SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG LÀNG LỤA VẠN PHÚC THÀNH

Một phần của tài liệu bai (Trang 29)

LÀNG NGHỀ DU LỊCH

Trong xu thế hội nhập và mở cửa như hiện nay, làng nghề truyền thống đang dần lấy lại vị trí quan trọng của mình trong đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của mỗi quốc gia, dân tộc. Những làng nghề này như một hình ảnh đầy bản sắc, khẳng định nét riêng độc đáo riêng không thể thay thế, một cách giới thiệu sinh động về đất, nước và con người của mỗi vùng miền, địa phương. Phát triển du lịch làng nghề chính là một hướng đi đúng đắn và phù hợp, được nhiều quốc gia ưu tiên trong chính sách quảng bá và phát triển du lịch.

1.Xây dựng làng nghề du lịch góp phần bảo tồn và giới thiệu rộng rãi giá trị văn hóa dân tộc

Bên cạnh những lợi ích về kinh tế, xã hội, hình thức du lịch làng nghề cịn góp phần bảo tồn và phát huy những bản sắc văn hoá độc đáo của địa phương. Phát triển du lịch làng nghề là phát triển loại hình du lịch văn

hóa chất lượng cao. Ngày nay, trên thế giới, khách du lịch văn hóa có xu thế ngày càng tăng. Các sản phẩm làng nghề truyền thống thông qua nghệ nhân, hồn dân tộc, tính cách, tập quán người Việt được thể hiện dưới dạng cách điệu trong họa tiết của sản phẩm sẽ tạo thú vị cho du khách. Đây sẽ là phương tiện giao lưu, quảng bá văn hóa, đất nước, con người Việt Nam mạnh mẽ và sâu rộng nhất…

Thông qua hoạt động du lịch, các giá trị văn hóa truyền thống của làng nghề được nhiều người biết đến. Sự trân trọng và chiêm ngưỡng của du khách, sự quan tâm, tơn tạo các di tích lịch sử, văn hóa của chính quyền và trên hết là lợi ích của ngành du lịch mang lại sẽ có tác động rất mạnh đến ý thức của người dân Vạn Phúc đối với nghề dệt truyền thống của làng, đối với các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể mà họ cịn gìn giữ lâu đời theo suốt tiến trình lịch sử, có nguy cơ bị hủy hoại theo thời gian và sự biến đổi của nền kinh tế thị trường.

2.Xây dựng làng nghề du lịch góp phần khơi phục và phát triển nghề dệt lụa truyền thống của Vạn Phúc

Sản phẩm làng nghề phong phú, đa dạng. Bởi vậy, nhu cầu bạn hàng và thị trường tiêu thụ rất cao. Khách du lịch đến làng nghề sẽ tạo ra một thị trường xuất khẩu tại chỗ ngày càng lớn. Những đoàn khách du lịch kết hợp thương mại, tìm kiếm cơ hội đầu tư ngày càng tăng. Cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ và thiết lập quan hệ bạn hàng quốc tế của làng nghề qua việc trực tiếp đón khách du lịch là rất lớn, là động lực để phát triển nghề dệt truyền thống. Nhờ đó, nghề dệt lụa truyền thống Vạn Phúc có cơ hội khôi phục và phát triển mạnh, thu hút các dự án đầu tư. Khôi phục và phát triển nghề, làng nghề truyền thống là yêu cầu bức xúc nhằm phát huy nội lực khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, góp phần đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp nơng thơn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và di sản văn hoá nhân loại.

3.Xây dựng làng nghề du lịch giúp Vạn Phúc khai thác những lợi ích từ các hoạt động du lịch

Du lịch làng nghề góp phần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch. Làng nghề truyền thống là một đối tượng tài nguyên nổi bật của thị trường du lịch. Xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch làng nghề truyền thống góp phần tăng cường khả năng lựa chọn của khách du lịch đối với các sản phẩm du lịch của Việt Nam, tăng cường khả năng xây dựng các sản phẩm du lịch có tính khác biệt lớn giữa các điểm đến trong tour, tăng mức độ hấp dẫn và ấn tượng đối với du khách, thỏa mãn nhu cầu của du khách, đặc biệt khách du lịch quốc tế, muốn tìm hiểu về văn hóa làng, xã, gắn liền với nó là những sản phẩm thủ cơng truyền thống của các làng nghề mang tính độc đáo, nghệ thuật cao. Đó là yếu tố quan trọng để khách du lịch chi trả nhiều hơn cho hoạt động du lịch và lợi ích kinh tế của làng nghề cũng được tăng lên thông qua việc cung ứng các dịch vụ cho khách du lịch như bán hàng, dịch vụ tham quan, dịch vụ ăn uống, lưu trú…

4.Xây dựng làng nghề du lịch góp phần giải quyết cơng ăn việc làm và cải thiện đời sống người dân Vạn Phúc.

