nằm trên giấy tờ, những cơ quan có chức năng khơng có động tĩnh gì tỏ ra có tinh thần xây dựng. Trao đổi với ơng Nguyễn Văn Tứ - Phó giám đốc sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Hà Tây, thì được biết: Dự án này đang bị “tắc” do khơng có vốn đầu tư. Lúc đầu tỉnh có kế hoạch đấu giá đất ở làng Vạn Phúc để lấy vốn, sau thấy
không khả thi nên chuyển cho doanh nghiệp thầu ứng vốn ra trước để xây dựng. Sau khi hoàn thành sẽ thu hồi vốn bằng cách bán các suất đất trong khu quy hoạch cho các hộ kinh doanh với giá 300.000đ/m2. Tuy nhiên kế hoạch này cũng không thành, do các hộ dân không đủ tiền mua, các doanh nghiệp khơng dám ứng vốn ra trước. Chính quyền xã Vạn Phúc đã có sáng kiến đề xuất với UBND tỉnh, xin lại 4.600m2 đất cạnh đường quốc lộ 430 mà trước đây tỉnh Hà Tây đã thu hồi để giải quyết chính sách tái định cư cho dân khi làm con đường này còn thừa để bán đấu giá lấy tiền đầu tư cho dự án làng nghề theo kiểu “đổi đất lấy cơ sở hạ tầng”, nhưng vẫn chưa được phúc đáp. Để Vạn Phúc thực sự trở thành một làng nghề vừa giữ được