.Tiềm năng xây dựng làng nghề du lịch tại làng lụa Vạn Phúc

Một phần của tài liệu bai (Trang 26 - 29)

4.1.Tiềm năng phát triển làng nghề truyền thống

Làng lụa Vạn Phúc (Hà Đông) giờ đã trở thành làng nghề truyền thống sầm uất, nổi tiếng trong và ngoài nước với tiềm năng phát triển rất lớn.

Trước hết tiềm năng phát triển nghề dệt lụa cổ truyền của Vạn Phúc thể hiện ở chỗ những nghệ nhân của làng Vạn Phúc nắm giữ những bí quyết dệt lụa với kỹ thuật tinh tế đặc biệt. Nhờ nghề dệt lụa giỏi mà hai năm 1931 và 1936, hai lần lụa Vạn Phúc đã sang dự “đấu xảo” ở Mác-Xây và Pa-ri. Người thợ Vạn Phúc dệt được các loại chim, muông, hoa, lá, rất cầu kỳ, kể cả dệt được hình “lưỡng long chầu nguyệt”, dài 20 mét trên mặt lụa. Dệt tấm lụa là theo chiều dài, dệt từ đuôi con rồng trở lên, rồng lượn và uốn khúc trên mặt lụa. Dệt xong con rồng thứ nhất, tiếp liền trên khung là dệt mặt nguyệt, dệt xong mặt nguyệt, tiếp liền dệt con rồng thứ hai. Nhưng dệt con rồng thứ hai, phải bắt đầu từ đầu, rồi mới uốn khúc, dần dần cho đến đuôi con rồng. Khi dệt xong tấm lụa, trải ra, mặt nguyệt tròn trặn ở giữa, hai con rồng cân đối nhau như in, không lệch nhau một ly. Những người thợ dệt như thế, đúng là kiệt xuất, tài năng. Lụa Vạn Phúc nổi tiếng, trước hết là lụa Vân, Vân nghĩa là mây, có mây trên lụa, nhìn lụa như thấy có mây. Lụa là thứ mượt mà, mà lại nổi vân là khó lắm. Đây là một kỹ

thuật tinh tế mà trước kia chỉ làng Vạn Phúc mới dệt được, cả nước ta không đâu dệt nổi.

Với việc thương hiệu Lụa Vạn Phúc ngày càng khẳng định chỗ đứng trên thị trường trong và ngồi nước thì nhu cầu về mặt hàng thủ cơng tinh xảo, độc đáo này cũng ngày càng gia tăng. Hiện nay, sản lượng hàng năm đã tăng gấp hơn 2,5 lần so với những năm 90 của thế kỷ trước mà vẫn không đủ cung ứng cho thị trường.

Về năng lực sản xuất của làng nghề sản lượng sản xuất tăng nhanh

mỗi năm. Trong hai năm 2002 – 2003 đạt trên 2 triệu mét lụa các loại mỗi năm.Trong những năm gần đây, mỗi năm Vạn Phúc đã sản xuất và tiêu thụ được 2,5 triệu đến 3 triệu mét vải lụa các loại. Vạn Phúc hiện có 785 hộ làm nghề dệt trong tổng số 1343 hộ với 11.321m2 đất và nhà xưởng. Vạn Phúc hiện có 1080 máy dệt nhưng vẫn cịn 185 máy phải xếp xó vì thiếu mặt bằng sản xuất. Chiến lược phát triển trong tương lai của làng nghề là đầu tư mở rộng sản xuất, cải tiến máy móc thiết bị nâng cao chất lượng, sản lượng cho lụa Vạn Phúc, hạ giá thành sản phẩm, ngày càng đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.

Tiềm năng phát triển nghề dệt thủ công truyền thống của Vạn Phúc cần phải được đánh giá và đầu tư đúng mức để khai thác được tối đa hiệu quả của làng nghề.

4.2.Tiềm năng phát triển du lịch ở làng lụa Vạn Phúc

Nằm cạnh thị xã Hà Đông, làng lụa Vạn Phúc là một điểm đến không thể thiếu trong các chương trình du lịch. Tại đây du khách khơng chỉ có cơ hội lựa chọn, mua sắm sản phẩm lụa tơ tằm Hà Đơng chính hiệu mà cịn được chứng kiến các nghệ nhân làm ra những tấm lụa đủ sắc màu.