Làng nghề du lịch phát triển sẽ giải quyết việc làm cho nơng thơn đang có nhiều người thất nghiệp; làm giảm sức ép về dư thừa lao động, làm cho đời sống của người dân làng nghề nâng cao, mức thu nhập của người lao động tăng; tạo ra bộ mặt đơ thị hóa mới cho nơng thơn để nơng dân “ly nông bất ly hương” làm giàu trên q hương mình. Nó làm giảm bớt làn sóng nơng dân nhập cư về các thành phố lớn kéo theo hàng loạt hệ quả xã hội nặng nề. Phát triển làng nghề du lịch Vạn Phúc sẽ góp phần tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người dân địa phương và các vùng lân cận. Khi thu nhập của người lao động ở làng nghề tăng lên, điều đó sẽ dần thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa người nông dân nông thôn và thành thị.

Thương hiệu lụa Vạn Phúc đã được bạn bè gần xa mến mộ, nhất là những bạn bè quốc tế đến thăm quan và mua sắm hàng hố, đã góp phần

tiêu thụ một lượng lớn sản phẩm của địa phương, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho nhiều lao động trong các hộ kinh doanh dịch vụ. Hàng năm, giá trị sản xuất kinh doanh của cả Làng đạt hơn 100 tỷ đồng, sản lượng lụa đạt hơn 2 triệu mét/năm, cho thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 1,4 triệu đồng/người/ tháng. Theo thống kê, cả xã Vạn Phúc có 1.507 xe máy xịn (chưa tính xe Tàu) và 60 ơtơ của các triệu phú trẻ. Đời sống vật chất của người lao động tăng lên, làm cho đời sống văn hóa tinh thần cũng có nhiều biến đổi.

5.Xây dựng làng nghề du lịch góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương, tạo động lực phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn ở Vạn Phúc

Một hệ quả tất yếu là khi xây dựng làng lụa Vạn Phúc thành làng nghề du lịch sẽ thúc đẩy nghề dệt phát triển, thúc đẩy kinh tế làng nghề đi lên thì kinh tế làng nghề cũng sẽ góp phần khơng nhỏ vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn.

Bên cạnh đó, do nhu cầu lưu thơng hàng hố, mức sống ngày càng cao sẽ thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng các thiết chế hạ tầng cơ sở, văn hoá - xã hội ở khu vực nông thôn như hệ thống giao thông sẽ được đầu tư nâng cấp, đường làng được bê tơng hố, phát triển mạng điện lưới quốc gia, điện thoại… Sau hai năm xây dựng điểm du lịch làng nghề, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mỗi tháng làng nghề đã thu hút từ 3.000 đến 5.000 khách tham quan, mua hàng và giao dịch thương mại. Ngoài việc làm thay đổi cán cân kinh tế của làng nghề, xây dựng làng nghề du lịch cịn góp phần làm cho bộ mặt nơng thơn văn minh hơn. Nhờ nghề dệt lụa phát triển, nhà nhà ở làng Vạn Phúc dựng xây cơ nghiệp. Làng Vạn Phúc giờ khang trang, đẹp như thành phố. Những ngôi nhà cao tầng mọc lên san sát. Khơng khí nhộn nhịp, tấp nập có thể cảm nhận ngay từ khi du khách đặt bước chân đầu tiên đến đầu làng, vừa ngắm nhìn những cửa hiệu san sát, bày bán những những súc lụa đầy màu sắc, vừa nghe rộn rã tiếng thoi đưa.

Khái quát chương 1: Chính sự tinh tế, độc đáo trên mỗi nét hoa văn

mềm mại, mang đậm màu sắc văn hóa dân gian, thể hiện được những tinh hoa nghệ thuật, những phong tục tập quán, những ước mơ và cuộc sống bình dị của người dân làng nghề gửi gắm trong sản phẩm của mình, cộng với một truyền thống lâu đời, một mơi trường văn hóa và tự nhiên phong phú, đa dạng đã đưa làng Vạn Phúc trở thành một tâm điểm thu hút du khách khắp nơi khơng chỉ ở Việt Nam mà cịn cả khách du lịch quốc tế. Giờ đây, Vạn Phúc đã trở thành tiềm năng du lịch lớn của Việt Nam, điều này khơng chỉ đóng vai trị quan trọng trong việc quảng bá sản phẩm lụa Việt Nam mà cụ thể ở đây là lụa Vạn Phúc trên thị trường quốc tế, mà cịn góp phần thúc đẩy các hoạt động xuất khẩu, phát triển kinh tế, tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân, tạo sự phát triển bền vững cho làng nghề Vạn Phúc.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH DOANH VÀ DU LỊCH TẠI LÀNG LỤA VẠN PHÚC

I. HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH DOANH CỦA LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG

1.Mặt hàng truyền thống

1.1.Các sản phẩm chính

Chiếu Nga Sơn, Gạch Bát Tràng Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đơng

Câu ca, câu thơ trên có lẽ bất cứ người Việt Nam nào cũng thuộc, cũng thích, đã phản ánh một vùng dệt tơ lụa thủ công lâu đời và lừng danh của nước ta, mà sản phẩm ở nơi đây đã nổi tiếng khắp trong nước cũng như trên thị trường quốc tế: Tơ lụa Vạn Phúc - Hà Đơng. Đó là những mặt hàng dệt thủ công bằng tơ tằm, rất đặc sắc và độc đáo, tiêu biểu nhất trong số những hàng dệt bằng tơ sợi ở Việt Nam, rất phong phú về chủng loại, màu sắc và kiểu dáng. Chỉ riêng làng dệt Vạn Phúc (Hà Đông cũ), một trung tâm dệt thủ công lớn và nổi tiếng nhất trong cả nước đã từng làm ra tới 70 thứ hàng the, lụa, đũi, gấm, lĩnh, vải... Tùy theo yêu cầu của thị trường mạnh thứ nào mà người thợ ở đây cho ra thứ hàng đó kịp thời. Dưới đây là một số mặt hàng chủ yếu và độc đáo nhất được sản xuất ở Vạn Phúc:

Gấm: là loại mặt hàng dệt dày (nền dày), có nhiều màu sắc khác

nhau, gấm có nhiều loại như gấm lam, gấm hồng cánh chấu, gấm đỏ, gấm vàng… Hoa trên gấm thường có màu tươi rực rỡ, được dệt cài nổi, tựa như thêu chỉ các màu rất khéo trên nên sa tanh. Một tấm gấm có nhiều màu phổ biến là năm hay bảy màu, gọi là gấm ngũ hay gấm nhất thể. Sợi ngang dọc mỗi tấm gấm đều nhuộm theo đúng gam màu đã định trước. Sợi dọc tạo nền chìm ở dưới, sợi ngang tạo hoa nổi lên trên mặt phải tấm gấm. Khi ánh sáng dọi vào, tùy độ ánh sáng trời hay đèn, tùy ở mỗi góc nhìn, mặt hoa gấm sẽ phản chiếu và do đó đã tạo nên sắc độ khác nhau, trơng lóng lánh

và sinh động. Gấm là loại mặt hàng quý nhất, khó làm nhất trong các loại tơ lụa. Người ta coi gấm là “bà chúa” của các loại hàng tơ lụa. Người thợ dệt gấm phải đạt tới tay nghề rất cao, kỹ thuật điêu luyện, tinh sảo và có đầu óc thẩm mỹ tuyệt vời. Xưa nay chỉ có rất ít nghệ nhân biết dệt gấm. Theo truyền tụng dân gian, dưới thời Lê, chỉ có làng Vạn Phúc là nơi duy nhất dệt gấm. Trong các loại gấm, nổi tiếng nhất và pha chút bí truyền phải kể đến chữ “Thọ”. Từ thời vua Tự Đức, cùng với sản vật quý hiếm từ miền Bắc, theo đường biển vào Thuận An (Huế) tiến vua, bao giờ cũng phải có gấm Vạn Phúc. Gấm màu vàng – màu của đế vương chỉ dành riêng cho vua và các vương triều. Dân thường chỉ được mặc gấm đỏ. Gấm Vạn Phúc cũng là món vật q khơng thể thiếu trong lễ mừng thượng thọ. Bây giờ, gấm vẫn được dệt ở Vạn Phúc, mẫu mã cũng nhiều và chất lượng rất cao do có cơng nghệ dệt ngày càng phát triển. Nhưng mặt hàng tiêu thụ khơng nhanh do nhu cầu sử dụng ít. Song nó vẫn là sản phẩm đáng tự hào của người thợ dệt Vạn Phúc.

