5. Kết cấu khóa luận
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả cho vay của NHTM đối với các DNN
1.4.2 Nhân tố từ phía DNNVV:
Năng lực thị trường của doanh nghiệp
Năng lực thị trường của doanh nghiệp biểu hiện khối lượng sản phẩm tiêu thụ, vị trí của doanh nghiệp trên thị trường, khả năng phát triển của lĩnh vựa mà doanh nghiệp đang hoạt động, mối quan hệ với bạn hàng và đối tác… Năng lực thị trường chi biết khả năng thích ứng của doanh nghiệp với thị trường đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Năng lực thị trường của doanh nghiệp càng cao, nhu cầu đầu tư càng lớn, rủi ro của doooanh nghiệp càng nhỏ là nhân tố nâng cao hiệu quả cho vay.
Năng lực tài chính của doanh nghiệp
Năng lực tài chính của doanh nghiệp thế hiện khối lượng vốn tự có và tỷ trộng vốn tự có trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp đang sử dụng. Quy mô và tỷ trọng
vốn tự có càng cao cho thấy tiềm lực tài chính của doanh nghiệp càng mạnh. Năng lực tài chính của doing nghiệp trong tín dụng ngắn hạn địi hỏi doanh nghiệp phải có số vốn lưu động tối thiểu cho việc duy trì hoạt động thường xuyên của tài sản cố định.
ĐIều kiện tín dụng ngắn hạn thường quy định một tỷ lệ cụ thể, tối thiểu của vốn tự có trong tổng nguồn vốn hoạt động hay tỷ lệ vốn tự có so với khối lượng vốn đi vay, tỷ lệ vốn tự có tham gia vào dự án vay vốn. Do vậy năng lực tài chính của doanh nghiệp càng cao. Khả năng đáp ứng các điều kiện tín dụng càng lớn càng góp phần vào việc nâng cao chất lượng tín dụng.
Năng lực quản lý của doanh nghiệp
Sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào năng lực quản lý. Năng lực quản lý thể hiện ở việc tổ chức hệ thống hạch toán kế toán và quản lý tài chính phù hợp với những quy định của pháp luật. Một doanh nghiệp có nguồn vốn dồi dào nhưng năng lực quản lý kém có thể gây ra thất thốt vốn, sử dụng vốn khơng có hiệu quả… tức là khoản tín dụng mà ngân hàng đã cung cấp cho doanh nghiệp có hiệu quả thấp. Do vậy khi đưa ra quyết định cho vay ngân hàng phải xem xét tới năng lực quản lý của doanh nghiệp.
Năng lực sản xuất của doanh nghiệp
Năng lực sản xuất của doanh nghiệp thể hiện ở quy mơ, năng suất, quy trình sản xuất, tổ chức bán hàng… nghiên cứu năng lực sản xuất của doanh nghiệp giúp ngân hàng đánh giá được khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường về chất lượng, giá cả, khả năng sinh lời và khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Biểu hiện cụ thể và rõ nét nhất của năng lực sản xuất là doanh nghiệp phải sản xuất ổn định và có lãi điều đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp trả nợ gốc và lãi ngắn hạn cho ngân hàng theo đúng quy định trong hợp đồng tín dụng, đảm bảo hiệu quả cho vay.
Quyền sở hữu tài sản và khả năng đáp ứng các biện pháp đảm bảo
Khả năng đáp ứng các điều kiện tín dụng của doing nghiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng. Bởi vì nếu khách hàng khơng đáp ứng
khối lượng cho vay ngắn hạn của ngân hàng nhưng không ảnh hưởng tời hiệu quả của khoản vay. Mặt khác khi khách hàng gặp rủi ro thì ngân hàng có thể thu hồi được phần nào vốn nhờ thanh lý tài sản đảm bảo. Tuy nhiên đó chỉ là tình thế bắt buộc, không ngân hàng nào muốn thu hồi nợ thông qua tài sản đảm bảo. Nhờ có tài sản đảm bảo mà ngân hàng có thể mà ngân hàng có thể hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả cho vay.
Từ những yếu tố trên đặt ra cho các ngân hàng phải lựa chọn khách hàng để đầu tư, phải kiểm tra, thẩm định trước khi cho vay, giám sát chặt chẽ q trình sử dụng vốn vay, có vậy mới đảm bảo chất lượng tín dụng.