Làng lụa Vạn Phúc hấp dẫn du khách trước hết bởi sản phẩm thủ

công độc đáo và tinh xảo, để lại những ấn tượng khó qn trong lịng du

khách. Với thế mạnh của một làng nghề lâu đời, sản phẩm lụa tinh xảo, độc đáo, là sự kết tinh sáng tạo của người nghệ nhân Vạn Phúc, của những khối

óc chuyên cần và tâm hồn yêu lao động Việt Nam từ ngàn xưa để lại. Mỗi thước lụa là một tác phẩm nghệ thuật, vừa có giá trị sử dụng, vừa có giá trị thẩm mỹ. Mỗi sản phẩm đều là sự kết hợp giữa phương pháp thủ công tinh xảo với sự sáng tạo nghệ thuật, mang tính cá biệt và sắc thái riêng của làng lụa Vạn Phúc, tất cả đều mang vóc dáng dân tộc, vóc dáng quê hương, mang dáng dấp tâm hồn Việt Nam bình dị mà sâu lắng, đồng thời cũng chứa đựng trong nó những ảnh hưởng văn hóa tinh thần, quan niệm nhân sinh, tín ngưỡng tơn giáo của dân tộc. Lụa Vạn Phúc vì thế đã vượt qua giá trị hàng hóa đơn thuần để trở thành sản phẩm văn hóa, là những bảo vật được coi là biểu tượng đẹp đẽ của truyền thồng dân tộc Việt Nam. Chính di sản văn hóa này là chiếc chìa khóa để du khách mở ra cánh cửa tìm hiểu về lịch sử, truyền thống và tinh hoa của dân tộc Việt Nam.

Thực tế hiện nay, du khách muốn đến tận làng nghề để tham quan, tìm hiểu về các vị tổ nghề hoặc danh nhân văn hóa. Và hơn thế, nhiều người muốn tận tay tham gia vào quá trình sản xuất ra sản phẩm ấy, thậm chí đó là một sản phẩm theo ý tưởng, mẫu thiết kế riêng của du khách. Đáp ứng được những nhu cầu đó, các làng nghề sẽ là điểm dừng chân thú vị và độc đáo của du khách trong nước lẫn quốc tế, bởi đó là sẽ là kỷ niệm thú vị với họ, tránh sự nhàm chán, đơn điệu cho du khách. Khi viếng thăm làng lụa Vạn Phúc du khách được thăm quan xưởng lụa ngay kế bên cửa hàng. Xưởng là gian nhà cũ với khoảng gần 20 khung dệt, đặc biệt các khung dệt dù được cách tân bằng máy nhưng vẫn giữ phương thức cổ truyền tạo lên những nét hoa văn độc đáo, những sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp. Ở đây gần như đầy đủ các công đoạn: quay tơ, làm hồ và dệt cửi, khách tham quan có thể hình dùng phần nào q trình cho ra một tấm lụa đẹp.

Làng nghề truyền thống Vạn Phúc hấp dẫn du khách bởi làng nghề vẫn mang những nét đặc trưng của vùng quê đồng bằng Bắc bộ. Bên cạnh việc tìm hiểu quy trình kỹ thuật làm ra các sản phẩm, du khách được thâm

nhập vào cuộc sống cộng đồng ở nông thôn, lựa chọn, mua các mặt hàng thủ công giá cả vừa phải, thưởng ngoạn cảnh quan với vẻ đẹp đặc trưng của làng quê Bắc bộ và nhiều sinh hoạt dân gian phong phú, sôi động. Làng nghề truyền thống Vạn Phúc hiện nay vẫn tồn tại trong không gian sinh hoạt cộng đồng, các hoạt động sản xuất gắn liền với hoạt động sinh hoạt thường nhật của người dân. Điều này càng làm cho du khách như được hồ mình vào cuộc sống thường nhật, một điều mà không dễ bắt gặp ở các xã hội phát triển. Với du khách nước ngoài, làng lụa Vạn Phúc là một trong những điểm đến thú vị trong chuyến du lịch Việt Nam. Trong dòng khách đến làng dệt Vạn Phúc tham quan, du lịch, mua sắm lụa tơ tằm “chính hiệu”, ơng Rober Roy, quốc tịch Canada nói: “Tơi đã sống ở Việt Nam nhiều năm, nhưng đây là lần đầu tiên tôi về Vạn Phúc. Cảm nhận của tơi là hình ảnh của một làng nghề truyền thống mang đặc trưng rất Việt Nam. Đó là vốn quý của đất nước các bạn”.

Một phần của tài liệu bai (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w