Vân: là mặt hàng lụa mỏng có hoa nổi hoa chìm. Hoa nổi trên mặt

lụa thì bóng mịn. cịn hoa chìm soi lên ánh sáng mới thấy được. Vân là sản phẩm tơ lụa rất nổi tiếng, còn gọi là lụa Vân được nhiều người ưa dùng nhất. Chỉ có thợ Vạn Phúc dệt Vân giỏi nhất trong nước, cho nên ca dao có câu:

“The La, lụa Vạn, vải Canh Nhanh tay đi bán, ai sành thì mua”

(ca dao)

Đó là để chỉ các làng dệt với từng sản phẩm đẹp có tiếng: làng La (nay là La Khê, La Cả) dệt the, làng Vạn (tức Vạn Phúc) dệt lụa, làng Canh (nay là Canh Diễn) dệt vải bằng sợi bóng. Lụa Vạn ở đây chính là lụa Vân. Tơ sợi để dệt lụa Vân phải là tơ từ kén nẩy. Dệt lụa Vân phải là người tinh tế, nhưng mặc lụa Vân còn phải là người tinh tế hơn. Không chỉ mặc, giặt lụa Vân cũng phải cầu kỳ. Lụa Vân không thể giặt bằng xà bông. Lụa Vân

phải vị bằng tay, khơng được vắt khơ, treo lên cho ráo nước, se mặt mới đem là.

Lụa: bao gồm các loại lụa trơn, lụa hoa. Đó là mặt hàng dệt theo

kiểu “long mốt”, mặt lụa rất mịn màng, óng ả. Khổ rộng tấm lụa vừa phải, thường là 1m15 bây giờ và trước kia là 40m cho nên việc cắt may thuận lợi. Ngày nay, do phải nắm bắt nhu cầu tiêu dùng hàng ngày nên mặt hàng lụa được thay đổi mẫu liên tục, vô cùng phong phú. Và cũng để phù hợp với chi tiêu của người tiêu dùng, bên cạnh kiểu dáng đẹp luôn thay đổi, lụa Vạn Phúc được pha thêm chất liệu khác để giảm giá thành xuống cho phù hợp mà vẫn đảm bảo chất lượng so với giá thành. Riêng mặt hàng lụa có rất nhiều loại đang được sản xuất và bày bán như: lụa sa tanh tơ tằm, lụa 100% tơ tằm, lụa pha kim tuyến….

The, sa, xuyến, băng, quế: Các loại sản phẩm này đều có đặc điểm

chung là dệt thủng. Trên mặt tấm the, sa, xuyến, hay băng quế đều có lỗ thủng nhỏ rất đẹp. Nhưng chúng khác nhau ở cách bố cục sợi ngang, sợi dọc không giống nhau. Lỗ dệt thủng giữa các loại này khác nhau về kích thước và độ thưa dày. Kỹ thuật dệt như thế vừa tạo ra các loại hàng dệt khác nhau, vừa tăng thêm tính thẩm mỹ của từng loại hàng tơ lụa, có khả năng thỏa mãn sở thích, thị hiếu đa dạng của người tiêu dùng.

Lĩnh, đoạn, sa tanh: Là các loại hàng dệt dày, số lượng sợi dọc của

các loại hàng này đều nhiều hơn lụa. Mỗi tấm lĩnh, đoạn, vóc, sa tanh có số sợi dọc quãng độc 8.000 sợi. Trong khi đó, lụa chỉ chừng 3.000 sợi dọc mỗi tấm. Khi dệt các hàng dệt dày này thì mỗi răng go có 8 hội cửi đi qua. Người thợ khi dệt phải làm sao để tạo cho sợi dọc nổi lên nhiều hơn, để mặt vải lụa bóng lống hơn. Trong các mặt hàng lụa ở Vạn Phúc, có lẽ lụa sa tanh là mặt hàng sang trọng nhất, cao cấp nhất. Cũng là tơ lụa, nhưng khi đã trở thành lụa sa tanh, bỗng trở nên cao quý đặc biệt. Lụa sa tanh có chất lấp lánh như thuỷ tinh. Hoa hướng dương, hoa triện viền quanh mặt lụa, càng làm cho lụa sa tanh trở thành quý phẩm.

Ngoài các loại kể trên, người thợ dệt Vạn Phúc trong lịch sử tơ lụa nước nhà còn dệt nhiều loại mặt hàng khác. Nhưng chỉ với chừng ấy mặt hàng, lụa Vạn Phúc có thể thỏa mãn nhu cầu may mặc và làm các hàng thủ công khác của biết bao thế hệ Việt và người nước ngồi.

Là hàng thủ cơng, lụa Vạn Phúc không thể coi nhẹ yêu cầu về thẩm mỹ, các thế hệ nghệ nhân và thợ dệt ở đây không ngừng cải tiến kỹ thuật sản xuất, mẫu mã hàng và những thủ pháp nghệ thuật. Các sản phẩm của họ ở bất cứ loại hàng nào cũng đạt tới mức hoàn mỹ. Hàng trơn thì mềm óng, khi trang nhã, có khi cịn rực rỡ, khi nổi, khi chìm những hoa văn đồ án trang trí bằng kỹ thuật sợi dọc, sợi ngang phức tạp, hay bằng nghê thuật cài

Một phần của tài liệu bai (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w